Tại bàn vong linh có cúng 3 chén cơm, đồ ăn, hương hoa trà quả. Cơm gồm một chén giữa đầy cúng cho vong linh người mới chết, hai chén hai bên thì hơi lưng để hai bên, biểu hiện hai bên vai giác, kiến cho những người hầu cận vong linh thầy cúng gọi là Tả mạng thần quang, Hữu mạng thần quang. Có nơi cúng 3 chén, có nơi cúng 6 chén, không nên để 5 chén là sai.
Ý nghĩa chén cơm ở giữa có cắm đôi đũa, hai chén cơm hai bên mỗi chén một chiếc đũa là cúng cơm cho vong linh mới ăn. Tuy nhiên, nếu hai bên để mỗi nơi một đôi đũa nữa thì các cô hồn sẽ đến dành giựt, vong mới không được ăn, nên có thành ngữ “ma cũ ăn hiếp ma mới” là vậy. Theo đó, cúng thì nghi thức này không phải của Phật giáo, mà chỉ làm theo tục lệ tín ngưỡng dân gian từ xa xưa lưu truyền lại.
Cúng cơm cho người đã mất có ăn được không?
Ý nghĩa cúng 3 chén cơm chén giữa đầy dành cúng cho vong linh mới chết, có cắm một đôi đũa. Hai chén hai bên có cắm mỗi chén một chiếc đũa dành cho người giữ vong linh ăn chậm hơn vong linh chánh, nếu không thì vong linh chánh sẽ bị dành giựt, ăn không kịp. Đây cũng là tục lệ văn hóa vùng, tục cúng kiến riêng tại các địa phương trong dân gian Trung quốc có ảnh hưởng đến tục lệ Việt Nam (theo Đại Đức Thạc sĩ Thích Thiện Huy các tục lệ trên chỉ có truyền khẩu trong dân gian, xưa bày nay vẽ chứ không có trong nhà Phật)
Theo tục miền Trung trên nóc áo quan bày một bát cơm úp, cắm một chiếc đũa vót cho sơ ra như gai nhọn (có nơi gọi là chiếc đũa bông), một quả trứng luộc, ba nén hương. Bát cơm, quả trứng, có thể là bữa ăn để linh hồn người chết khỏi trở thành ma đói. Nhưng chiếc đũa có gai nhọn thì chắc chắn không phải là để dùng ăn cơm. Không ai có thể ăn với một chiếc đũa như thế. Chiếc đũa bông nhiều gai nhọn có ý nghĩa không cho giặc cướp lấy cơm của người chết và trừ ma quỷ hiếp đáp vong linh (Phong tục tang ma – Nguyễn Dư).
Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp
Đến ngày động quan, thầy cúng kêu làm lại chén cơm có để trứng gà luộc mới, một đôi đũa bông, chén cơm mới để lại trên nắp áo quan, đến khi đem ra huyệt chôn cất xong, thầy cúng hướng dẫn để chén cơm, trứng luộc, đôi đũa bông trên nấm mộ, nhiều nơi còn đặt thêm mớ bùi nhùi. Tục này mang ý nghĩa chúc tụng: “mớ bùi nhùi tượng trưng cho thế giới hỗn mang; trong hỗn mang hình thành nên thái cực (bát cơm); thái cực sanh ra lưỡng nghi (đôi đũa). Có lưỡng nghi (âm dương) là có sự sống (quả trứng)”.
Về thầy cúng, xưa chỉ một, nay có rất nhiều thầy dự có tổ chức thành Ban gọi là Ban kinh sư từ 4 đến 6, hoặc 8 vị có trách nhiệm điều hành đám tang. Ban Kinh sư hướng dẫn như thế nào làm như thế nấy, thầy cúng khi lãnh đám tang có trách nhiệm cúng cơm vào buổi sáng, trưa, chiều, có nơi cúng trưa và chiều.
Tu sĩ Phật giáo, người xuất gia, Sa môn viên tịch chỉ cúng cơm ngọ thời, không cúng cơm chiều.