Bạn đang muốn học ngành kinh tế nhưng lại đang cảm thấy rất mông lung, chưa hình dung ra chính xác ngành kinh tế là gì, học ra trường sẽ làm gì và cơ hội việc làm có tốt không, thu nhập có cao không. Bài viết sau sẽ là dành cho bạn, cùng khám phá ngay!

1. Ngành kinh tế học là gì?

Kinh tế (kinh tế học) là khối ngành sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức sâu rộng về kinh tế mang lại những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và thậm chí là có thể làm ở các cơ quan nhà nước.

Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Ngành học này cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (hay còn gọi là những nguồn lực) khan hiếm của nó.

Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

2. Ngành kinh tế bao gồm những ngành nào?

Khối Ngành kinh tế là một trong những ngành có kiến thức vô cùng sâu rộng và có chia ra làm nhiều ngành “hot hit” được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Xem qua một số ngành tiêu biểu sau đây:

  • – Tài chính: Cung cấp cho bạn các kiến thức về tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, tài chính quốc tế, vốn đầu tư….
  • – Quản trị kinh doanh: Gồm những nhánh nhỏ hơn như: Quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị lữ hành, thương mại, Marketing, ngoại thương…
  • – Ngân hàng: Sẽ giúp bạn có các kiến thức về: Đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng, bảo hiểm
  • – Cuối cùng là ngành kế toán: Các kiến thức liên quan tới: Thống kê dữ liệu, dự đoán kinh tế, kế toán kiểm toán…..
Tham Khảo Thêm:  Thành phố London: 8 điều mà bạn chưa hề biết!

3. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành kinh tế học

Sau tốt nghiệp, các em sẽ có khả năng, kiến thức và cơ hội làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước từ trung ương tới địa phương, những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng, làm việc tại các trường Đại học, viện nghiên cứ, hoặc thậm chí làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể, hoặc thậm chí làm ở các tổ chức quốc tế, phi chính phủ

Nếu như bạn muốn đi sâu hơn về lĩnh vực kinh tế, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục học ở các bậc sau đại học ở trong hoặc ngoài nước, học những chuyên ngành như: Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng…

Một số vị trí nghề nghiệp cụ thể mà bạn có thể tham khảo như: Kế toán viên, kiểm toán viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên ngân hàng, nhân viên bảo hiểm, nhà kinh tế học, cố vấn viên kinh tế tài chính…; giảng viên giảng dạy Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Lịch sử học thuyết kinh tế, cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức đoàn thể, xã hội…

4. Mức lương ngành kinh tế học có cao không?

Thu nhập của người làm trong ngành kinh tế sẽ phụ thuộc vào mỗi ngành nghề và cấp bậc vị trí mỗi người. Một sinh viên mới ra trường có thể đi làm mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu đồng/tháng. Sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm, lên được những vị trí cao trong ngành thì việc kiếm được vài trăm triệu/ tháng là chuyện bình thường.

Tham Khảo Thêm:  [Bật mí] Cách kiểm tra tình trạng visa Canada nhanh chóng nhất

Sinh viên khối ngành kinh tế thường là những bạn trẻ vô cùng năng động và linh hoạt, nhiều người cũng sẽ không chọn đi làm ở một doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể nào cả, họ chọn tự làm chủ chính mình, xây dựng cơ ngơi cho riêng mình và có được những thành công ngoài mong đợi.

5. Cần có tố chất gì để phù hợp với ngành kinh tế học?

Nếu bạn có những tố chất sau đây, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ngành kinh tế để theo học:

+ Là người logic, có đầu óc phân tích, đón đầu xu hướng

+ Có khả năng toán học sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tính toán trong kinh tế

+ Kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm chủ động

+ Thường hay quan tâm tới các vấn đề về kinh tế, xã hội trong nước và thế giới

+ Có năng lực giải quyết vấn đề tốt, khả năng tổ chức, lãnh đạo

+ Khả năng thuyết trình, sáng tạo, thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo

6. Những trường nào đang đào tạo ngành kinh tế học?

Khối ngành về Kinh tế rất rộng và đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, tùy vào mục đích của từng trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, ngoài các kiến thức tổng quan về Kinh tế học thì các trường còn đào tạo các kiến thức chuyên sâu như các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế…

Hơn nữa ngành kinh tế học là một ngành “hot”, chính vì vậy ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học ngành này, điều này dẫn đến ngày càng nhiều các trường đại học đào tạo ngành kinh tế, sau đây là một số lựa chọn cho bạn:

Khu vực miền Bắc:

  • – Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • – Học viện Chính sách và Phát triển
  • – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • – Học viện Tài chính
  • – Đại học Kinh tế Quốc dân
  • – Đại học Lao động Xã hội
  • – Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc)
  • – Đại học Thương mại
  • – Đại học Lâm nghiệp
  • – Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
  • – Đại học Hải Dương
  • – Đại học Hồng Đức
  • – Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • – Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
  • – Đại học Thái Bình
Tham Khảo Thêm:  12 ngành học DỄ XIN VIỆC nhất tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới

Khu vực miền Trung:

  • – Đại học Vinh
  • – Đại học Kinh tế Nghệ An
  • – Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • – Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • – Đại học Nha Trang
  • – Đại học Tây Nguyên
  • – Đại học Quang Trung

Khu vực miền Nam:

  • – Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • – Đại học Kinh tế TP.HCM
  • – Đại học Mở TP.HCM
  • – Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
  • – Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • – Đại học Cần Thơ
  • – Đại học Tiền Giang
  • – Đại học Trà Vinh
  • – Đại học Dân lập Lạc Hồng

Bài viết trên đã tóm tắt kiến thức cơ bản để các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh Tế, hy vọng các bạn sẽ có những hướng đi và sự lựa chọn đúng đắn cho mình!

Một thực trạng đáng báo động hiện nay đó là các học sinh lớp 12 thiếu kiến thức, thiếu định hướng trong chọn ngành nghề dẫn tới chọn sai ngành, kết quả học tập giảm sút, thậm chí là bỏ ngang giữa chừng. Hiểu được những nỗi lo của học sinh, HOCMAI đã ra mắt Giải pháp tư vấn chọn trường – chọn ngành để giúp các em “quẳng gánh” âu lo và chọn được trường ngành nghề, trường ĐH phù hợp nhất với bản thân.

>> THAM KHẢO NGAY GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHỌN TRƯỜNG – CHỌN NGÀNH TOÀN DIỆN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM <<

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP