Tác phẩm tiêu biểu

Tác phẩm tiêu biểu của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu

-Truyện Lục Vân Tiên:

(Tranh minh họa trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)

Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm ông viết trước khi Pháp xâm lược đát nước, nhằm tuyên truyền đạo lí:

“ Trai thì trung hiếu làm đầu, Gái thì tiết hạnh là câu trau mình.”

Nhưng bằng một cảm hứng mãnh liệt, một năng lực sáng tạo nghệ thuật không nhỏ, qua hình thức kể chuyện bằng văn vần (truyện thơ), đã trở thành khúc ca chiến đấu và chiến thắng của chính nghĩa, của đạo lí nhân dân với nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương. Tác phẩm Lục Vân Tiên là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa: Gia đình Võ Công lật lọng tàn bạo với chàng rể tương lai họ Lục đáng thương; viên Thái sư hiểm ác, chơi trò không ăn được đạp đổ trên thân phạn phận cô gái họ Kiều; Trịnh Hâm đố kị, phản trắc, phạm tội giết người; Bùi Kiệm không nghĩa không tình muốn tranh giành người vợ tương lai của bạn.

Tác phẩm Lục Vân Tiên đã được thử thách qua thời gian. Nó có sức sống lớn trong mọi tầng lớp người Việt Nam xưa và nay, đặc biệt là người dân Nam Bộ. Tác phẩm và nhiều chi tiết, hình tượng của tác phẩm thực tế đã là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của một số loại hình nghệ thuật khác.

– Dương Từ – Hà Mậu:

(Truyện thơ Dương Từ – Hà Mậu)

Quyển Dương Từ – Hà Mậu có lẽ được Nguyễn Đình Chiểu viết sau khi ông chạy giặc ở Gia Đinh về Cần Giuộc, vì trong Dương Từ – Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu có nói đến giặc ngoại xâm, nhất là ông có viết mấy câu sau này:

Bấy lâu giặc dã chưa rồi Những no sẽ tủ bỏ nơi dọc đường Hay đau việc học ròng ròng Con ngoài cung biết luống cung ngỡ ngàng.

Số phận của Dương Từ, Hà Mậu là số phận của những tác phẩm nội dung không lợi cho thực dân, cho nên suốt thời Pháp đô hộ, nó chỉ được ra mắt đồng bào bằng một số đoạn trích trong Nỗi lòng Đồ Chiểu nhưng rồi cũng bị cấm. Mãi đến năm 1964 mới được công bố đầy đủ.

Tham Khảo Thêm:  Công Thức Tính Thể Tích Khối Lăng Trụ Đứng Và Bài Tập Vận Dụng

– Ngư tiều vấn đáp y thuật (từ sau 1874):

(Tác phẩm thơ Nôm Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật)

Ngư tiều vấn đáp y thuật là một tác phẩm ngoài nêu cao lòng yêu nước, căm thù giặc còn là một tác phẩm chuyên môn nhằm phổ biến y học, với tinh thần giúp đời cứu người. Tác phẩm là tác phẩm lớn cuối cùng của cụ. Từ Lục Vân Tiên đến Ngư tiều vấn đáp y thuật có sự phát triển khá rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật. Có nghệ thuật, có căng có chùng, do tình hình đất nước. Nhưng con người sống giữa đời cũng như sống trong thơ chỉ ngày càng có chất. Nhà thơ và anh hùng thế kỷ XV coi “hổ phác, phục linh” như chất kết tinh cái anh hào nhất của một đời mình. Nó cũng “dùng để trợ dân này”. Cuốn sách này của cụ Đồ cũng vậy, Y thuật ấy là sự kết tinh nghề thuốc trong hang trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời và chiều sâu dân tộc mấy nghìn năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo sống, một con đường phù hợp cho những con người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương bị rơi vào tay giặc: giữ khí tiết, không phục vị quân thù, làm một công việc có ý nghĩa vừa giúp dân vừa giúp nước. Thang thuốc có vị cay của gừng, mà cũng có mùi thơm của trầm. Cái chất của cuốn sách tuổi già là vậy.

– Thơ văn yêu nước:

Giặc Pháp đánh chiếm quê hương đất nước, văn chương Đồ Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức đời thường sang đề tài đạo đức trong cơn quốc nạn. Ngọn bít Đồ Chiểu lúc này càng hăng hái “đâm gian”, “chở đạo”. Nó phơi bày tất cả thảm họa của nhân dân:

Tham Khảo Thêm:  Cấu trúc của da, các tầng lớp và vai trò

Các bậc sĩ phu nông công cổ, liền mang tai tới súng song tâm, Mấy nơi tổng lí xã thôn, đều mắc hại cờ ba sắc. (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm:

Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo; Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Kẻ mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đến tên; Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt. (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

Nguyền rủa bọn người:

…. theo quân tả đạo, quẳng vùa hương, xô bàn độc nghĩ lại thêm buồn; … ở lính mả tà, chia rượu lạt, gặm bánh mình, nghe càng thêm hổ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng hi sinh chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đặc biệt ca ngợi những người nông dân vố “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, nhưng giặc đến thì đã xông lên:

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma mí hồn kinh. Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

Và kêu gọi quyết tâm đánh giặc đến cùng:

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia…

Sau này Nam Bộ mất trọn, trong vòng vây của giặc, ngọn bút của Đồ Chiểu vẫn sáng ngời khí tiết mà nhân vật Kì Nhân Sư trong Ngư tiều y thuật vấn đáp: “ chẳng khứng sĩ Liêu, hai con mắt bỏ liều cho đui”, “thà cho trước mắt mù – Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân” là một biểu trưng đáng quý bằng nghệ thuật. Trong những ngày cuối đời, đất nước, quê hương càng gặp nhiều tủi hận, Đồ Chiểu buồn và thơ văn Đồ Chiểu cũng ít nhiều buồn theo. Nhưng trong đó vẫn ánh lên niềm tin và hi vọng lớn:

Tham Khảo Thêm:  Tất Tần Tật Những Lưu Ý Phản Ứng Đặc Trưng Của Ankan

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu. Một trận mưa nhuần rửa núi sông. (Xúc cảnh)

Văn thơ chống Pháp của Đồ Chiểu là tiếng nói nghệ thuật cao cả, cần thiết cho tổ quốc Việt Nam trong cảnh ngộ đau thương. Giá trị của nó không chỉ ở tư tưởng tình cảm mà cũng còn ở độ chín của ngôn ngữ, ở khả năng vận dụng thi pháp nghệ thuật. Nó xứng đáng là lá cờ đầu của nền văn chương chống ngoại xâm thời cận đại như từ lâu sách báo đã nói tới. Thơ văn yêu nước bao gồm:

Chạy giặc (có bản chép là chạy Tây – 1859)

Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột)

Thư gửi cho em.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861): năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, bắt đầu xâm lược nước ta. Năm 1859 chúng tán công vào Gia Định. Nhân dân Nam bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 24.12 nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đát Gia Định (tỉnh Long An ngày nay), gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại, 21 nghĩa quân (có chỗ nói 15) hi sinh. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế này. Vua Tự Đức đã ra lệnh phổ biến bài văn tế trong nhiều địa phương khác. Nhà thơ Miên Thẩm Tùng Thiện vương và Mai Am nữ sĩ đã có thơ ca ngợi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Ở đây là người nông dân, nghĩa quân chống giặc, cứu nước.

Mười hai bài Thơ điếu Trương Công Định và Văn tế trận vong Lục Tỉnh (1874)

Một số bài thơ Đường luật như : Trời bão, Nước lụt, Vịnh con dê, Từ biệt cố nhân, Ngựa Tiêu sương, Thơ điếu Phan Thanh Giản.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP