Sắt là dưỡng chất quan trọng, đặc biệt với người bị thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung sắt hằng ngày giúp cơ thể tái tạo hồng cầu và luôn khoẻ mạnh. Vậy liệu uống thuốc sắt có tăng cân không? Thông qua bài viết dưới đây, Ferrolip sẽ trả lời giúp bạn!
Uống thuốc sắt có tăng cân không?
Thực chất, bổ sung chất sắt không gây tăng cân. Tuy nhiên, nhiều người tăng cân khi dùng sắt là do:
Cơ thể tăng cường chuyển hoá gây tăng cân sau uống sắt
Sắt có thể tham gia hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất thông qua việc kích hoạt hormon tuyến giáp. Bổ sung đầy đủ sắt hàng ngày sẽ giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Nhờ đó quá trình chuyển hóa diễn ra “trơn mượt” hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy với người gầy gò do thiếu sắt có thể tăng cân trở lại.
Tăng cường hệ thống miễn dịch khi bổ sung sắt
Bên cạnh cải thiện tình trạng thiếu máu, sắt cũng giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật, nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì tăng cân là điều dễ hiểu.
Nồng độ ferritin máu tăng khi uống sắt
Ferritin là một loại protein trong cơ thể có chức năng dự trữ sắt. Chúng thường được tích trữ trong gan, lách hoặc tủy xương. Khi bổ sung sắt, nồng độ ferritin trong cơ thể cũng được tăng lên. Trong một số nghiên cứu cho thấy, khi ferritin huyết thanh tăng lên có thể khiến lượng mỡ tích trữ vùng bụng tăng lên.
Cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt thường gặp các triệu chứng như người gầy gò, xanh xao, trí nhớ kém, khó tập trung, khó thở, hoa mắt chóng mặt,… Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, không muốn ăn dẫn đến cân nặng sụt giảm.
Chất sắt bổ sung có thể khắc phục được các dấu hiệu của thiếu sắt. Nhờ đó người thiếu máu sẽ được cải thiện đáng kể sức khỏe. Người bệnh khỏe khoắn hơn, bớt mệt mỏi và ăn uống ngon miệng hơn. Cuộc sống tinh thần và thể chất được cải thiện nên dễ dàng tăng cân hơn [1]Can Iron Supplements Make You Gain Weight? Ngày truy cập: 24/2/2023. https://www.livestrong.com/article/482813-can-taking-iron-supplements-make-you-gain-weight/.
Bổ sung sắt phù hợp hoặc không phù hợp
Khi lựa chọn thuốc sắt, bạn cần chú ý chọn loại sắt phù hợp với cơ địa bản thân. Nếu thuốc sắt phù hợp với bản thân thì gây tăng cân là điều dễ hiểu. Ngược lại, tăng cân kèm các dấu hiệu bất thường cũng có thể là tác dụng không mong muốn khi bổ sung sai loại sắt.
Nguyên nhân khác
Ở đây bạn tăng cân có thể do các yếu tố khách quan mà không phải do loại sắt mà bạn đang dùng. Ví dụ việc sử dụng cùng các loại thuốc khác không đúng cách cũng có thể gây tăng cân.
Một số bà bầu có thắc mắc uống sắt có gây tăng cân không? Tăng cân có thể do lối sống sinh hoạt không khoa học. Nếu bạn thường xuyên ăn tối muộn, ít vận động hoặc hay ăn thức ăn nhiều dầu mỡ,… thì tỷ lệ tăng cân rất cao.
Do đó, khi bổ sung sắt, cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao dẫn đến dễ tăng cân hơn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
4 tác dụng phụ khi bổ sung sắt sai cách
Sắt là dưỡng chất quan trọng nhưng cơ thể khó hấp thu. Vì vậy nếu không bổ sung sắt đúng cách, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ, cụ thể như [2]What Are the Side Effects of Taking Iron Tablets? Ngày truy cập: 24/2/2023. https://www.medicinenet.com/what_are_the_side_effects_of_taking_iron_tablets/article.htm”
Táo bón
Nếu dùng sắt không theo chỉ định của chuyên gia có thể gây áp lực lên đường tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là táo bón, phân có màu đen hoặc màu xanh. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần lựa chọn loại sắt phù hợp và dùng đúng liều.
Nóng trong
Uống sắt có nóng không? Khi lượng sắt trong cơ thể không được hấp thu hết sẽ gây dư thừa và tồn đọng lại. Điều này vô tình làm cho cơ thể đối diện với tình trạng nóng trong. Cơ thể có thể bị nổi mụn, luôn trong tình trạng nóng nực, bức bối khó chịu,…
Kích ứng dạ dày
Trường hợp này thường xảy ra nếu bạn có tiền sử bệnh dạ dày hoặc dạ dày nhạy cảm. Nếu uống sắt vào lúc đói, dạ dày có thể co thắt gây đau hoặc khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Ngoài ra, sắt không được khuyến khích dùng khi ăn no. Bởi sắt có thể liên kết với các chất có trong thức ăn thành những phức hợp khó tiêu hóa. Những hợp chất này lắng đọng trong dạ dày gây đau, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn.
Phản ứng dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với chất sắt hoặc dùng quá liều cho phép, cơ thể dễ xuất hiện phản ứng dị ứng. Triệu chứng điển hình như nổi mề đay, khó thở, tức ngực, tay chân phù nề, gan bị tổn thương,… Đây là tác dụng phụ nghiêm trọng, nếu gặp phải, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý sớm.
Bổ sung sắt đúng chuẩn, hấp thu tối ưu
Để tối ưu hiệu quả sử dụng sắt hoặc giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, bạn cần tìm hiểu cách lựa chọn và dùng sắt. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Lựa chọn sắt hấp thu tốt nhất, ít tác dụng phụ
Việc quan trọng nhất bạn cần chú ý đó là lựa chọn loại sắt phù hợp. Bạn nên ưu tiên những sắt dễ hấp thu, ít tác dụng phụ. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại sắt chính: Sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt hữu có hấp thu tốt hơn, ít gây lắng đọng tại ruột và mùi vị dễ uống hơn sắt vô cơ. Vì vậy loại sắt này được sử dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, một loại sắt hiện đại mới được ra đời. Đó là sắt sinh học Ferrolip. Loại sắt này sử dụng màng liposome để bao bọc nhân sắt, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt tốt hơn 4,7 lần so với sắt hữu cơ. Ngoài ra, sắt Ferrolip có nhiều điểm ưu việt khác như:
- Công nghệ liposome có khả năng vận chuyển lý tưởng, giúp giải phóng hoạt chất vào đúng vị trí mong muốn trong cơ thể.
- Sắt trong Ferrolip được bao phủ bởi lớp màng liposome. Nhờ đó sản phẩm che dấu được mùi vị kim loại khó chịu. Sắt sinh học Ferrolip có hương chanh thơm ngon, không hề để lại dư vị kim loại khi sử dụng.
- Dạng buccal có thể uống trực tiếp mà không cần dùng nước.
Sắt sinh học Ferrolip được coi là loại sắt lý tưởng, khắc phục nhiều nhược điểm của loại sắt trước đây. Vì vậy sản phẩm này được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Thời gian uống tốt nhất
Cơ thể hấp thu sắt tốt nhất khi dạ dày rỗng. Vì vậy bạn nên uống sắt trước khi ăn khoảng 30 phút. Tuy nhiên, nếu dạ dày kém hoặc nhạy cảm thì sắt nên được uống sau bữa ăn khoảng 30 phút [3]Taking iron supplements. Ngày truy cập: 24/2/2023. https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm.
Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu sắt
Mỗi ngày cơ thể cần từ 10 – 60mg sắt, tùy từng độ tuổi, giới tính và cơ địa. Bên cạnh sử dụng sắt từ thực phẩm bổ sung, bạn nên kết hợp bổ sung ăn thức ăn giàu sắt, ví dụ:
- Các loại động vật có vỏ: Ốc, hến, trai,… không chỉ là hải sản thơm ngon mà còn chứa lượng sắt lý tưởng cho người thiếu sắt.
- Gan và các loại nội tạng động vật: Thận, não hoặc tim chứa nhiều sắt. Ngoài ra chúng cũng giàu vitamin B, đồng,… rất tốt để bồi bổ cơ thể.
- Các loại hạt họ đậu: Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đỏ chứa lượng lớn chất sắt và các chất dinh dưỡng khác như folate, kali, magie,…
- Thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò, cừu,… chứa nhiều sắt và một số loại vitamin B, kẽm, protein,…
- Hạt bí ngô: Trong bí ngô không chỉ có sắt mà còn là nguồn cùng cấp magie, vitamin K hoặc kẽm rất tốt cho cơ thể.
- Rau bina: Loại rau này được biết đến với lượng vitamin C lớn. Không chỉ vậy chúng còn chứa nhiều sắt vì vậy rất thích hợp để bồi bổ chất sắt cho cơ thể.
- Bông cải xanh: Giống như rau bina, bông cải xanh cũng chứa nhiều sắt và vitamin C. Nhờ đó lượng sắt trong bông cải xanh rất dễ để cơ thể hấp thu.
- Sô cô la đen: Không chỉ là loại đồ ngọt được vô số người yêu thích, sô cô la đen còn chứa một lượng nhỏ sắt, hỗ trợ cung cấp sắt cho cơ thể.
- Cá: Cá là món ăn quá quen thuộc với bếp người Việt. Đặc biệt cá ngừ giàu sắt, omega 3, selen, vitamin B12,… nên thường được người thiếu sắt dùng để bồi bổ.
Uống cùng vitamin C
Các chuyên gia luôn khuyến khích dùng sắt và vitamin C cùng lúc. Bởi vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, giúp việc dùng sắt được hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin C cũng giảm đáng kể tác dụng phụ của sắt trên đường tiêu hóa [4]Interaction of vitamin C and iron. Ngày truy cập: 24/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6940487/.
Những lưu ý khác
Ngoài những chú ý trên, bạn cũng nên tránh sử dụng sắt cùng canxi. Canxi có thể cạnh tranh và làm giảm khả năng hấp thu của sắt. Vì vậy bạn nên dùng sắt cách canxi ít nhất 2 giờ để không gây dư thừa chất sắt.
Cuối cùng, với những người đau dạ dày không nên uống sắt lúc đói. Sắt có thể gây kích ứng hoặc các tác dụng phụ khác trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, táo bón,…
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc “Uống thuốc sắt có tăng cân không?”. Nếu bạn quan tâm đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!