1. Ngủ như thế nào là nhiều?
Ngủ là hoạt động thường ngày không thể thiếu để đảm bảo sự khỏe mạnh của cơ thể và sự sống. Mỗi người có nhu cầu ngủ không giống nhau. Chia sẻ từ chuyên gia cho rằng người trưởng thành nên ngủ 7 – 9 giờ/đêm. Nếu cần vượt quá số giờ này ngày hôm sau mới cảm thấy thoải mái thì đây là dấu hiệu ngủ nhiều.
Dấu hiệu ngủ nhiều
2. Ngủ nhiều có béo không và cách ngủ giúp kiểm soát cân nặng
2.1. Ngủ nhiều có bị béo hay không?
Muốn biết ngủ nhiều có béo không thì trước tiên cần hiểu được mối quan hệ giữa giấc ngủ với cân nặng. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ giảm các hoạt động và sự trao đổi chất về mức tối thiểu. Điều đó có ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát cân nặng.
Nếu thời gian ngủ nhiều tức là thời gian dành cho các hoạt động tiêu hao năng lượng sẽ bị giảm bớt, đồng nghĩa với việc chất béo và calo tăng tích trữ. Ngày hôm sau nếu lười vận động và ăn uống không khoa học thì việc tăng cân là khó tránh khỏi.
Mặt khác, nếu ngủ quá nhiều trong một đêm còn có thể khiến các hormone trong cơ thể thay đổi. Giấc ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của quá trình trao đổi chất và hormone nên ngủ thừa làm cho hoạt động giải phóng năng lượng chững lại; thiếu ngủ dễ làm sản sinh nhiều hormone ghrelin tăng kích thích thèm ăn.
Một khảo sát được thực hiện bởi các nhà khoa học Canada về lối sống của 276 người thực hiện trong 6 năm đã cho thấy người có thời lượng ngủ dài sẽ tăng cân nhiều hơn so với người ngủ bình thường. Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về vấn đề ngủ nhiều có béo không.
Tăng cân và béo phì là giải đáp cho những ai đang băn khoăn ngủ nhiều có béo không
2.2. Cách kiểm soát cân nặng khi ngủ nhiều
Như vậy ngủ nhiều được xem là một trong các nguy cơ làm tăng cân. Để tránh được hậu quả này thì cách tốt nhất là điều chỉnh giấc ngủ chất lượng và thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học.
Nếu bạn mắc chứng ngủ nhiều và đã biết ngủ nhiều có béo không thì hãy cố gắng:
– Hạn chế ăn gần sát giờ đi ngủ
Nếu có một bữa ăn giàu calo trước giờ khi ngủ dễ làm tăng tổng lượng calo cả ngày và kéo dài tình trạng này sẽ làm tăng cân. Không những thế, ăn khuya còn là thói quen dễ làm nghiêm trọng các vấn đề về dạ dày. Tất cả lý do này cho thấy việc ăn trước giờ đi ngủ là không nên.
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn phải ăn trước giờ đi ngủ thì hãy kết hợp carbs cùng chất béo lành mạnh hoặc protein để có cảm giác no mà không làm tăng đường huyết.
– Dậy tập thể dục sớm và thường xuyên
Dậy sớm hơn so với giờ thức giấc trong ngày và duy trì tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn chặn tiết ra melatonin – yếu tố gây cản trở khả năng đi vào giấc ngủ.
Tập luyện thường xuyên còn là cách đốt cháy calo và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ không tập thể dục quá sát giờ ngủ.
– Điều chỉnh giấc ngủ
Như đã nói ở trên, người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ 7 – 9 giờ/ đêm. Nếu bạn không thể duy trì giấc ngủ này thì hãy điều chỉnh thời gian ngủ thành 7 – 9 giờ/ ngày và không thức khuya, đảm bảo ngủ trong không gian tối, thoáng và yên tĩnh.
– Thay đổi chế độ ăn
Người mắc chứng ngủ nhiều cần tăng cường bổ sung chất xơ để giảm cân và tăng chất lượng giấc ngủ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng người có bữa ăn ít chất xơ, nhiều đường thì rất dễ phải trải nghiệm với giấc ngủ kém chất lượng.
3. Hệ quả của việc ngủ nhiều và cách khắc phục
3.1. Hệ quả sinh ra từ ngủ nhiều
Ngủ nhiều không chỉ làm tăng cân mà còn có nguy cơ đối với hàng loạt bệnh lý tiềm ẩn như: tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, hô hấp, trầm cảm,… Không những thế, ngủ quá nhiều khi ngủ dậy còn dễ bị uể oải, mệt mỏi. Đã có nghiên cứu cho biết người trưởng thành ngủ trên 8 tiếng/ngày tăng nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường khoảng 34%.
Ngoài ra, người thường xuyên ngủ nhiều còn dễ bị suy giảm chức năng của tim, dễ bị đột quỵ hơn so với người ngủ đủ giấc. Do đó, ngủ nhiều là việc không tốt, cần cân đối lại lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và thể trạng.
3.2. Cách khắc phục chứng ngủ nhiều
Nếu đã biết hệ quả của việc ngủ nhiều thì bạn có thể tham khảo cách khắc phục chứng này như:
Xây dựng nhịp sinh học cho giấc ngủ giúp kiểm soát ngủ nhiều và đảm bảo sức khỏe
– Dừng sử dụng chất gây buồn ngủ nếu đang sử dụng hoặc bổ sung thêm một số đồ uống có tác dụng kích thích sự tỉnh táo sau khi uống thuốc 1 giờ rồi đến gần giờ đi ngủ hãy dùng thảo mộc hay trà tâm sen để kích thích cơn buồn ngủ.
– Xây dựng lại trình tự đi ngủ cho từng ngày rồi áp dụng cho cả tuần. Hãy đặt báo thức giờ ngủ và dậy, thực hiện đúng kỷ luật để cơ thể hình thành nhịp sinh học mới.
– Đi ngủ trước 23 giờ và thức giấc khi đã ngủ đủ 7 – 9 giờ. Chỉ cần ngủ trưa 30 phút là đủ.
Nếu là người thích ngủ nhiều thì bạn có thể tự thưởng cho mình điều này vào ngày cuối tuần nhưng sau đó, hãy nhớ tích cực luyện tập để mỡ thừa không có cơ hội tích lũy trong cơ thể.
Nhìn chung, giấc ngủ và cân nặng có mối liên hệ mật thiết. Chất lượng và số giờ ngủ quan trọng với sức khỏe không kém niềm hạnh phúc khi nỗ lực giảm cân thành công.
Tóm lại, giấc ngủ và cân nặng có mối liên kết mật thiết với nhau. Mong rằng nội dung đã được chia sẻ đã giải đáp được câu hỏi ngủ nhiều có béo không của bạn và giúp bạn tránh bị lệch hướng nhịp sinh học. Khi nhịp sinh học được điều chỉnh hợp lý với thói quen ngủ lành mạnh, bạn sẽ có được mọi hoạt động bình thường một cách khỏe khoắn.