8 câu nói tưởng như vu vơ nhưng lại khiến người bị trầm cảm tổn thương sâu sắc

Nếu bỗng nhiên một ngày nghe tin một người bạn chia sẻ họ đang bị trầm cảm, bạn sẽ có phản ứng gì?

Trường hợp này vô cùng phổ biến. Song bạn đã từng nghĩ đến việc những lời nói của bản thân sau đó sẽ vô tình khiến đối phương bị tổn thương chưa?

Người mắc bệnh trầm cảm có xu hướng tiêu cực hóa mọi vấn đề. Một câu nói cũng có thể khiến họ đau đớn sâu sắc. Không ai muốn mình bị trầm cảm cả, vậy thì hãy đối xử với nhau một cách tử tế và khéo léo.

Thấu hiểu một người đã khó, mà để hiểu người bị trầm cảm lại khó khăn muôn phần. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói 8 câu dưới đây với người đang có vấn đề trong tâm lý:

1. “Tôi thấy bạn không giống người bị trầm cảm”

Cảm sẽ ho, gãy xương sẽ đi đứng không được, tay bị đứt sẽ chảy máu, nhưng bệnh trầm cảm gần như chẳng có biểu hiện “vật lý” bên ngoài. Vì những người mắc bệnh trầm cảm đều đau khổ ở những nơi mà người bình thường không thấy được.

Có người bị trầm cảm từng mô tả lại cảm nhận của họ rằng: “Trên bàn có một cốc nước nóng, tôi rất khát, nhưng không dám vươn tay ra lấy. Người khác cho rằng tôi lười. Tôi có ý thức, cũng có thể hoạt động chân tay bình thường. Nhưng tôi bị bệnh, đó là loại bệnh khiến lý trí không thể kiểm soát sức lực. Cả người tôi mất đi cả sức sống”.

Tham Khảo Thêm:  Thơ đường luật là gì?

Đúng vậy! Bệnh trầm cảm không phải là sự đau đớn về thể xác, mà là mất đi sức sống. Nó phá hủy hệ thống kiểm soát cảm xúc của một người, những chuyện nhỏ nhặt nhất đều có thể khiến họ u buồn đến cùng cực, tích lũy và thậm chí làm những hành vi gây hại đến bản thân.

Có người nói rằng: “Bạn nghĩ thoáng hơn là được rồi, làm gì phải u uất như vậy?”.

Phủ định nỗi đau của người mắc bệnh trầm cảm sẽ gây ra vết thương tàn nhẫn hơn cả.

2. “Bạn không thể để cảm xúc điều khiển bạn, bạn phải chiến thắng nó”

Bệnh trầm cảm là một loại bệnh, ngoài cảm xúc tiêu cực trường kỳ, còn có biểu hiện mất ngủ, trí nhớ giảm sút, mất đi niềm vui cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày, thậm chí dẫn đến việc tự làm hại bản thân.

Đến một mức độ nào đó, khuyên nhủ hay an ủi cũng thành vô dụng. Khuyên “Đừng nghĩ nhiều” với người bệnh trầm cảm cũng giống như bạn nói “Đừng cảm thấy đau” với người đang bị bỏng da vậy!

3. “Bạn có gì mà phải u uất, trầm cảm!”

Theo lý thuyết, nguyên nhân hình thành nên chứng bệnh trầm cảm rất phức tạp. Cảm xúc tiêu cực của người mắc bệnh trầm cảm không quan hệ trực tiếp tới một sự việc cụ thể nào đó, nhưng nó lại khiến họ nảy sinh ý nghĩ tiêu cực khó có thể lý giải. Những người xung quanh sẽ nghĩ là họ “chuyện bé xé ra to”. Vì vậy, người bệnh trầm cảm hầu như sẽ luôn đối phó với xung quanh bằng cách giả vờ bản thân đang rất ổn.

Tham Khảo Thêm: 

4. “Nhốt mình trong nhà lâu quá rồi, đi tiếp xúc với nhiều người bên ngoài thì sẽ khỏi thôi”

Mắc bệnh trầm cảm, phản ứng hóa học trong cơ thể cũng thay đổi, khiến cho con người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực. Có người mắc bệnh còn có thể ngủ 22 tiếng/ngày, ngủ rồi vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Ép người bệnh trầm cảm ra đường kết bạn đi chơi là không khoa học, cũng giống như bảo người gãy xương cố gắng bước đi vậy.

Hơn nữa, nhiều người thường nhầm lẫn giữa trầm cảm và khiếm khuyết trong năng lực giao tiếp, cho rằng “không thích xã hội, hướng nội, nhu nhược, nhát gan mới bị trầm cảm”. Nhưng một sự thật là không ít nghệ sĩ nổi tiếng cũng mắc bệnh trầm cảm, trong khi họ giao tiếp xã hội rất nhiều?

5. “Mỗi người đều phải tích cực mà sống, bạn nhìn người kia kìa, họ vẫn sống tốt, thế sao bạn không làm được?”

“Ai cũng có lúc gặp khó khăn, người khác đều ổn được, sao bạn lại kì cục như thế?”.

“Lúc trước tôi còn thảm hơn bạn, bây giờ thì ổn rồi, bạn có thể làm được, đừng yếu đuối như thế!”.

Có thể ổn được cũng tức là khả năng điều chỉnh cảm xúc vẫn hoạt động bình thường. Nhưng người mắc bệnh trầm cảm gần như mất đi khả năng này. Không phải họ quái đản, mà là họ mất đi năng lực điều hướng cảm xúc tích cực, mất đi động lực, ngay cả hít thở cũng khó khăn.

Việc người bệnh trầm cảm đau khổ nhất chính là bị hiểu lầm, bị cô lập. Nếu có một người âm thầm giúp đỡ, cũng không cần nói gì cả, chỉ là ở bên cạnh, có thể họ sẽ không khỏi bệnh liền lập tức, nhưng tâm trạng tốt dần lên, họ cũng sẽ cảm thấy có gì đó còn tốt đẹp trong cuộc sống.

Tham Khảo Thêm:  Grand World Phú Quốc - Review thành phố không ngủ “NÍU CHÂN” mọi du khách

6. “Bạn không thể để người khác lo lắng cho bạn được, bạn đang sống ích kỷ đấy”

Mắc bệnh không phải là cái tội. Trầm cảm không phải chuyện tự nhiên mà có.

Có người cho rằng trầm cảm là căn bệnh thần kinh và xã hội gán ghép những điều không tốt cho căn bệnh này, từ đó họ cảm thấy sợ những người trầm cảm. Người thân gia đình cảm thấy xấu hổ khi trong nhà có đứa “bệnh thần kinh”, không cho người khác biết, thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của căn bệnh này.

Trầm cảm suy cho cùng cũng chỉ là một chướng ngại thần kinh thường thấy. Người mắc bệnh hoàn toàn không đáng sợ, đáng sợ nhất chính là sự nhầm lẫn về căn bệnh này rồi từ đó sai lầm trong cách điều trị.

7. “Là bạn không đủ mạnh mẽ mà thôi”

“Từng tuổi này rồi, còn bệnh trầm cảm? Đừng có lôi thôi nữa, vui vẻ lên đi…”.

“Mạnh mẽ chút đi, chuyện cũng chẳng to tát gì, nhiều người bị bệnh thế mà họ cũng đâu có giống bạn…”.

“Bạn chịu áp lực kém quá, bản thân bạn không muốn sống nữa thì người khác có thể làm gì được đây?”.

Mọi người thường cho rằng bản thân ai cũng có một sự mạnh mẽ nhất định, có thể chịu trách nhiệm cho chính mình. Cho nên, khi nghe được ai đó bệnh trầm cảm, họ sẽ nói “người bệnh trầm cảm là nội tâm không đủ mạnh mẽ, yếu đuối, không chịu được thử thách, nên mới mắc bệnh”.

8. “Tôi thấy bạn hạnh phúc như thế, tại sao lại mắc chứng bệnh này?”

Mọi người thường nghĩ rằng những người giàu có hoặc nổi tiếng sẽ không thể mắc bệnh trầm cảm. “Vừa có tiền vừa có sắc, sao mắc bệnh được?”.

Nhưng thực tế thì ai cũng có thể mắc bệnh trầm cảm. Bất kể người có tiền, hài hước, giỏi giang, đều có thể trở thành người bệnh trầm cảm.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP