Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43 sau Công nguyên)

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam và in đậm trong tình cảm mỗi người dân Việt. Lễ hội đền Hai Bà Trưng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân ta, góp phần nâng cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 – 43 sau CN

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng với sự thành công nhanh chóng và sự suy tôn Trưng Trắc lên nắm quyền quản lý, điều hành đất nước là sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, của ý thức tự chủ của nhân dân ta. Đây thực chất là một cuộc đồng khởi của toàn dân trên phạm vi cả nước, dưới sự lãnh đạo của người phụ nữ. Vậy dưới đây là nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Diễn biến như thế nào? Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn. Bên cạnh đó để nâng cao kiến thức Lịch sử các bạn xem thêm phong trào Cần Vương.

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm nào?

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40 đầu Công nguyên, cách chúng ta gần hai nghìn năm. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, xưng Vương dựng nước cũng là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy.

2. Nguyên nhân cuộc khởi Hai Bà Trưng

*Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh:

Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chì là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược. Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy chống lại là Đông Hán. Chính thời điểm chuẩn bị phong trào bùng nổ thì Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Tham Khảo Thêm:  Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

*Nguyên nhân trực tiếp

  • Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
  • Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

*Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
  • Do đó nguyên nhân chính trực tiếp dẫn tới cuộc khởi nghĩa không phải là cái chết của Thi Sách mà nó bắt nguồn từ các chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người dân Âu Lạc tại Giao Chỉ đương thời đã để lại bao đâu thương và nước mắt. Lê Văn Siêu trong sách “Việt Nam văn minh sử” thậm chí còn cho rằng, sự kiện Thi Sách bị giết không phải là một chi tiết quan trọng trong diễn biến phong trào khởi nghĩa của hai bà Trưng.

3. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần. Đó là:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

  • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
  • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Tham Khảo Thêm:  Cấu trúc Used to/ Be used to/ Get used to trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

  • Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
  • Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

4. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn, mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ. Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

5. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.
  • Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê (Ba Vì – Hà Tây).
  • Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.
Tham Khảo Thêm:  Tam giác cân là gì? Tính chất của tam giác cân?

=> Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do sự chênh lệch về lực lượng lớn.

6. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
  • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
  • Khẳng định vai trò của người phụ nữ
  • Nói lên sự biết ơn tôn kính của nhân dân trước công lao to lớn của Hai Bà Trưng

7. Di tích quốc gia đặc biệt Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng

Kiến trúc nghệ thuật Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng tọa lạc trên một khu đất có cảnh quan đẹp, địa hình bằng phẳng, thoáng rộng, với tổng diện tích 19.999.9m2, quay theo hướng đông bắc, trông ra một hồ nước rộng trong xanh, đây chính là sự vận dụng phong thủy trong tư duy của người Việt vào việc xây dựng các công trình kiến trúc văn hóa. Quần thể được xây trên khu đất vượng khí nhằm mục đích đem lại an lành, phúc lộc cho cuộc sống nhân dân địa phương.

Đền Hai Bà Trưng được tọa lạc ở trung tâm của cụm di tích, phía trái là chùa Viên Minh, bên phải là ngôi đình thờ Thành hoàng làng (Đình Đồng Nhân). Các công trình kiến trúc được khuôn lại trong hệ thống tường bao khép kín.

1. Đền thờ Hai Bà Trưng: được xây dựng từ triều Lý Anh Tông năm Đại Định thứ 3 (1142) ở bãi Đồng Nhân, trên bờ sông Hồng đến năm Gia Long thứ 18 (1819).

2. Chùa Viên Minh: còn được gọi là chùa Hai Bà, tên chữ là “Viên Minh Tự”. Tên chùa Viên Minh được gọi theo pháp hiệu của Hai Bà khi được triều đình nhà Lê tôn lên thành Phật. Chùa nằm trong tổng thể quần thể di tích Đình – Đền – Chùa Hai Bà Trưng.

3. Đình Đồng Nhân: là một trong những di tích lịch sử văn hóa có niên đại xây dựng từ rất sớm, đình nằm sát bên phải đền thờ Hai Bà Trưng, được xây lui lại so với mặt tiền của đền.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP