Nền giáo dục chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng giúp đem lại sự phát triển bền vững cho một đất nước, không chỉ là cách để truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho thế hệ trẻ, mà còn là cơ hội để phát triển tài năng và khả năng sáng tạo của các em. Một hệ thống giảng dạy tốt có thể đưa đất nước đến một tầm cao mới, hội nhập với thế giới, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho các thế hệ tương lai.
Mỗi quốc gia sẽ có những hệ thống giáo dục khác nhau với mức độ ưu tiên và chất lượng không giống nhau. Tuy nhiên, họ đều nhận thấy rằng không có gì quan trọng hơn là đầu tư vào hệ thống đào tạo con người để đáp ứng với thách thức của một tương lai ngày càng phát triển. Vậy nền giáo dục nước nào tốt nhất hiện nay? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 15 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
Top 15 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới
Nền giáo dục được coi là tiêu chuẩn đo lường sự phát triển bền vững của một quốc gia, không chỉ là một quyền cơ bản của con người, mà còn là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của một đất nước hoặc khu vực. Với sự đầu tư lớn vào giảng dạy và các chương trình đào tạo, một số quốc gia đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện chất lượng dạy và học. Trong đó, các quốc gia sau đây được đánh giá là có nền giáo dục tốt nhất thế giới hiện nay, được xếp hạng dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng.
15. Phần Lan
Phần Lan được biết đến với nền giáo dục đứng đầu thế giới về khoa học và toán học. Theo Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), Phần Lan luôn đứng đầu các cuộc khảo sát quốc tế từ năm 2000. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống giảng dạy ở Phần Lan là sự bình đẳng vì tất cả mọi người bao gồm cả các trẻ nhỏ có nhu cầu đặc biệt, đều được tiếp cận với nền giáo dục như nhau và không phân biệt đối xử vì những khiếm khuyết.
Một nguyên tắc khác là sự tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu riêng của từng cá nhân trong xã hội. Vì vậy, các trẻ em ở Phần Lan được học chung trong một lớp học, bất kể khả năng của mỗi người. Họ được phép tự chọn con đường giáo dục của mình mà không bị gò ép. Học sinh ở Phần Lan cũng không phải trải qua quá nhiều kỳ thi chuẩn hóa áp lực như các nền giáo dục khác trên thế giới. Thay vào đó, chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc cho học sinh Phần Lan là Bài Thi Đại Học Quốc Gia (National Matriculation Examination) khi họ kết thúc lớp 12.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất trên thế giới. Họ chỉ mất khoảng nửa giờ mỗi tối để hoàn thành bài tập. Không có nhu cầu tới gia sư, học sinh Phần Lan được giải phóng từ áp lực về điểm số, xếp hạng thi đua, để tập trung vào học tập và phát triển bản thân. Vì những lợi ích trên, Phần Lan thường được đánh giá cao về chất lượng giáo dục, với khoảng cách giữa học sinh tốt nhất và kém nhất luôn được giảm thiểu.
14. New Zealand
New Zealand cung cấp các cấp bậc giáo dục Mầm non, Trung học và Đại học với độ tuổi bắt buộc phải tham gia học tập từ 6 đến 16 tuổi. Chương trình học ở nước này đa dạng và linh hoạt, hỗ trợ học sinh – sinh viên phát triển toàn diện bằng nhiều khóa học đa dạng. Trong số ba loại trường trung học, trường công lập chiếm 85% số lượng học sinh, trường bán công chiếm 12% và trường tư chiếm 3%. Đại học là mức cao nhất của giáo dục, nơi sinh viên được quản lý chặt chẽ để đạt được trình độ chuyên môn phù hợp. Trong khi đó, các khóa học nghề tập trung vào đào tạo kỹ năng thực hành và công nghiệp.
New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, với chương trình phổ thông chuẩn quốc tế và 8 trường đại học công lập được đầu tư bài bản, cùng với đó là hệ thống trường nghề chất lượng cao. Tỉ lệ người lớn biết chữ tại đây đạt 99%, trong khi hơn một nửa dân số từ 15 đến 29 tuổi có trình độ đại học, cao đẳng. Hệ thống giáo dục của New Zealand cũng được đánh giá cao trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD, xếp hạng thứ 7 trên thế giới.
13. Italy
Hệ thống giáo dục của Ý nổi tiếng có tiêu chuẩn cao với phương châm “học hỏi kết hợp với làm việc”. Học sinh bắt buộc phải hoàn thành nhiều khóa học, bao gồm đào tạo nghề và nghiên cứu xã hội nhằm phát triển kỹ năng và kiến thức thực tế hữu ích cho công việc. Italy cũng đề cao giáo dục văn hóa và xã hội, cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng về nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, âm nhạc, thể thao. Học sinh ở Ý cũng được khuyến khích phát triển kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Mặc khác, quốc gia này rất chú trọng trong việc đào tạo trình độ giáo viên. Hầu hết giáo viên tại Ý đều đã có bằng cấp liên quan đến giảng dạy và giáo dục, đảm bảo rằng họ đủ khả năng truyền đạt những ý tưởng cho sinh viên. Các giáo viên ở Ý được tôn trọng và được săn đón bởi các quốc gia khác vì kỹ năng và kiến thức của họ.
12. Na Uy
Na Uy được liệt vào danh sách các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới liên tục trong nhiều năm. Hệ thống giảng dạy của đất nước này được đánh giá cao, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ em. Hầu hết các trường học ở Na Uy bắt đầu đào tạo học sinh từ tám tuổi và sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Na Uy trong quá trình giảng dạy. Đây là cách tiếp cận giúp học sinh phát triển kỹ năng ngoại ngữ và đạt thành tích tốt trong các lĩnh vực học tập khác nhau.
Hơn nữa, chương trình đào tạo giáo viên tại Na Uy cũng được đánh giá cao. Những khóa học chuyên môn trong toán học và khoa học được yêu cầu đối với các giáo viên, giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất. Tất cả những điều này cùng với tiêu chuẩn giáo dục cao đã khiến Na Uy trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục, học sinh ở Na Uy có nhiều cơ hội để phát triển và học tập tốt nhất.
11. Đan mạch
Đan Mạch là một quốc gia có trình độ văn hóa cao, với tiêu chuẩn giáo dục ở cả trường tiểu học và trung học được đánh giá vững chắc. Hệ thống giáo dục tại Đan Mạch chỉ có trường công, không có trường tư nên được quản lý hoàn toàn bởi chính phủ. Nhà nước thực hiện các chính sách và quy định được thiết lập để đảm bảo rằng mọi học sinh đều được đào tạo đầy đủ và có cơ hội phát triển tối đa.
Tại Đan Mạch, ngoài chuyện được miễn học phí, mỗi sinh viên còn được hưởng trợ cấp khoảng 1.000 USD / tháng tiền sinh hoạt phí. Đối với các học sinh tiểu học và trung học, Đan Mạch tập trung vào việc phát triển kỹ năng cơ bản như đọc, viết và tính toán, cùng với việc tăng cường các kỹ năng xã hội và phát triển tư duy logic.
Ngoài ra, Đan Mạch còn có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp rất tốt, cung cấp cho sinh viên các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và thực tế giúp sinh viên tìm được đam mê và phát triển kỹ năng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo viên cũng được yêu cầu tham gia các khóa học để cập nhật các kỹ thuật giảng dạy mới nhất và có thể cung cấp trải nghiệm giáo dục chất lượng cho học sinh của họ.
10. Hà Lan
Hệ thống giáo dục ở đây tuân theo nguyên tắc “ba chữ E” – Education, Employment và Environment (Giáo dục, Việc làm và Môi trường) để đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước. Học sinh ở Hà Lan dưới 10 tuổi không có nhiều bài tập về nhà nhưng được tham gia hoạt động tập thể dục hàng ngày được tổ chức bởi nhà trường. Nước này có mức phí giáo dục khá phải chăng với chính sách miễn học phí cho trường tiểu học và trung học. Cha mẹ chỉ phải trả học phí hàng năm cho con trên 16 tuổi và gia đình có thu nhập thấp có thể được hỗ trợ và cho vay.
Đối với học đại học, chính phủ thực hiện chính sách giảm học phí và trao học bổng lên đến 75% cho các học sinh xuất sắc, luôn khuyến khích học sinh đưa ra các quan điểm, nhận định với các bài thuyết trình và làm việc nhóm. Vì vậy, chi phí học đại học trung bình chỉ khoảng 2000 đô la Mỹ mỗi năm, trong khi ở Hoa Kỳ thì gần 10.000 đô la.
Giáo dục tại Hà Lan đặc biệt chú trọng đến việc học một ngôn ngữ thứ hai, và nhiều trường tiểu học ở đây đã bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên của khóa học. Tất cả học sinh ở Hà Lan đều bắt buộc học tiếng Anh và một số trường yêu cầu học sinh học thêm một ngôn ngữ nữa. Một số trường thậm chí có cả hai ngôn ngữ được sử dụng trong giảng dạy cho mọi trình độ học vấn, với các lớp học được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Hà Lan.
Từ sáu đến mười tám tuổi, tất cả trẻ em ở Hà Lan đều phải đi học ít nhất bán thời gian và tất cả học sinh đều phải học các môn giống nhau, chương trình giảng dạy được tiêu chuẩn hóa cao. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh thường phải học ít nhất một năm học nghề để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.
9. Thụy Điển
Thụy Điển đã được xếp hạng là quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới với dân số sở hữu trình độ học vấn cao và hệ thống giáo dục đa dạng gồm mức cơ bản, nghề nghiệp và đại học. Toàn bộ học sinh từ 6 đến 18 tuổi đều phải tham gia học tập bắt buộc tại các trường để được trang bị kiến thức cơ bản về toán học, khoa học, ngôn ngữ, lịch sử, nghệ thuật và âm nhạc.
Sau khi hoàn thành chương trình học cơ bản, học sinh có thể lựa chọn học tại một trong nhiều trường chuyên biệt của Thụy Điển, nơi có sẵn các khóa học về kinh doanh, kỹ thuật, luật, khoa học y tế. Hệ thống giảng dạy của Thụy Điển đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về tiêu chuẩn chất lượng, giúp cho quốc gia này đạt được vị trí hàng đầu và được liệt kê trong danh sách các nền giáo dục tốt nhất thế giới hiện nay.
8. Úc
Theo các số liệu thống kê, Úc đứng thứ ba trên thế giới về lượng du học sinh, chỉ sau Anh và Mỹ. Nước này cũng sở hữu 7 trường đại học trong số 100 trường hàng đầu thế giới và cung cấp hơn 22.000 khóa học từ 1.100 tổ chức khác nhau. Được đánh giá cao hơn so với các quốc gia như Đức, Hà Lan và Nhật Bản trong các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, toán học, khoa học cuộc sống, nông nghiệp, y khoa lâm sàng và vật lý. Nền giáo dục Úc đang ngày càng khẳng định vị trí của mình và đã đào tạo ra nhiều người có trí tuệ cao trên thế giới, trong đó có 15 người đoạt giải Nobel.
Với hệ thống giáo dục được chính phủ đầu tư và quan tâm, Úc không chỉ nổi tiếng với chất lượng giảng dạy tốt mà còn là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới. Tất cả các trường đều phải được chính phủ chấp thuận trước khi mở khoá học cho sinh viên quốc tế, giúp bảo đảm các tiêu chuẩn giáo dục được duy trì và đồng bộ giữa các trường.
Úc cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh và sinh viên, bao gồm các chương trình vay vốn tài chính, hỗ trợ việc làm thêm và nơi ở trong thời gian học tập cho du học sinh quốc tế. Tất cả những điều này giúp Úc trở thành một điểm đến lý tưởng cho các du học sinh trên toàn thế giới. Ngoài ra, những khám phá và cải tiến của Úc như penicillin, IVF, siêu âm, Wi-Fi, Tai Bionic, vắc xin chống ung thư cổ tử cung đã có tác động tích cực đến cuộc sống của hàng tỉ người trên toàn thế giới.
7. Nhật Bản
Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống giáo dục rất tập trung và đứng top đầu về trình độ học vấn, bao gồm toán và khoa học. Học sinh Nhật Bản phải trải qua giai đoạn 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông trước khi vào đại học. Bên cạnh việc học về tác phong, nề nếp và cách đối nhân xử thế để phát triển cả trí tuệ và tâm hồn, học sinh Nhật Bản còn được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua việc tự quản lý và giữ gìn sạch sẽ lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Điều này giúp các em biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao động của bản thân.
Ngoài ra, các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng được chế biến bởi các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng tại các trường công, giúp tăng cường khả năng gắn kết của các học sinh trong lớp. Bởi vì thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật Bản, năm học mới thường bắt đầu vào tháng 4, khơi gợi niềm đam mê và mong muốn tiến bước trong cuộc đời của các học sinh.
Với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và hơn 74% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, Nhật Bản đã thành công trong việc đảm bảo giáo dục và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại.
6. Thụy Sĩ
Đây là một đất nước trung lập với nền giáo dục đứng đầu thế giới trong lĩnh vực quản trị du lịch khách sạn và tài chính ngân hàng. Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ với dân số chỉ khoảng 8 triệu người, nhưng lại có đến hai trường Đại học trong top 20 trường hàng đầu thế giới, và đứng thứ bảy trong top 200 trường hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ rằng Thụy Sĩ có hệ thống giáo dục đạt chuẩn cao, vượt trội hơn nhiều so với các quốc gia lớn hơn và có nền kinh tế phát triển.
Hệ thống trường tại đây chia làm 2 loại: trường công lập và trường tư thục. Học phí ở trường công lập tương đối thấp nhưng yêu cầu đầu vào rất cao và được đào tạo bằng tiếng Pháp, Đức và Ý. Ngược lại, trường tư thục độc lập với chính phủ, có mức học phí cao. Tuy nhiên, nhà nước Thụy Sĩ ưu tiên phát triển các trường học công lập để kiểm soát chương trình dạy tốt hơn nên chỉ 5% học sinh Thụy Sĩ học trường tư. Học sinh được phân chia thành các lớp sao cho phù hợp với trình độ và khả năng để các em có thể phát triển theo sở trường của mình.
Ngoài ra, Thụy Sĩ là đất nước tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên có nhiều chương trình học theo các tiếng Đức, Pháp và Italia theo khu vực. Học sinh được tiếp xúc với các loại ngôn ngữ ngay từ bé, giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của các em.
5. Pháp
Pháp được coi là một trong những nước có nền giáo dục phát triển và uy tín trên toàn thế giới. Với hệ thống trường công miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi cho nên gần như 100% trẻ em ở Pháp có nền tảng giáo dục tốt và tỷ lệ được đi học từ sớm cũng rất cao.
Pháp cũng có nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới như PSL, Paris-Saclay, Sorbonne,.… Các nhóm ngành có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớn nhất là kinh doanh, quản trị, luật và khoa học, toán học, thống kê.
Năm học ở Pháp bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 7. Khác với nhiều nước trên thế giới, Pháp không yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục đến trường và các trường học ở Pháp đóng cửa vào ngày thứ tư hàng tuần. Vì thế, cha mẹ thường phải gửi con đến trung tâm ngoại khóa với mức phí 5-20 EUR / ngày để chăm sóc và giáo dục cho con khi trường học đóng cửa.
4. Canada
Canada là nước có trình độ dân trí cao với bậc giáo dục tiểu học và trung học được tài trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân và bắt buộc toàn công dân đều phải theo học. Các trường đại học ở Canada tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên tư duy và phát triển bằng cách xây dựng môi trường học tập cùng với các phương pháp giảng dạy độc đáo.
Nền giáo dục của Canada không có hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể. Học sinh, sinh viên được hướng dẫn theo chương trình học do giáo viên, giảng viên tự chuẩn bị, nhưng vẫn bám sát nội dung cần giảng dạy do nhà trường và chính quyền tỉnh bang đề ra. Học sinh, sinh viên cũng được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các chương trình thực tập thực tế có hưởng lương do nhà trường liên kết với công ty, doanh nghiệp tại Canada tổ chức.
3. Nước Đức
Đức có một hệ thống giáo dục đáng kinh ngạc, được đánh giá cao về chất lượng và sự xuất sắc trong giảng dạy. Quốc gia này có nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới góp phần đưa hệ thống giáo dục lên một tầm cao mới như ĐH Munich, ĐH Kỹ thuật Berlin và ĐH Heidelberg,…. Với sự tập trung vào giảng dạy chất lượng và nghiên cứu đổi mới, nền giáo dục Đức đã giúp tạo ra một lực lượng lao động có trình độ cao và cung cấp cho sinh viên toàn cầu một loạt các chương trình học thuật và nhiều cơ hội phát triển.
Ngoài ra, Đức cũng là nơi hội tụ các tập đoàn hàng đầu thế giới như BMW và Siemens nhờ vào lực lượng lao động có trình độ cao được đào tạo từ hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc tế, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn đối với các sinh viên và du học sinh.
Đức được xem là một địa điểm học tập lý tưởng cho sinh viên quốc tế vì hệ đại học công lập tại Đức miễn toàn bộ học phí cho sinh viên. Trong khi đó, đối với bậc giáo dục phổ thông, chi phí trung bình mà một học sinh Đức phải bỏ ra lại cao hơn so với các nước khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mặc dù tỷ lệ GDP của Đức lại thấp hơn (4,3% so với 4,9%).
2. Vương Quốc Anh
Chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh được đảm bảo bởi tiêu chuẩn cao và chặt chẽ của chính phủ cùng những giáo trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất. Với nguyên tắc “cơ hội bình đẳng để đạt được”, hệ thống giáo dục của Anh đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được cung cấp cơ hội bình đẳng để có thể phát triển và đạt được mục tiêu của mình, bất kể giàu hay nghèo.
Nước Anh đã từng giành được nhiều giải Nobel và phát minh quan trọng. Chi phí học tập tại Anh cũng rất hợp lý với thời gian đào tạo ngắn hơn so với các nước khác. Tỷ lệ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ở Anh cũng rất cao, bởi vì nền giáo dục tại đây tập trung vào phát triển khả năng làm việc độc lập và tự sáng tạo của sinh viên. Học tập tại Anh không chỉ là việc thu nhận thông tin, mà còn bao gồm việc đọc và nghiên cứu tài liệu, đặt ra những câu hỏi và phát triển tư duy. Nhiều khóa học tại Anh được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu giúp sinh viên tiếp thu nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.
Nước Anh cũng tập trung vào việc nghiên cứu và cải tiến kế hoạch giảng dạy. Giáo viên không ngừng tìm kiếm các phương pháp mới để tăng cường việc học tập của học sinh. Với sự tập trung này, hệ thống giáo dục tại Vương quốc Anh đã cho ra đời những phương pháp đào tạo con người tốt nhất trên toàn cầu.
1. Hoa Kỳ – Nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới
Mỹ được xem là một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới, phần lớn là nhờ vào sự giàu có và tài nguyên của quốc gia kết hợp sự cam kết của nước này đối với tự do ngôn luận và dân chủ. Với hệ thống giáo dục vượt trội, không khó để lý giải tại sao nền kinh tế Mỹ luôn nằm trong top đầu thế giới.
Một trong những điểm mạnh của hệ thống giáo dục ở Mỹ là sự đa dạng của các trường trung học, cung cấp nhiều lựa chọn cho học sinh tìm kiếm trường phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của họ. Mỹ cho phép học sinh từ mẫu giáo đến 18 tuổi được học tập tại trường công, trường tư hoặc có thể học tại nhà.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ cũng được đánh giá cao, thu hút hơn 900.000 du học sinh vào năm 2020. Mặc dù du học sinh chỉ chiếm 5% tổng số sinh viên, tuy nhiên, số lượng này mang lại cho nền kinh tế Mỹ số tiền 39 tỷ USD trong năm 2020, theo báo cáo của Open Doors 2021. Các chương trình học tại đây đều thiên về trải nghiệm, khuyến khích sự khám phá, phát triển tư duy và khuyến khích học viên thể hiện ý kiến và nhận định của mình. Mỹ có rất nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, Caltech, MIT, Yale…
Việt Nam đứng ở đâu trong xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục?
Tạp chí USNEWS (Hoa Kỳ) – Một tạp chí hàng đầu về chính trị, kinh tế, y tế và giáo dục đã công bố kết quả xếp hạng các quốc gia về giáo dục năm 2022, trong đó Việt Nam đứng thứ 59 trong số 78 quốc gia được công nhận và đánh giá xếp hạng. Đây được coi là một chuyển biến tích cực của ngành giáo dục Việt Nam khi được tổ chức quốc tế công nhận.
Bảng xếp hạng giáo dục quốc gia của USNEWS dựa trên khảo sát toàn cầu về 3 thuộc tính cùng trọng số của mỗi quốc gia cụ thể như sau:
– Hệ thống trường công phát triển tốt không?
– Mọi người có cân nhắc theo học đại học ở đó hay không?
– Quốc gia đó có cung cấp nền giáo dục chất lượng hàng đầu hay không?
Năm 2022, trong số 78 quốc gia góp mặt trong bảng xếp hạng này, có 10 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất là: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Canada, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Úc, Thụy Điển và Hà Lan. Xét riêng khu vực Đông Nam Á, thì Singapore xếp thứ 21, Thái Lan xếp thứ 46, Indonesia xếp thứ 54, Philippines xếp thứ 55, Campuchia xếp thứ 75, Myanmar xếp thứ 76.
Với sự phát triển vượt bậc, có thể thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về giáo dục trong tương lai với nguồn dân số trẻ, năng lực lao động cao và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế. Ngoài ra, nước ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong những năm qua như sự gia tăng về số lượng trường học, tăng cường chất lượng giáo viên, phát triển các chương trình giảng dạy mới và đưa công nghệ vào các khóa học.
Hiện tại, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến để học hỏi, tăng cường trao đổi kinh nghiệm và chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đang tập trung vào việc phát triển giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Chính phủ và các tổ chức liên quan đang nỗ lực để đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ và đầu tư vào giáo dục, từ mầm non đến đại học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đưa kiến thức đến với mọi tầng lớp vùng miền. Ngoài ra, nhà nước cũng đang tập trung vào việc phát triển giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số. Hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giảng dạy, từng bước tiến tới trở thành một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.
Như vậy, Phương Nam 24h vừa giới thiệu cho bạn về top 15 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình giáo dục của các nước phát triển, đồng thời nhận thức được sự quan trọng của việc học đối với cá nhân và việc đầu tư vào dân trí đối với các cơ quan nhà nước. Việc có một nền giáo dục tốt không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của một cá nhân, mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Vì vậy, chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này, từ việc xây dựng hạ tầng đến cải cách chương trình giảng dạy đến tạo điều kiện để giáo viên phát triển nghề nghiệp.