Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?

Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?

Trong quá trình chăm sóc vết thương, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, chăm sóc xử lý vết thương thì thức ăn, nước uống nạp vào cơ thể cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương. Bài viết dưới đây Nacurgo sẽ chia sẻ một số loại nước uống nên và không nên dùng khi có vết thương trên cơ thể.

☛ Tìm hiểu trước: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?

Nước uống ảnh hưởng như thế nào đến vết thương?

Các loại nước uống ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng chữa lành vết thương theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Lựa chọn tốt ảnh hưởng tích cực

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết, từ tăng cường trí não đến giảm nguy cơ suy tim mạch. Nó cũng có vai trò hỗ trợ trong các giai đoạn chữa lành vết thương. Nước giúp quá trình mang oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương nhanh chóng hơn, duy trì độ ẩm thích hợp thúc đẩy quá trình tái tạo mô giúp vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, một số loại nước ép hoa quả giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu có tác dụng rất tốt với vết thương. Đặc biệt, nước chứa vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa vết thương khỏi nhiễm trùng.

Lựa chọn tốt ảnh hưởng tích cực 1
Nước ép trái cây giàu vitamin giúp vết thương nhanh lành

Lựa chọn không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực

Khi bị thương, một số loại nước uống có thể ảnh hưởng không tốt đến sự lành lại của vết thương. Các đồ uống có cồn và chứa chất kích thích khác có thể làm chậm quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, đối với vết thương hở đang dùng kháng sinh, một số đồ uống có thể gây tương tác dẫn đến giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng độc tính trên cơ thể người.

Ví dụ, đa phần các kháng sinh hay dùng đều bị sữa làm giảm hấp thu như Penicilin V, erythromycin,… Đặc biệt, khi dùng rượu cùng thuốc chống viêm nhóm NSAID gây tăng khả năng bị viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa; dùng cùng paracetamol làm tăng nguy cơ gây nên bệnh viêm gan.

Bị vết thương không nên uống gì để vết thương mau lành?

Rượu

Một vết thương nhỏ đáng lẽ chỉ mất một hoặc hai tuần để hồi phục, giờ đây có thể mất 4 – 5 tuần nếu bệnh nhân sử dụng rượu. Rượu làm tăng chảy máu và sưng tấy mô mềm xung quanh khu vực bị thương. Việc chảy máu trong mô mềm tăng lên sẽ làm kéo dài thời gian lành lại.

Rượu 1
Nói “không” với rượu nếu bạn đang có vết thương trên cơ thể

Nguyên nhân là do rượu làm loãng máu, khiến máu chảy nhanh hơn đến vị trí bị thương dẫn tới tình trạng máu ứ lại và làm tăng sưng tấy. Lượng độc tố cũng tăng ở xung quanh vị trí bị thương, do đó sẽ làm chậm quá trình chữa lành một cách đáng kể. Máu và độc tố tăng lên làm tăng hình thành mô sẹo bên dưới bề mặt da. Sự hình thành mô sẹo đồng nghĩa với việc phục hồi mất nhiều thời gian hơn.

Bia

Bia là đồ uống có cồn được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Theo như một số nghiên cứu, uống bia với lượng nhỏ có thể mang đến lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tinh thần, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, ăn ngủ tốt,…

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng chuẩn để ngăn ngừa nám sạm, lão hóa

Tuy nhiên, nếu bạn đang có vết thương thì uống bia là điều cần tránh. Bởi nó sẽ khiến vết thương lâu lành hơn do bia làm giảm số lượng tế bào miễn dịch một cách đáng kể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc điều trị vết thương, uống cùng bia có thể gây nên những tương tác bất lợi, giảm tác dụng của thuốc điều trị hoặc hoặc làm tăng độc tính của thuốc gây nên những tác dụng không mong muốn. Người nghiện bia rượu dễ dẫn đến tình trạng mất nước, da khô khiến vết thương chậm liền. Uống bia còn làm tăng cảm giác đau do giãn mạch gây sung huyết tại vết thương.

Cà phê

Như nhiều người đã biết, cafein được tìm thấy trong cà phê, trà và nhiều loại đồ uống khác, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Cafein có thể cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ lớn tuổi và ngăn ngừa phát triển chứng mất trí nhớ.

Cà phê 1
Không uống cà phê vì sẽ làm chậm quá trình hồi phục vết thương

Cafein có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy vậy, đối với những người có vết thương hở, cafein có ảnh hưởng không tốt đến việc chữa lành vết thương. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, từ lượng đường trong cơ thể đến vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cafein hạn chế sự tăng sinh tế bào sừng và làm chậm sự di chuyển của tế bào trên bề mặt vết thương, do đó kéo dài quá trình biểu mô hóa và cản trở quá trình chữa lành vết thương.

Các loại nước ngọt có gas

Việc uống nhiều nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc bạn dung nạp vào cơ thể thêm một lượng đường đáng kể. Điều này làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Mặt khác, một số loại nước có gas có thể phá hủy thuốc và gây nên một số tác dụng không mong muốn khi dùng cùng thuốc.

Các loại nước nên uống tốt cho người bị thương

Nước lọc

Thông thường, lượng nước trong cơ thể dao động từ 60 – 70% tổng trọng lượng. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mỗi người. Đặc biệt là khi có vết thương, lượng nước đưa vào cơ thể càng cần được đảm bảo.

Nước lọc 1
Nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày

Khi cơ thể bạn không đáp ứng đủ lượng nước cần thiết, một số bất thường có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến vết thương như không đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp đến vết thương. Nếu không duy trì độ ẩm thích hợp thì các tế bào biểu mô sẽ không thể nhanh chóng bao phủ vết thương khiến nó dễ bị nhiễm trùng ngoài không khí hơn.

Mất nước là một trong những lý do phổ biến nhất khiến chức năng tế bào bị gián đoạn. Bên cạnh đó, nước hỗ trợ quá trình lưu thông máu đến vị trí bị thương để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Vì vậy, đảm bảo uống đủ ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.

Nước ép cam, chanh

Khi gặp vết thương hở, bệnh nhân thường được khuyên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C. Vì loại vitamin này là một thành phần quan trọng trong quá trình sản sinh collagen giúp tái tạo da bị tổn thương. Nó còn giúp thúc đẩy hình thành lớp da mới, tái tạo các mô tế bào, mạch máu mới cho da, giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Tham Khảo Thêm:  Quá Trình Bong Da Sau Lăn Kim Bao Lâu Thì Hết – Cách Giảm Sưng Đỏ Hiệu Quả

Bên cạnh việc bổ sung vào thực đơn các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh hay các loại trái cây như dâu tây, ớt chuông,… thì việc uống nước ép các loại trái cây họ cam quýt cũng được ưu tiên chọn lựa.

Nước ép cam, chanh 1
Nước ép cam giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch

Lưu ý, đối với bệnh nhân vừa phẫu thuật, nước cam có ảnh hưởng không tốt tới vết mổ. Trong nước cam có thành phần acid citric với hàm lượng cao dưới dạng muối citrat ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Vì vậy, những bệnh nhân vừa mới mổ, chưa hồi phục hoặc có nguy cơ viêm loét, xuất huyết thì không nên uống quá nhiều nước cam để tránh hiện tượng chảy máu tại vết thương.

Bạn nên uống 1 cốc nước cam sau ăn khoảng 1 – 2 giờ. Không nên uống ngay trước hoặc sau khi ăn có thể mang đến các bất lợi khác.

Nước nha đam

Nha đam hay lô hội được biết đến là một trong những loại thảo mộc có tác dụng chữa lành vết thương ở da hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm và sát trùng tự nhiên, nha đam giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, làm dịu và giúp vết thương mau lành. Tăng tạo collagen và chống lại vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bạn có thể nấu nước nha đam uống mỗi ngày khoảng 500ml mang lại kết quả rất tốt. Ngoài ra bạn có thể bôi trực tiếp gel nha đam lên vết thương sau khoảng 20 phút rửa lại với nước thật sạch.

Nước ép cà chua

Cà chua là trái cây chứa nhiều vitamin khác nhau như A, C, K cùng nhiều loại khoáng chất cần thiết khác góp phần tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Cà chua không chỉ giúp vết thương hồi phục nhanh mà còn ngăn ngừa xuất hiện sẹo thâm, sẹo lồi trên vết thương hở.

Nước ép cà chua 1
Nước ép cà chua giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương

Ngoài ra, trong cà chua còn chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm khác như lycopene, carotene, vitamin E, lutein,… Vì vậy, sử dụng nước ép cà chua rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành.

Để có tác dụng tốt nhất, bạn nên uống nước ép cà chua vào giữa buổi sáng hoặc buổi chiều. Uống 1 ly sau ăn 2 – 3 giờ là thời điểm tốt nhất. Không nên uống khi đang đói vì trong cà chua có chứa pectin và phenolic, khi đói sẽ dễ gây đầy bụng, nôn mửa và tuyệt đối không dùng cà chua xanh.

Nước mật ong

Mật ong đã được biết đến từ rất lâu như một chất kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên mang đến rất nhiều các tác dụng có lợi như khử trùng và làm lành vết thương một cách nhanh chóng, đồng thời giúp giảm đau và khử mùi khó chịu. Mật ong hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn và cải thiện tình trạng lở loét sau khi phẫu thuật. Có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết thương hoặc pha với nước ấm để uống.

Ngoài ra, bạn có thể pha mật ong uống cùng bột nghệ. Hoạt chất curcumin có trong nghệ làm tăng khả năng chữa lành vết thương. Cả hai hợp chất thúc đẩy sự hình thành mô hạt và giúp vết thương hồi phục với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Nước mật ong 1
Uống nước mật ong kết hợp tinh bột nghệ giúp tăng hiệu quả chống viêm, mờ sẹo

Bạn có thể pha một cốc mật ong hoặc thêm chút bột nghệ uống vào buổi sáng khi bụng còn đói giúp loại bỏ chất thải, tái tạo tế bào mới, kháng khuẩn và đẩy nhanh quá trình tái tạo collagen giúp vết thương nhanh lành.

Tham Khảo Thêm:  Giải đáp: Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng?

Nước dừa

Dừa được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Dừa cũng là một loại đồ uống lành tính có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

Trong quả dừa có các chất như monoglyceride, monolaurin,… có tác dụng chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, ameprozol có trong nước dừa cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, khi đó các vết thương có thể ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm và mưng mủ. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng nước dừa hàng ngày để giúp tái tạo làn da bị tổn thương một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nước dừa 1
Nước dừa giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương

Lưu ý, đối với trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có vết thương hở hay những người có huyết áp thấp thì không nên uống nước dừa. Một số loại thuốc có tương tác với nước dừa cũng cần được chú ý.

Sữa

Sữa là một loại thức uống giàu dưỡng chất tốt và vitamin cho cơ thể người. Những người có vết thương cũng hoàn toàn có thể sử dụng vì trong sữa chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,… giúp tái tạo máu, đẩy nhanh quá trình hình thành mô mới, vết thương nhanh chóng lành lại.

Sữa cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại tác động của vi khuẩn. Tuy vậy, với nhiều trường hợp vết thương đang điều trị bằng kháng sinh, việc dùng cùng sữa cũng nên được xem xét kỹ.

Kết hợp chăm sóc vết thương nhanh lành với bộ đôi Nacurgo

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì việc chăm sóc vết thương từ bên ngoài đúng cách là điều cực kỳ cần thiết giúp vết thương nhanh lành hơn. Một giải pháp chăm sóc vết thương hiệu quả được ưa chuộng hiện nay là bộ đôi sản phẩm Nacurgo.

Kết hợp chăm sóc vết thương nhanh lành với bộ đôi Nacurgo 1
Bộ đôi dung dịch Nacurgo thúc đẩy quá trình hồi phục gấp 3 – 5 lần thông thường!

Quá trình chăm sóc vết thương rất đơn giản với 2 bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch Nacurgo (chai xanh)

Việc đảm bảo vết thương luôn được làm sạch là giai đoạn đầu tiên của quá trình chăm sóc vết thương nhằm loại bỏ bụi bẩn và các dị vật bám dính trên miệng vết thương. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”, giúp ngăn ngừa vi khuẩn một cách triệt để. Bạn có thể sử dụng theo cách sau:

  • Tưới trực tiếp dung dịch lên miệng vết thương giúp loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn, dị vật và các tế bào da chết dính trên miệng vết thương.
  • Có thể sử dụng kết hợp cùng băng gạc lau giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng.
  • Với da mặt, không sử dụng trực tiếp dung dịch mà dùng khăn sạch hoặc gạc tẩm dung dịch lau nhẹ nhàng.
  • Nên sử dụng 1 lần/ ngày.

Bước 2: Bảo vệ và phục hồi vết thương bằng màng sinh học Nacurgo (chai vàng)

Không chỉ vậy, màng sinh học có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt một lớp dung dịch mới lên sau khoảng 4 – 5 tiếng, vết thương của bạn sẽ luôn được bảo vệ tối ưu. Mặt khác, rút ngắn thời gian cho việc chăm sóc vết thương rất nhiều thay vì băng gạc truyền thống, vết thương luôn được thông thoáng và mau lành.

Bạn có thể tham khảo các điểm bán bộ sản phẩm Nacurgo trên toàn quốc khi “BẤM VÀO ĐÂY“

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà“TẠI ĐÂY”

Tài liệu tham khảo:

https://songkhoe.medplus.vn/5-loai-nuoc-uong-tot-cho-nguoi-bi-vet-thuong-ho-mau-lanh/amp/

https://suckhoedoisong.vn/an-uong-the-nao-de-vet-thuong-mau-lanh-n119709.html

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP