Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – Cửa khẩu Quốc tế thương mại

Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – Cửa khẩu Quốc tế thương mại

Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – Cửa khẩu Quốc tế thương mại đặc biệt có diện tích: 15.804 HA – Thời hạn: 2068

Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Ngày 12/11/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị (Khu thương mại Lao Bảo). Để phù hợp với tình hình mới, ngày 12/01/2005, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo có tổng diện tích 15.804ha, bao gồm 6 xã thuộc huyện Hướng Hoá là: Dân Hoá, Trọng Hoá, Hoá Thanh, Hoá Phúc, Hồng Hoá, Hoá Tiến. Đây là mô hình kinh tế tổng hợp, vừa mang tính chất như Khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu và là “khu phi thuế quan đặc biệt”, được áp dụng cơ chế, chính sách thí điểm với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Cửa Khẩu Lao Bảo hiện là nơi mua bán sầm uất nhất tại tỉnh Quảng Trị.

Trải qua gần 24 năm xây dựng, Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo thu hút trên 880 tỷ đồng đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng bằng nguồn ngân sách Nhà nước, với gần 50 công trình. Thu hút gần 3.700 tỷ đồng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh với gần 60 dự án.

Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chọn Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 – 2025. Đây là một trong những tiền đề cơ bản, tạo động lực để Lao Bảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành đô thị vàng trên tuyên Hàng lang kinh tế Đông Tây.

Tham Khảo Thêm:  Kim loại không tác dụng với H2SO4 loãng?

Về ranh giới:

– Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hóa.

– Phía Nam giáp các xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Hóa Hợp và Hóa Sơn.

– Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Vị trí đắc địa:

Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) với trục đường ngắn nhất, thuận lợi nhất đảm bảo giao thông liên tục từ nội địa Việt Nam đến Savannakhet, Mục Đa Hán, giúp mở rộng giao lưu hàng hóa, xuất nhập khẩu, hoạt động du lịch, dịch vụ với các nước khác trong khu vực. Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào.

Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo - Cửa khẩu Quốc tế thương mại đặc biệt
Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – Cửa khẩu Quốc tế thương mại đặc biệt

Cơ sở hạ tầng

Giờ đây, Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo tạo lập được hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ tại khu vực gồm: Hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mặt. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội gồm: Trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà thi đấu, nhà văn hóa cộng đồng, đài phát thanh truyền hình, công viên, khu tái định cư. Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ công cộng gồm: Bưu điện, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… đã lần lượt được đầu tự xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đời sống dân sinh tại khu vực.

Giao thông đối ngoại

Mạng lưới giao thông đường bộ đối ngoại của Khu kinh tế bao gồm quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh. Tuyến tuần tra biên giới năm tại các xã dọc biên giới Việt – Lào là Trọng Hóa và Dân Hóa với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 49 km.

Giao thông nội bộ

Các trục dọc là quốc lộ 1A, quốc lộ 12C và đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua Khu kinh tế. Trục ngang kết nối các khu dân cư lại với nhau là các tuyến đường khu vực.

Hệ thống điện

Nguồn điện: Lấy từ Trạm 110/35/6 KV – 2×25 MVA sông Gianh. Từ 2016 – 2020 xây dựng mới trạm 110 KV Minh Hóa 110/22 KV – 25 MVA. Nâng công suất trạm trung gian Quy Đạt 35/22 KV- 3200 KVA thành 35/22 KV – 2×3200 KVA.

Hệ thống nước

Tiêu chuẩn dùng nước: 120L/người ngày đêm cho khu đô thị, khu phi thuế quan và 80L/người ngày đêm cho khu vực ngoài đô thị, khu công nghiệp là 20 m3/ha.

Tham Khảo Thêm:  Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11
Nước chữa cháy

Sử dụng hệ thống chữa cháy áp lực thấp, trên mjang đường ống cấp nước sạch bố trí các trụ cứu hoả D100- D125mm dọc các trục đường, khảong cách 150m- 300 m bố trí 1 trụ.

Các khu chức năng của KKT

  1. Khu phi thuế quan (quy mô khoảng 300 ha):

Khu phi thuế quan nằm tiếp giáp với cửa khẩu Cha Lo; là cửa ngõ của KKT và là vùng ưu tiên phát triển về thương mại dịch vụ cửa khẩu. Bố trí các chức năng thương mại dịch vụ và hậu cần cho xuất nhập khẩu; khu thương mại công nghiệp (miễn thuế) gắn kết với cửa khẩu chính. Các khu chức năng thành phần gồm: – Khu quản lý hành chính, quản lý và kiểm soát cửa khẩu; – Khu thương mại – công nghiệp Bãi Dinh.

  1. Khu dân cư đô thị – nông thôn:

Diện tích đất xây dựng đô thị và điểm dân cư tập trung của Khu kinh tế khoảng 2.060,05 ha; bao gồm 02 đô thị:

– Đô thị cửa khẩu Cha Lo – Bãi Dinh (đô thị loại V): Quy mô đất xây dựng tập trung khoảng 172,59 ha, dân số khoảng 2.000 – 2.500 người.

– Đô thị Hóa Tiên: Quy mô đất xây dựng khoảng 1.587,46 ha dân số khoảng 23.000 – 25.000 người.

– Điểm dân cư tập trung xã Hồng Hóa: Quy mô đất xây dựng khoảng 178,76 ha; dân số khoảng 1.000 – 1.500 người.

– Khu dân cư nông thôn: Các điểm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15-50 hộ/điểm – cụm) cần được đầu tư xây dựng phát triển.

  1. Khu – cụm công nghiệp – dịch vụ:

Khu dịch vụ – thương mại bố trí tại xã Dân Hóa, trên trục Quốc lộ 12A, quy mô 3,6 ha. Bao gồm:

– Cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại Bãi Dinh; quy mô khoảng 67 ha: Là cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại tổng hợp đa ngành như: Lắp ráp; chế biến nông – lâm – thủy sản; hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử; điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao; đóng gói, bao bì… Cho phép thực hiện các dự án kiểm soát được khả năng gây ô nhiễm môi trường.

– Cụm công nghiệp chủ yếu: Chế biến nông – lâm sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nhựa, giấy đầu tư; điện tử… quy mô 75 ha tại ngã ba Khe Ve. Khu dịch vụ – thương mại, quy mô khoảng 60,2 ha. Cụm công nghiệp phía Bắc đô thị Hóa Tiến với các ngành chủ yếu: Sửa chữa ô tô, lắp ráp; đóng gói, bao bì, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ thể thao… quy mô khoảng 50ha. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Tham Khảo Thêm:  Phản ứng hạt nhân

– Cụm tiểu thủ công nghiệp Hóa Tiên; có quy mô 20 ha và khu vực khai thác đá vôi có quy mô 15 ha.

  1. Vùng phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng:

Vùng xây dựng phi tập trung là vùng sản xuất nông lâm nghiệp, chuyên canh của Khu kinh tế. Tổng quy mô diện tích của vùng đạt 10.000 ha; trong đó quỹ đất xây dựng trang trại là 3.530 ha; quỹ đất phát triển cây công nghiệp là 6.470 ha.

  1. Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên:

Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên bao gồm các khu vực vành đai biên giới; và khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gianh tại Dân Hóa, Trọng Hóa và Hóa Thanh. Quy mô diện tích toàn vùng khoảng hơn 40.000 ha.

Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – định hướng phát triển thành khu kinh tế thương mại xuyên biên giới

Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo có quy mô, tiềm năng phát triển lớn; là cơ sở quan trọng để xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới. Để hiện thực hóa ý tưởng này, tỉnh Quảng Trị đang tích cực phối hợp Viện Chiến lược phát triển; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án Phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam – Densavanh (Lào).

Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo - Cửa khẩu Quốc tế thương mại đặc biệt
Khu kinh tế (KKT) Lao Bảo – Cửa khẩu Quốc tế thương mại đặc biệt

Theo đó, tỉnh Quảng Trị đề xuất xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavanh dựa trên mô hình “Hai nước một khu kinh tế” có chung cơ chế, chính sách và quản lý vận hành; có các chính sách ưu đãi đặc biệt với nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi; tôn trọng sự độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu pháp lý của cả hai bên và thông lệ quốc tế; sơ đồ khu vực, tổ chức và vận hành chung; bằng cách xây dựng hạ tầng chung trong khu trung tâm và các cơ sở hạ tầng kết nối; trong và ngoài khu trung tâm, tạo thuận lợi cho kết nối vận tải, logistics xuyên biên giới; thiết lập và triển khai cơ chế “ba trong một”; (đó là ba đồng: đồng chính sách, đồng quy tắc, đồng tiêu chuẩn và một chung là chung một khu).

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696