Nhà văn Thạch Lam: Tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng

Nhà văn Thạch Lam: Tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng

Nhà văn Thạch Lam – Một cây bút giàu xúc cảm, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930 – 1945. Để hiểu rõ hơn về nhà văn này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về tiểu sử, sự nghiệp, cũng như những tác phẩm nổi tiếng để bạn có cái nhìn khái quát hơn về cuộc đời của nhà văn.

Đôi nét về tiểu sử nhà văn Thạch Lam

Tiểu sử nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), sau đó đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và lấy bút danh là Thạch Lam. Nguyên quán của ông là tại Hà Nội, ông sống trong một gia đình công chức gốc quan lại trong giai đoạn đất nước sa sút.

Cha của ông là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, là một người thông thạo cả chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa Sứ. Mẹ của Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả của Lê Quang Thuật, người gốc Huế, đã 3 đời làm quan võ cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam).

Ông bà Nhu sinh cả thể được 7 người con, trong đó có 6 người con trai và 1 người con gái. Trong 7 người con thì ngoài người con trai tên Tường Thụy làm công chức, tất cả những người con lại ít nhiều đều tham gia và con đường sự nghiệp văn chương. Trong số đó nổi bất nhất có Tường Tam, Tường Long và Tường Vinh (nhà văn Thạch Lam).

Tham Khảo Thêm:  Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên)

Vào năm 1918, ông Nguyễn Tường Nhu cha của nhà văn Thạch Lam mắc bạo bệnh và qua đời. Kể từ đó, một mình mẹ phải mua bán tần tảo để nuôi một người mẹ chồng và 7 đứa con.

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu. Cho đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy đã học xong ra trường và về dạy học ở Thái Bình, mẹ ông quyết định đưa cả nhà về Thái Bình sinh sống.

Nhưng sống ở đây được 1 năm, làm vẫn không nuôi đủ mấy miệng ăn, mẹ ông lại quyết định dẫn các con về Hà Nội ở nhà thuê và sinh sống ở đây.

Nhiều năm sau đó, Thạch Lam thi đỗ vào trường Cao Đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng sau đó một thời gian ông chuyển vào trường trung học Sarraut để học thi Tú tài.

Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam

Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển về làm báo với 2 người anh trai. Những buổi đầu, nhà văn Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của văn đoàn này. Đến năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

Khoảng năm 1935, khác với các anh trai là đều lấy vợ qua mai mối và được bố mẹ chấp nhận mới cưới, còn Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân. Năm 1935 ông lấy vợ và được người chị là Nguyễn Thị Thế nhường lại cho căn nhà nhỏ ở tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây.

Tham Khảo Thêm:  Tên gọi “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” ra đời như thế nào?                                                                                               

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. Cuốn Hà Nội ba sáu phố phường được nhà văn Thạch Lam miêu tả lại có trong đó hương vị đậm đà của quê hương, nhưng cũng vô cùng gợi cảm.

Ngày 27/06/1942, nhà văn Thạch Lam ra đi khi mới ở độ tuổi 32 vì mắc phải căn bệnh lao phổi. Ông ra đi, để lại người vợ trẻ và 3 người con trong gia cảnh nghèo khó.

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam

Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách, một số những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến như:

  • Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);
  • Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);
  • Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);
  • Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);
  • Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1942);
  • Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);
  • Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);
Tham Khảo Thêm:  Catot là gì? Anot là gì? Phân biệt Cathode & Anode (2023)

Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như Chị Dậu của Ngô Tất Tố,… Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong tâm hồn của hộ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam ta thấy được sự yêu thương và quý trong con người với nhau hơn và cũng chính từ đó tác cảm thấy được sự thương cảm trong mỗi một con người.

Nhà văn Thạch Lam – Một cây bút giàu xúc cảm, qua những dòng thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp, cũng như những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn này.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP