Rau cần là loại rau có mùi vị đặc biệt thường hay góp mặt trong món lẩu như loại rau ăn kèm. Trong đó cả rau cần ta và rau cần tây đều đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu xem trong bài viết này, bạn nhé!
1. Giới thiệu về rau cần
Một trong những món rau có lợi nhất là vào mùa đông được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đó chính là rau cần. Tuy chúng vị không đậm đà như một số loại rau khác, nhưng đây là loại rau mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người cao huyết áp, tiểu đường.
Rau cần có hai loại là rau cần nước (hay còn gọi là cần ta) và rau cần tây (hay còn gọi là cần cạn).
Cần ta mọc ở những nơi ẩm ướt và có nước như ruộng nước. Còn cần tây mọc ở trên cạn. Hai loại cần này có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Bài viết dưới sẽ tìm hiểu rõ hơn về từng loại.
2. Sự khác nhau giữa cần ta và cần tây
Đều thuộc họ cần nhưng cần tây và cần ta có những đặc điểm sinh trưởng và thành phần dinh dưỡng rất khác nhau, chính vì vậy mà công dụng đối với sức khỏe cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu về công dụng của từng loại cần trong nội dung sau.
2.1 Rau cần ta
2.1.1 Đặc điểm
Rau cần ta còn có tên gọi thân thuộc như rau cần nước, cần cơm, cần ống. Rau cần ta thuộc họ thân thảo, cao từ 20-60cm. Phần thân xốp mềm, có màu xanh nhạt và gồm nhiều đốt, lá mọc ra từ phần thân giữa các đốt.
Lá cần ta màu xanh đậm mọc so le và gồm nhiều thùy, mép lá có hình răng cưa. Bẹ lá to và ôm vào phần thân, phần cuống lá dài 3-8cm. Từ các kẽ lá có thể phát triển những nhánh con, những nhánh con này có thể hình thành cây mới. Thân cần có thể mọc bò dài trong bùn và bén rễ ở những mấu.
Rau cần ra hoa và dịp tháng 4 đến tháng 6, sau đó sẽ hình thành quả, quả của rau cần có hình trụ thuôn dài và có 4 cạnh lồi.
2.1.2 Phân bố
Rau cần có nguồn gốc ở khu vực Đông Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…Rau cần được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu.
Chúng phát triển tốt ở khu vực khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, đặc biệt là những nơi nhiều bùn và nước như: sông, hồ, ao, ruộng,..
Rau cần là loại cây sinh sản vô tính, cây con được phát triển bằng cách đâm chồi từ kẽ lá.
>>> Bạn đã biết: Rau chân vịt là gì? Ăn rau chân vịt có tác dụng thế nào đối với sức khỏe?
2.1.3 Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cần ta đều được tận dụng làm dược liệu chữa bệnh, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng.
2.1.4 Thành phần hoá học
Theo như nghiên cứu, trong rau cần ta có các thành phần dinh dưỡng như:
- Tinh dầu 0,0066%
- Tro 1,4%
- Protein 1,51 %
- Chất béo 0,28%
- Carb 2,47%
- Ngoài ra còn chứa các dưỡng chất như Canxi, đạm, photpho, axit hữu cơ và các loại vitamin.
2.1.5 Tác dụng của cần ta
Rau cần ta mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như:
– Công dụng chống viêm gan B: theo nghiên cứu khoa học trong cần ta có chứa hoạt chất giúp ức chế sự phát triển của virus viêm gan B. Bên cạnh đó, các dẫn chất phenol trong rau cần cũng giúp ngăn ngừa gan khỏi những tổn thương liên quan đến xơ gan, gan nhiễm mỡ đã được nghiên cứu trên chuột.
– Giúp hạ đường huyết: rau cần có chứa hợp chất giúp giải phóng insulin từ tế bào beta nhờ vậy giúp hạ đường huyết.
– Giúp phòng chống ung thư: theo như nghiên cứu khoa học, trong các loại rau giàu chất diệp lục, vitamin C, vitamin E đóng vai trò đáng kể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Cụ thể, trong rau cần chứa hoạt động chống oxy hóa, chống độc, ức chế sự hình thành các tác nhân gây ung thư.
Ngoài ra rau cần còn mang lại một số công dụng như: kháng viêm, tăng cường miễn dịch, long đờm – giảm ho.
Trong y học cổ truyền, cần ta được sử dụng để thanh nhiệt, lợi tiểu, trị chướng bụng, cao huyết áp, rong kinh,…
>>> Tìm hiểu thêm: Cách trồng rau mầm tại nhà với 6 bước đơn giản
2.2 Rau cần tây
Rau cần tây hay còn gọi là cần cạn, giống như tên gọi rau cần cần tây chủ yếu sống trên cạn, có thể cao tối đa 1m, có rãnh dọc.
2.2.1 Đặc điểm
Khác với cần ta, rau cần tây chủ yếu sống trên cạn. Thân mọc đứng cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Các lá ở phần gốc có cuống, chia làm ba thùy, hình tam giác. Các lá ở giữa và ngọn sẽ không có cuống, có thể chia thùy hoặc không chia thùy. Hoa cần tây có màu trắng hoặc xanh lục, xếp thành tán.
2.2.2 Phân bố
Cần tây có nguồn gốc từ vùng ôn đới ẩm, ưa khí hậu ẩm mát, chịu lạnh tốt và không chịu được nắng nóng. Khi cần tây được du nhập vào Việt Nam, chúng chỉ có thể phát triển tốt vào mùa đông và mùa xuân.
2.2.3 Bộ phận sử dụng
Thân của cần tây được sử dụng là dược liệu trị bệnh. Thân và lá cũng được sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày.
Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu và làm gia vị.
2.2.4 Thành phần hóa học
Trong cần tây chứa chủ yếu là tinh dầu. Người ta cũng phân tích từ rau cần tây có chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C và các nguyên tố vi lượng khác và axit amin.
Trong quả cần tây có chứa: 90,5% nước; 0,07% chất béo; 1,95% các hợp chất của nito; 1,15% xenluloza; 1,31% chất tro.
>>>Đọc thêm: Top 15 loại rau củ giàu chất dinh dưỡng nhất
2.2.5 Tác dụng của cần tây
Ngoài việc làm thực phẩm cho món canh, xào,… rau cần còn được biết đến với công dụng:
– Giảm cholesterol trong máu: trong cần tây có chứa một hợp chất đặc biệt là BuPh có công dụng làm giảm lipid trong cơ thể.
– Chống lở loét: theo như một nghiên cứu, cần tây có chứa ethanol có tác dụng ngăn ngừa hình thành các vết loét, đặc biệt giúp bảo vệ thành ống tiêu hóa không bị lở loét.
– Giúp giảm cân hiệu quả: nhờ vào hợp chất BuPh giúp làm giảm mỡ trong máu, đồng thời trong cần tây đặc biệt ít calo giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
– Ngăn ngừa ung thư: cũng giống cà rốt, củ cải, ngò thì cần tây cũng chứa hợp chất polyacetylene giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Trong một nghiên cứu cũng cho thấy khả năng chống lại các nguyên nhân hình thành ung thư của cần tây, đặc biệt nhất là khả năng chống ung thư đường ruột, ung thư vú và bệnh về bạch cầu.
>> Đọc thêm: Mách bạn cách trồng rau sạch tại nhà
Bài viết đã giúp bạn nhận biết những đặc điểm để phân biệt giữa cần ta và cần tây. Đồng thời, qua bài viết cũng mang lại nhiều kiến thức bổ ích về công dụng tuyệt vời của rau cần. Hy vong bài viết rau cần có tác dụng gì đã giúp bạn có thể tận dụng loại rau này để cải thiện tình trạng sức khỏe.