Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam

Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam
Video tin về bé hạo nam

Dẫu không còn tia hy vọng nào về sự sống của Hạo Nam nhưng chung quanh bé, vẫn có những tấm lòng của mọi người, bởi tinh thần tương thân tương ái, chở che trong lúc khó khăn.

Tắt dần hy vọng

Đêm cuối năm 2022 dần khép lại, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của đồng nghiệp, vỏn vẹn mấy dòng: Ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình có cháu bé 10 tuổi đi nhặt sắt bán phế liệu bị rơi xuống trụ bê-tông sâu 35m, đang giải cứu.

Khi ấy, tôi chỉ nghĩ đơn vị thi công quá cẩu thả, tắc trách trong việc bảo đảm an toàn tại khu vực thi công và tôi cũng nghĩ rằng, chắc giống như mấy hôm trước ở tỉnh này, tỉnh nọ, các bé bị rơi xuống cống, hố công trình cũng được giải cứu an toàn.

Thế nhưng, sau đó tôi trằn trọc mãi, không thể chợp mắt. Liệu cháu bé có được giải cứu, gia đình cháu bé giờ ra sao? Linh tính mách bảo tôi, một người làm báo đã từng chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm, hy hữu rằng vụ việc này không hề đơn giản bởi cháu bé bị rơi vào bên trong trụ bê-tông sâu đến 35m!

Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam ảnh 1

Hàng chục bình oxy được đưa đến hiện trường để giải cứu cháu bé. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Sớm hôm sau, tôi có mặt tại hiện trường, tiếng máy móc cứu hộ nghe inh tai, những bước chân vội vã của lực lượng làm nhiệm vụ, rồi hàng chục bình oxy được đưa đến, dây ống oxy được dẫn đưa vào sâu trong ống trụ bê-tông và dây truyền nước để trợ sức cho Hạo Nam, với hy vọng “còn nước còn tát”.

Từng giờ trôi qua, tim tôi như thắt lại mỗi khi nhận được câu trả lời của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu tiên lượng tình trạng của bé rất xấu vì rơi trong lòng ống chật hẹp, ở độ sâu nên có thể xảy ra tình trạng đa chấn thương, không khí không bảo đảm.

Hai ngày trôi qua, rồi ba ngày… tôi vẫn nuôi hy vọng. Rồi đến chạng vạng tối 4/1, ông Đoàn Tấn Bửu cho hay: “Tới thời điểm hiện tại, các điều kiện duy trì sự sống cho em bé đã kết thúc. Em bé đã có bằng cớ đầy đủ, rõ ràng tử vong”.

Ngay sau khi gõ những dòng tin vội vã về sự ra đi của bé, bất giác tôi chợt nhớ đến ba mẹ bé Hạo Nam. Nhớ hình ảnh chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (34 tuổi), mẹ bé ra hiện trường trông tin cứu con. Mỗi khi đến khu vực con gặp nạn là chị ngất lịm, nằm trườn dài dưới đất, được lực lượng y tế sơ cấp cứu rồi đưa về nhà. Rồi hình ảnh anh Thái Văn Tấn Tài, chồng chị với thân thể gầy gò, đi lọt thỏm trong dòng người vội vã cứu con mình.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu từ A-Z các loài sò biển

Sau lần đầu tiên cứu con mình không thành công, cũng từ đó, anh bị ám ảnh, không đến gần mà chỉ đứng từ xa, nhìn ra phía cánh đồng, nơi hiện trường Hạo Nam gặp nạn. “Hôm con gặp nạn, được mọi người cho hay, tôi tức tốc chạy ra. Tôi bảo con cố gắng lên, ba sẽ cứu con lên. Tôi thả sợi dây xuống cứu con nhưng con không thể đu lên được, rồi từ từ tôi không còn nghe được tiếng con tôi kêu cứu nữa”, vẻ mặt thất thần, anh Tài nói trong đau đớn.

Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam ảnh 2

Anh Thái Văn Tấn Tài, ba bé Hạo Nam đứng từ xa chờ tin con. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Cũng trong đêm ấy, chúng tôi được ngành chức năng tạo điều kiện cho phóng viên được đến nhà gặp gia đình nhưng phải cố gắng đừng quá lâu, vì lo ngại những câu hỏi xoay quanh cái chết của Hạo Nam sẽ làm tổn thương thêm nỗi đau của gia đình bé.

Thương hoàn cảnh Hạo Nam

Hay tin con trai đã không qua khỏi, chị Linh ngồi bó gối dưới sàn nhà, gương mặt thất thần, khiến ngôi nhà xiêu vẹo vốn trống trước hở sau càng thêm ảm đạm.

Chị Linh sinh ra và lớn lên ở vùng quê Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Sau khi kết duyên chồng vợ, anh chị sinh sống tại xã Phú Lợi cho đến nay. Phần đất cất nhà và vỏn vẹn một công đất lúa (1.000m2) mà anh chị đang canh tác là do gia đình bên anh cho. Đó cũng là tài sản lớn nhất mà anh chị có được. Do con còn nhỏ, chị phải chăm lo, không đi làm thuê được như hồi trước. Giờ anh là “trụ cột” trong gia đình. Ngoài canh tác 1 công lúa, anh còn đi làm thuê đủ nghề như: xịt thuốc sâu, bón phân, đắp đê, lặn sông lấy đất mướn…

Anh chị có hai con gồm một cháu gái được gần 2 tuổi và Hạo Nam. Cuộc sống quá khó khăn, dù đã cố gắng dành dụm nhưng suốt thời gian qua, gia đình vẫn chưa dành dụm được tiền để sửa nhà. Hôm chúng tôi vừa đến trước cửa nhà, mọi người bảo nhau: “Đi nhẹ nhàng, không quá đông người vào nhà vì sàn nhà rung rinh, rất yếu, nguy cơ sập rất cao”.

Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam ảnh 3

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh ngồi thất thần giữa nhà khi biết con đã không qua khỏi. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Chị Linh bảo, Hạo Nam từ nhỏ đến lớn rất ngoan và lễ phép với mọi người. Cơ thể bé ốm yếu một phần cũng do gia đình khó khăn, không thể chăm sóc đầy đủ cho con. Từ khi sanh em đến nay, Hạo Nam biết ba mẹ thiếu thốn tiền bạc nên không dám đòi hỏi gì như trước.

Tham Khảo Thêm:  Xí nghiệp là gì? Quy định liên quan về xí nghiệp

Rồi chị kể tiếp: “Ngày trước tôi còn có tiền thường xuyên mua bánh, mua sữa cho Hạo Nam. Nhưng từ khi Hạo Nam có em, tôi phải dành dụm lo cho cả 2 con. Mỗi khi đi chợ, tôi nhịn ăn sáng, có khi mua đồ nấu ăn ít lại để còn có tiền xoay sở việc khác. Cũng lâu lâu Hạo Nam thèm sữa quá, năn nỉ mẹ cho con tiền mua hộp sữa, khi ấy tôi mới bấm bụng lấy ra 5.000 đồng đưa cho con chạy ra tiệm mua, lúc ấy tôi thấy Hạo Nam mừng lắm”.

Hạo Nam từ nhỏ đã rất thích học võ. Do biết ba mẹ khó khăn nên không dám xin tiền để đi học. Cách hôm gặp nạn 2 ngày, Hạo Nam biết có lớp học võ với học phí 60.000 đồng.

“Để có tiền, con đã đi nhặt phế liệu đem bán được 21.000 đồng, do người mua phế liệu không đủ tiền nên đã thiếu lại con 7.000 đồng. Sang ngày hôm sau, con có xin phép mẹ là cho con đi “lượm đồ mũ” (PV: nhặt phế liệu). Tôi có bảo con đi nhặt gần nhà, đừng ra ngoài chỗ người ta thi công thì nguy hiểm lắm. Tôi không thể ngờ sáng hôm ấy là ngày tôi gặp được mặt con lần cuối”, chị Linh đau đớn nói trong nước mắt.

Những tấm lòng hướng về bé Hạo Nam ảnh 4

Ngôi nhà xiêu vẹo của gia đình bé Hạo Nam.

Trước đây, Hạo Nam từng nhiều lần đi nhặt phế liệu nhưng không phải lấy tiền đi đóng phí học võ mà là mua bánh, kẹo. Hạo Nam rất thương em gái, nên mỗi khi nhặt phế liệu bán được đôi ba nghìn đồng là mua bánh hoặc kẹo về khoe mẹ rồi rủ em ăn. “Hạo Nam ở nhà tên Cu, mấy hôm nay, em của Hạo Nam không gặp được anh nên rất nhớ, rồi cứ bập bẹ hỏi mẹ 2 tiếng: Cu con, Cu con, làm tôi rất đau đớn”, chị Linh bộc bạch.

Tôi hỏi Hạo Nam biết sắp tới Tết không? Chị Linh bảo: Hạo Nam đi học, mấy bạn bảo sắp nghỉ Tết tây. Hạo Nam không biết Tết tây, cứ tưởng Tết mình nên rủ gia đình về ngoại chơi. Sau đó, mẹ giải thích thì Hạo Nam biết và đòi Tết tới mẹ mua đồ mới mặc đi chơi. Tôi mới than với Hạo Nam Tết năm nay mẹ không có tiền, nhưng mẹ sẽ để dành, con cứ mặc đỡ đồ cũ đi, từ từ mẹ mua.

Đã một tuần trôi qua, vợ chồng chị Linh vẫn ngóng đợi để được mang con về. Tôi hỏi chị Linh từ trước đến giờ, Hạo Nam có đi lâu như vậy không? Chị nức nở bảo: Trước đây Hạo Nam xin về nhà ngoại, ở có 1 ngày là vợ chồng tôi rất nhớ, đón con về. Đây là lần đầu tiên Hạo Nam xa ba mẹ lâu đến vậy. Tôi rất nhớ Hạo Nam con tôi.

Tham Khảo Thêm:  Sữa chua không đông có dùng được không? Cách làm sữa chua

Ấm áp những tấm lòng

Từ khi Hạo Nam gặp nạn đến nay, ai ai cũng quan tâm, lo lắng cho bé. Mọi người đều nguyện cầu, đều nuôi hy vọng, dù rất mong manh là bé còn sống. Rồi Hạo Nam không còn trên cõi đời này, mọi người lại ngóng trông tin sớm đưa Hạo Nam ra khỏi trụ bê-tông lạnh giá, trở về với mái ấm đơn sơ, nơi có ba mẹ, có em gái đang ngóng chờ.

Bên cạnh những dòng tin trên mạng xã hội, những dòng bình luận trên các tin, bài viết về Hạo Nam, những ngày qua, bằng nhiều cách khác nhau, gia đình Hạo Nam đón nhận được sự sẻ chia giúp đỡ từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.

Anh Công, cán bộ Công an huyện Tam Nông cho biết, sau khi hay tin Hạo Nam gặp nạn, một người đã điện thoại cho anh và bày tỏ mong muốn được sẽ hỗ trợ các bình oxy để cứu cháu bé.

Chị Linh cho biết, trong những ngày qua, cơ quan chức năng đã nỗ lực tìm kiếm con tôi. Tôi hy vọng có phép màu xảy ra nhưng không thể. Chị rất mong lực lượng cứu hộ sớm đưa thi thể cháu về gia đình.

Theo lời đề nghị của nhiều người dân, địa phương cũng đã tạo cho chị một tài khoản ngân hàng để mọi người của ít lòng nhiều có thể chuyển tiền hỗ trợ cho gia đình chị, góp phần giúp đỡ gia đình chị trong lúc khốn khó này.

Từ khi Hạo Nam bị nạn đến nay, nhiều nhà hảo tâm, chính quyền địa phương đã đến thăm, động viên và hỗ trợ. Đó là nguồn động viên tinh thần cho gia đình tôi lúc này.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh

Thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Thanh Bình Trần Phú Hữu cho biết: “Anh Tài, chị Linh thuộc diện khó khăn về điều kiện sản xuất, lao động của địa phương. Sau khi cháu Hạo Nam gặp nạn, chính quyền và các nhà hảo tâm đã đến thăm, động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho gia đình. Ngoài đến nắm bắt tình hình, động viên gia đình, Ban Dân vận và hội, đoàn thể huyện cũng đã hỗ trợ mở tài khoản để mọi người có thể chia sẻ giúp đỡ gia đình anh chị”.

“Tinh thần tương thân tương ái của bà con trong xóm giềng, cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến xã, nhà hảo tâm trong cả nước hướng về gia đình cháu Hạo Nam là rất tốt, từ đó, gia đình có thêm được nguồn động viên và yên tâm tin tưởng sẽ đưa cháu bé về được với gia đình”, ông Trần Phú Hữu chia sẻ.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP