Occupational Therapy là gì? Định hướng nghề nghiệp với ngành OT

Việc làm Y tế – Dược

1. Có thể ít ai hiểu đúng khái niệm Occupational Therapy là gì?

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cũng là lúc mà con người phải đối mặt với hàng loạt những nguy cơ về sức khỏe, bệnh tật và cả những chấn động tâm lý. Vì vậy, những chuyên gia y tế luôn phải nghiên cứu học thuật suốt đời nhằm phát hiện cũng như sáng chế ra những phương pháp trị liệu tốt nhất cho các bệnh nhân của mình. Occupational Therapy là một trong số đó. Nó được biết đến là một giải pháp trị liệu bằng vật lý, nghĩa là không đụng đến những vấn đề thuộc phạm trù “dao kéo”. Vậy cụ thể Occupational Therapy là gì?

1.1. Khái niệm và vai trò

Hiểu đơn giản là phương pháp vật lý trị liệu, đây cũng chính là thuật ngữ chính xác và được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực y học. Occupational Therapy được gọi tắt là OT, là một phương pháp nói đến việc sử dụng các đánh giá và can thiệp y tế nhằm duy trì, phục hồi cũng như phát triển các hoạt động có ý nghĩa về cho bệnh nhân cả thể chất lẫn tinh thần, giúp bệnh nhân về lại với cuộc sống sinh hoạt thương ngày một cách bình thường nhất. Occupational Therapy thường làm việc với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, khuyết tật, chấn thương hoặc suy yếu các chức năng bộ phận trên cơ thể. Thế nên việc khám sức khỏe theo quy định khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của ngành vật lý trị liệu đã thách thức quan điểm của khoa học y học chính thống. Theo đó, thay vì tập trung hoàn toàn vào các mô hình y tế khi chẩn đoán chữa trị cho bệnh nhân, phương pháp vật lý trị liệu cho rằng sự kết hợp phức tạp của các lý do xã hội, nền kinh tế và sinh học gây ra sự rối loạn các chức năng trong cơ thể một con người. Nhìn chung, ngành vật lý trị liệu thực hiện các kỹ thuật và phương pháp điều trị chuyên môn riêng, nhưng là sự kết hợp hoàn hảo trong quá trình “vay mượn” nhiều chuyên ngành khác như: điều dưỡng, tâm thần học, tâm lý học, phục hồi chức năng, kỹ thuật chỉnh hình, công tác xã hội,… và cả sự trợ giúp từ cộng đồng. Nhưng không có nghĩa là ngành bác sĩ tâm lý ngày một mai một đâu nhé, ngành vật lý trị liệu là việc kết hợp từ các ngành y học chính thống.

Điều này cũng lý giải cho việc khi hỏi về Occupational Therapy là gì? Người ta nghĩ đến ngay, Occupational Therapy là một hoạt động trị liệu mang tính nghệ thuật, nó được kết hợp với các yếu tố khoa học nhằm giúp đỡ bệnh nhận thực hành các hoạt động thành công trong những chức năng đa dạng của cuộc sống. Occupational Therapy là phương pháp có thể giúp người khuyết tật có thể hoạt động hằng ngày dễ dàng như một người bình thường. Cuối cùng với những nhóm đối tượng bệnh nhân mà Occupational Therapy hướng đến, nó có mục đích củng cố những hoạt động có mục đích, có ý nghĩa và mang tính kiên quyết.

Việc làm bác sĩ vật lý trị liệu

Tham Khảo Thêm:  Nam Phi - đất nước nhiều thủ đô

1.2. Đối tượng hướng đến và các phương pháp trị liệu

Đối tượng hướng đến của Occupational Therapy là gì và những phương pháp nào được họ áp dụng?

1.2.1. Trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên

Occupational Therapy hướng đến đối tượng bệnh nhân là các trẻ em sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình của họ trong những môi trường khác nhau, bao gồm: trường học, nhà ở, bệnh viện và các trung tâm trẻ em cộng đồng. Đánh giá khả năng tham gia vào các công việc hàng ngày, có ý nghĩa của một người là bước đầu tiên của quá trình can thiệp vật lý trị liệu, nó liên quan đến việc đánh giá hiệu suất nghề nghiệp của một trẻ em trong các hoạt động ăn, chơi, giao tiếp, kỹ năng sống hằng ngày hay các hoạt động liên quan đến học tập.

Các nhà vật lý trị liệu xem xét các điểm mạnh và điểm yếu của các kỹ năng cơ bản của trẻ có thể là về thể chất, nhận thức hoặc cảm xúc, cũng như bối cảnh và nhu cầu môi trường khi chơi. Trong kế hoạch điều trị, các nhà vật lý trị liệu phối hợp với phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên hay chính trẻ em và thanh thiếu niên để phát triển các mục tiêu chức năng trong nhiều hoạt động có ý nghĩa đối với bệnh nhân trẻ tuổi. Can thiệp sớm là một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong hoạt động hàng ngày của trẻ trong độ tuổi từ sơ sinh đến 3 tuổi. Những người thực hành can thiệp sớm phát triển khả năng chăm sóc con cái của họ với những nhu cầu đặc biệt và thúc đẩy chức năng và sự tham gia của họ vào môi trường tự nhiên nhất có thể.

Occupational Therapy có thể đóng vai trò là điều phối viên dịch vụ của gia đình và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhóm tạo nhóm tính cách cho mỗi đứa trẻ đủ điều kiện. Phương pháp mà Occupational Therapy giải quyết với trẻ em và thanh thiếu niên có thể có nhiều hình thức khác nhau:

+ Kỹ thuật hành vi: là những kỹ năng nhằm mục đích thay đổi hành vi của trẻ, thay đổi môi trường, sử dụng những quan điểm của bản thân để tác động trực tiếp vào trẻ hay sử dụng những nhóm hay hoạt động để điều trị.

+ Kỹ thuật thoa bóp, tác động vào các xương khớp (đối với trẻ tự kỷ, thiếu tập trung, hay bị mất cảm giác), đặt các chướng ngại vật, hay phân cho trẻ làm những công việc nặng.

+ Thúc đẩy một chương trình chăm sóc sức khỏe trong trường học để ngăn ngừa béo phì ở trẻ em.

+ Tạo điều kiện phát triển chữ viết tay thông qua việc cung cấp sự can thiệp để phát triển kỹ năng vận động tính và viết sẵn ở trẻ em trong độ tuổi đến trường.

+ Tư vấn với giáo viên, cố vấn, nhân viên xã hội, phụ huynh/ người chăm sóc hoặc bất kỳ người nào làm việc với trẻ em về sửa đổi, bố trí và hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực, như xử lý cảm giác, lập kế hoạch vận động, xử lý hình ảnh, giải trình tự, chuyển tiếp giữa các trường,…

+ Hướng dẫn người chăm sóc liên quan đến can thiệp bữa ăn cho trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Nhìn chung, Các môi trường như nhà cửa, bệnh viện và cộng đồng là những môi trường quan trọng nơi các nhà Occupational Therapy làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên để thúc đẩy sự độc lập của chúng trong các hoạt động hàng ngày có ý nghĩa.

Xem thêm: Cách điền mẫu C70A giúp bạn hoàn thiện hồ sơ thai sản

1.2.2. Phục hồi chức năng cho người lớn

Occupational Therapy hướng đến giải quyết nhu cầu phục hồi chức năng sau các vụ chấn thương của người lớn hay quá trình suy yếu chức năng của người già. Khi lên kế hoạch điều trị, các cá nhân trong ngành Occupational Therapy giải quyết các nhu cầu về thể chất, nhận thức, tâm lý xã hội và môi trường liên quan. Liệu pháp điều trị trong phục hồi chức năng cho người lớn có thể có nhiều dạng:

Tham Khảo Thêm:  Các Trường Đại Học Ở Seoul Hàn Quốc Nên Chọn Trường Nào?

+ Làm việc với người lớn mắc chứng tự kỷ trong các chương trình phục hồi chức năng ban ngày để thúc đẩy các mối quan hệ thành công và sự tham gia của cộng đồng thông qua hướng dẫn về kỹ năng xã hội.

+ Tăng chất lượng cuộc sống cho một người mắc bệnh ung thư bằng cách tham gia vào những công việc có ý nghĩa, cung cấp các phương pháp giảm lo âu và căng thẳng, và đề xuất các chiến lược quản lý mệt mỏi.

+ Huấn luyện các cá nhân bị cắt cụt tay làm thế nào để đeo và cởi một chi được kiểm soát cơ điện cũng như đào tạo để sử dụng chức năng của chi.

+ Sử dụng và triển khai công nghệ mới như phần mềm nói thành văn bản và trò chơi video.

+ Làm việc với những người lớn bị đột quỵ để lấy lại sức mạnh, sức chịu đựng và phạm vi chuyển động ở phía bị ảnh hưởng.

+…

Công việc của họ như các y tá, điều dưỡng vừa chăm sóc, hướng dẫn vừa là bác sĩ trị liệu.

Việc làm bác sĩ tâm lý

2. Những chuyên gia vật lý trị liệu – Occupational Therapist làm gì?

Occupational Therapy là gì chúng ta vừa mới tìm hiểu xong. Vậy còn những cá nhân làm trong ngành Occupational Therapy hay còn gọi là các nhà vật lý trị liệu, họ là ai và họ làm những gì? Đó cũng là một thắc mắc lớn được quan tâm nhiều hiện nay.

2.1. Chức năng nhiệm vụ của Occupational Therapist

Nếu trở thành một Occupational Therapist, bạn sẽ phải hằng ngày làm việc với những bệnh nhân có ở hầu hết các nhóm độ tuổi. Với vai trò là một Occupational Therapist, sự yêu nghề và năng lực tập trung cao độ của bạn sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đảm bảo những bệnh nhân của mình sẽ có thể tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa. Như đã nói ở trên, các Occupational Therapist có thể làm việc ở nhiều địa điểm và môi trường khác nhau, bao gồm những trẻ em ở trường học, các phòng khám, bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, những bệnh nhân bị thương tích, bệnh tật, bệnh tâm lý,… Chức năng nhiệm vụ của một Occupational Therapist có thể bao gồm:

+ Phân tích nhiệm vụ, sửa đổi các hoạt động và môi trường để giảm thiểu các rào cản tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa của cuộc sống hàng ngày.

+ Giải quyết các khía cạnh thể chất và tinh thần có thể cản trở khả năng chức năng của một người bệnh nhân.

+ Cung cấp sự can thiệp có liên quan đến bệnh nhân, gia đình và bối cảnh xã hội.

+ Ủng hộ những người khuyết tật tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa ở cấp độ toàn cầu.

Vai trò của người hành nghề vật lý trị liệu không chỉ phù hợp với nhận thức về công bằng xã hội mà còn ủng hộ nhu cầu vốn có của nghề nghiệp có ý nghĩa và cách nó thúc đẩy một xã hội công bằng, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống giữa những người có liên quan đến bối cảnh của họ.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

2.2. Kỹ năng cần thiết của Occupational Therapist

Để trở thành một cá nhân trong ngành Occupational Therapy có thể sẽ tương đối khó khăn nếu bạn không có đủ bản lĩnh đối mặt với những thách thức trong nghề, cũng như những rào cản từ phía bệnh nhân của mình. Người làm nghề Occupational Therapy không chỉ cần chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo mà còn có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cùng sự nhiệt huyết với nghề nghiệp của mình. Nói tóm lại, một người Occupational Therapist hội tụ đầy đủ những kỹ năng sau:

Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp tất cả chi phí du học Đức cần bao nhiêu tiền?

+ Thứ nhất, Occupational Therapist phải là cá nhân đam mê công việc và ưa thích làm việc với nhiều người.

+ Thứ hai, Occupational Therapist phải là cá nhân biết hòa nhập, biết giao tiếp điềm đạm, khéo léo, biết nắm bắt những tâm lý phức tạp của người đối diện.

+ Thứ ba, Occupational Therapist phải là cá nhân có kỹ năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo.

+ Thứ tư, Occupational Therapist cũng cần kỹ năng chỉ huy và lãnh đạo.

+ Cuối cùng, Occupational Therapist phải có năng lực chịu đựng áp lực, biết làm việc theo nhóm hiệu quả cũng như làm việc độc lập tốt.

Việc làm bác sĩ đa khoa

3. Đánh giá triển vọng và định hướng nghề nghiệp cho ngành Occupational Therapy

Khi đã tìm hiểu những vấn đề xung quanh khái niệm Occupational Therapy là gì? Chúng ta đều hiểu rằng đây là một lĩnh vực y tế nhìn bề ngoài có thể bị hiểu nhầm là một ngành đơn giản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trên thực tế, Occupational Therapy cần một nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi, tay nghề cao cùng với một tâm lý và sức bền ổn định. Bên cạnh sức hấp dẫn của ngành dược, điều dưỡng,.. thì ngành vật lý trị liệu hay còn gọi là ngành phục hồi chức năng đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Với bối cảnh gia tăng bệnh tật, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động cùng một số vấn đề tâm lý, sinh lý trong sức khỏe như hiện nay thì ngành vật lý trị liệu được đánh giá là một ngành có triển vọng cao trong tương lai, nhiều cơ hội việc làm ở hiện tại.

Những cá nhân theo học chuyên ngành này, có thể có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm đào tạo, không những ở tại các trường Cao đẳng, Đại học liên quan đến Y tế – Dược ở Việt Nam, mà bạn còn có thể tham gia các chương trình du học sang các quốc gia khác để nghiên cứu về chuyên ngành này, đơn cử như Úc hay Newzealand,… Sinh viên sẽ được cung cấp các nền tảng kiến thức đại cương, kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ tay nghề để có thể trở thành một chuyên viên vật lý trị liệu trong tương lai. Khi đã tốt nghiệp chuyên ngành này và ra trường, cơ hội để bạn làm việc như một kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các bệnh viện công, bệnh viện tư, các trung tâm phục hồi chức năng trực thuộc Bộ y tế, các phòng khám,… đều được. Bên cạnh sự lựa chọn tối ưu ở trên, các sinh viên vật lý trị liệu còn có thể trở thành giảng viên làm công tác truyền tải kiến thức tại các cơ sở đào tạo trên cả nước hay thực hiện như một thành viên trong các dự án phi chính phủ ở một tổ chức tầm cỡ nào đó. Với mức thu nhập cao, nghề vật lý trị liệu là ước mơ của nhiều bạn trẻ hiện nay. Để có cái nhìn đánh giá tổng quan, bạn có thể tham khảo bảng xếp hệ số lương ngành y tế để so sánh giữa các ngành.

Để có nhiều thông tin hay, bổ ích hơn nữa đừng quên truy cập Timviec365.vn. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết xoay quanh chủ đề y dược: hematocrit, ana, Ngành Hộ sinh,… tại đây.Như vậy, thông qua bài viết trên đây, Hạ Linh tin rằng bạn đã hiểu đúng về Occupational Therapy là gì? Đồng thời, định hướng được một tương lai nghề nghiệp cho mình. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm với Occupational Therapy, nhanh tay truy cập Timviec365.vn để cập nhật thông tin tuyển dụng hấp dẫn nhất nhé!

jun88.com SHBET 68 game bài 123win Shbet https://hi88.gs Okvip 777vin key 789win key 8kbet key 79king key i9bet KUBET bong da truc tuyen Xoilac TV hôm nay

sv388

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

Kênh Cakhia TV tructiepbongda hôm nay

TDTC Sky88 SV368 bj88 shbet88 69VN 2up sv368 cwin01 Ket qua bong da 2up sv388 xem đá gà trực tiếp 123win s666 k8cc