Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được

Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Video blog tắc ngâm đường

Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm mật ong để giảm nhẹ triệu chứng. Vậy cách làm tắc ngâm đường phèn, tắc ngâm mật ong được thực hiện như thế nào?

Quả tắc (miền Bắc gọi là quất) là một loại trái cây thường được dùng để làm mứt, pha nước giải khát, làm gia vị… Tắc ngâm đường phèn là thức uống vô cùng thơm mát, tốt cho sức khỏe như trị ho, giúp dịu cổ họng, giải cảm, giải khát rất thông dụng. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ mách bạn 2 cách làm tắc ngâm đường phèn đơn giản, ai cũng làm được.

Tắc ngâm đường phèn có những công dụng gì?

Trước khi tìm hiểu cách làm cách ngâm tắc đường phèn được thực hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về tắc ngâm đường phèn là gì và công dụng của nó.

1. Tắc ngâm đường phèn là gì?

Tắc ngâm đường phèn là một “vị thuốc” thảo dược có hương vị chua ngọt, thanh mát, rất dễ uống và vô cùng quen thuộc với nhiều người.

Theo y học cổ truyền, quả tắc vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, làm hết khát và có lợi cho tạng phế), giảm ho, tiêu đờm…. Bên cạnh đó, đường phèn vị ngọt tính bình có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Đường phèn được dùng kết hợp với một số vị thảo dược điều trị các trường hợp như viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu. Mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận táo, giảm đau, giải độc, thường được dùng để bổ dưỡng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

Tham Khảo Thêm:  Tròn mắt với 4 tác dụng của hoa chuối cho bà bầu

2. Tác dụng của tắc ngâm đường phèn

Theo nhiều bà nội trợ chia sẻ, ngoài tác dụng tắc ngâm đường phèn trị ho cho bé, “vị thuốc” thảo dược này còn đem lại những công dụng rất tốt sau:

  • Giải khát: Tắc ngâm đường phèn có vị chua ngọt, thanh mát, có mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp cơ thể đào thải độc tố và thanh nhiệt, giải khát hiệu quả.
  • Trị ho, giảm đau họng: Tắc có vị chua, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau họng hiệu quả. Đường phèn có vị ngọt thanh. Sự kết hợp giữa tắc và đường phèn giúp giảm ho, giảm đau họng nhanh chóng.
  • Tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C cao (43,9 mg vitamin C/100g quả tắc) trong quả tắc có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm viêm giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Các tác dụng khác:
    • Tắc chứa lượng chất xơ tương dồi dào (6,5g chất xơ/100g tắc) giúp cải thiện hệ tiêu hóa
    • Tắc chứa tinh dầu có tính kháng khuẩn
    • Giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng stress oxy hóa, giúp giảm viêm, tốt cho da
    • Là nguồn cung cấp kali dồi dào, với khoảng 186 mg/100g quả tắc.

2 cách làm tắc ngâm đường phèn trị ho, giải khát đơn giản ai cũng làm được

cách làm tắc ngâm đường phèn

1. Cách ngâm tắc đường phèn

Với cách làm tắc ngâm đường phèn trị ho cho bé này, bạn cần thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Quả tắc: 400 g
  • Đường phèn: 250g
  • Muối hạt: 1 thìa
  • Hũ thủy tinh miệng rộng dung tích 2 lít, có nắp đậy: 1 hũ
  • Đĩa thủy tinh nhỏ đường kính nhỏ hơn miệng hũ thủy tinh: 1 cái (nếu có)
Tham Khảo Thêm:  Thốt nốt giúp giải nhiệt và có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe

Cách ngâm tắc đường phèn

cách làm tắc ngâm đường phèn

Sơ chế

  • Rửa tắc dưới vòi nước sạch, rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, vớt ra hong cho khô.
  • Sau khi tắc đã khô, dùng dao lưỡi mỏng và sắc cắt làm đôi cho đến hết.
  • Vắt nước cốt tắc vào chén, vớt bỏ phần hạt tắc.
  • Phần vỏ tắc, cắt nhỏ.
  • Đường phèn giã nhỏ cỡ như hạt đậu phộng cho đường nhanh tan. Nếu dùng đường phèn vụn, bạn không cần thực hiện bước này.
  • Hũ thủy tinh và đĩa thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, hong khô.

Cách ngâm tắc đường phèn

  • Cho phần vỏ tắc đã thái nhỏ vào hũ, cứ 1 lớp vỏ tắc thì rải lên 1 lớp đường phèn. Cách làm tắc ngâm đường phèn không bị đắng là bạn cần chia phần vỏ tắc và đường phèn sao cho lớp đường ở trên cùng.
  • Đổ phần nước cốt tắc vào hũ, dùng đĩa thủy tinh chèn lên trên để tắc không nổi trên dung dịch đường và nước cốt tắc, tránh mốc.
  • Đậy kín nắp, để ở nơi thoáng mát trong khoảng 7-10 ngày là dùng được. Lúc này đường phèn đã tan hết, dung dịch tắc ngâm đường phèn và phần vỏ tắc lên màu vàng nâu hổ phách đẹp mắt.

Thành phẩm

Tắc ngâm đường phèn có mùi thơm đặc trưng, vị chua chua, ngọt ngọt rất hấp dẫn dùng trị đau họng, ho, khản tiếng… rất hiệu quả.

2. Cách làm tắc ngâm đường phèn mật ong

cách làm tắc ngâm đường phèn mật ong

Cách làm tắc ngâm đường phèn mật ong cũng tương tự như cách ngâm tắc đường phèn ở trên nhưng có thêm nguyên liệu là mật ong. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Nguyên liệu

  • Quả tắc: 500g
  • Đường phèn: 250g
  • Mật ong: 200ml
  • Muối hạt: 1 thìa
  • Hũ thủy tinh miệng rộng dung tích 1.5 – 2 lít, có nắp đậy: 1 hũ

Cách làm tắc ngâm đường phèn mật ong

Sơ chế

  • Tắc, đường phèn sơ chế như ở cách ngâm tắc đường phèn ở trên.
  • Hũ thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, hong khô.

Vắt nước tắc và cắt vỏ tắc

Tiến hành như đã hướng dẫn ở cách làm tắc ngâm đường phèn không bị đắng ở trên.

Tham Khảo Thêm:  Top 10 nghề lương cao nhất thế giới – Phải đọc ngay!

Đun nước tắc, vỏ tắc, đường phèn với mật ong

  • Cho đường phèn và nước cốt tắc vào nồi, đặt lên bếp, đun tới khi đường phèn gần tan hết thì cho vỏ tắc vào, khuấy đều nhẹ tay và tiếp tục nấu.
  • Trong khi nấu cần đảo đều tay, điều chỉnh lửa để tránh bị cháy. Khi hỗn hợp sôi đều thì cho chút muối hạt vào.
  • Nấu cho đến khi hỗn hợp tắc và đường phèn sôi bùng lên, hớt hết bọt, tắt bếp cho mật ong vào khuấy nhanh và đều tay, tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội hẳn, đổ vào hũ, cất ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Thành phẩm

Tắc ngâm mật ong đường phèn không chỉ là một vị thuốc trị ho, đau họng… mà còn là thức uống giải nhiệt ngon miệng, hấp dẫn.

Cách chọn tắc tươi ngon

cách làm tắc ngâm đường phèn

Để thành phẩm tắc ngâm đường phèn đạt chuẩn, bạn cần chú ý khâu lựa chọn nguyên liệu. Cụ thể như sau:

  • Với tắc cần:
    • Lựa chọn những quả tắc đã già có màu cam hoặc xanh, vỏ quả sáng như thoa sáp, chắc, có mùi thơm đặc trưng, không bị thâm hoặc giập. Tránh những quả bị xỉn màu, nhăn nheo hoặc đổi màu.
    • Ưu tiên mua khi tắc vào mùa rộ: Mùa tắc thường rộ kể từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch hàng năm, đỉnh điểm là vào tháng 2 và 3. Việc tiêu thụ tắc trái mùa có thể gia tăng nguy cơ hấp thụ lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
  • Đường phèn: Ưu tiên đường phèn được sản xuất theo kiểu truyền thống. Tránh mua nhầm đường phèn được nấu từ đường cát công nghiệp.
  • Mật ong: Ưu tiên mật ong nguyên chất, được khai thác tự nhiên hay nuôi bán tự nhiên.

Hello Bacsi tin rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã biết cách làm tắc ngâm đường phèn mật ong đúng chuẩn để vừa có vị thuốc trừ hoa hóa đờm, vừa có món thức uống giải nhiệt mùa nắng nóng ngon miệng. Chúc bạn thành công.

[embed-health-tool-bmi]

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP