Chắc có lẽ bánh xèo không còn là món ăn xa lạ với người dân Việt Nam. Ý nghĩa của bánh xèo đã thấm sâu vào truyền thống của ông bà ta. Ngày nay, bánh xèo không còn chỉ được làm vào các dịp lễ hội hay các bữa ăn truyền thống gia đình nữa, mà bánh xèo được xem như những bữa ăn bình thường. Bánh xèo không chỉ là một món ăn làm nên tinh hoa của nền ẩm thực miền Tây mà còn là sự kết tinh của những giá trị văn hóa mộc mạc của con người nơi đây.
Ý nghĩa của bánh xèo Miền Tây
Không biết ra đời tự bao giờ, chỉ biết rằng bánh xèo đã đi vào ẩm thực miền Tây với hỉnh ảnh một món ăn dân dã, mộc mạc và bình dị đến lạ thường. Theo một số thông tin khác, nguồn gốc món bánh xèo miền Tây là xuất phát từ miền Trung. Trong quá trình người miền Trung di dân, khai hoang và định cư của miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ đã mang theo cách chế biến món bánh vô cùng độc đáo này.
Vì sao lại có tên bánh xèo? Sở dĩ có tên như thế vì âm thanh “xèo xèo” khi đổ bánh phát ra tạo nên một sức lôi cuốn và hấp dẫn khi lần đầu bạn được nghe nó. Nhiều người lại cho rằng vì tiếng “xèo xèo” đổ bánh ấy mà đã cảm thấy kích thích vị giác, và không thể cưỡng lại bởi cái mùi thơm ngào ngạt tạo đã nên giá trị văn hóa của bánh xèo. So với bánh xèo ở các vùng khác thì bánh xèo miễn Tây nhĩnh hơn về mặt kích thước. Tuy có phần to nhưng hương vẫn làm say mê lòng người. Đó cũng chính là lý do mà những du khách đã đặt tour đến miền Tây không thể nào quên được cái món bánh độc đáo này.
>> Xem thêm: Bánh xèo Cao Lãnh (Đồng Tháp) hương vị khó quên
Bánh xèo – món ăn dân dã mà bình dị
Bánh xèo thường được bán rất nhiều vào mùa mưa, bỡi lẽ từng chiếc bánh giòn tan, nóng hổi vừa thổi vừa ăn khiến con người ta thấy ấm bụng phần nào. Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền mà nhân bánh sẽ làm từ tôm, thịt bò, mực, thịt vịt xiêm, bỏ vào một chút nấm và một chút giá để tăng thêm vị ngon. Nói đến đây thôi mà đã cảm thấy đói bụng.
Bánh xèo tuy được chế biến đơn giản, ấy vậy mà không phải vậy, không phải ai cũng đều làm thành công ngay từ những những lần đầu tiên. Phải thật khéo tay bánh mới tròn, không bị rách, bánh hoàn toàn thật giòn nhưng lại không dễ vỡ.
Nếu thiếu đi một dĩa rau, kèm 1 chén nước chấm thì bạn đã mất đi hết ý nghĩa của bánh xèo. Chén nước chấm thường được pha chua chua ngọt ngọt, thêm chút cà rốt bào mỏng, ớt, tiêu. Còn các loại rau ăn kèm không thể thiếu như: cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau rừng, khế chua, chuối chát bào mỏng. Để thưởng thức chuẩn vị dân dã nhất, bạn phải dùng tay cuốn từng chút một như thế sẽ ngon hơn. Cắn một miếng bánh, hương vị hồn quê tan nhẹ nơi đầu lưỡi. Chắc hẳn ai xa quê không thể nào quên được cái hương vị quen thuộc ấy.
Một số địa điểm làm Bánh xèo ngon ở miền Tây
Ngày nay rất nhiều món ăn vặt ra đời, nhưng bánh xèo vẫn là món đặc sản không thể thiếu. Ở một số tỉnh thành Tây Nam Bộ vẫn còn giữ lại bánh xèo truyền thống như chính lưu lại các ý nghĩa của bánh xèo từ bao đời nay. Nếu các bạn có dịp ghé thăm miền Tây thì các bạn đừng bỏ qua Sa Đéc, Cần Thơ, Bến Tre An Giang,… Đặc biệt thành phố Cao lãnh có riêng một con đường gọi là làng bánh xèo để các bạn có thể thưởng thức các loại bánh xèo truyền thống chế biến đa dạng theo phong cách mọi vùng miền. Cùng với đó là hình ảnh các chị phụ nữ trong chiếc áo bà ba bên bếp lửa hồng, âm thanh quen thuộc “xèo xèo” cùng với màu vào óng ánh làm nức lòng du khách.
Không còn gì có thể tuyệt vời hơn khi được thưởng thức món bánh xèo chính thống, dân dã mà tinh tế. Dù đi đâu về đâu, chắc hẳn nếu mọi người đã từng thưởng thức thì sẽ không thể nào quên được cái mùi vị thân thương ấy, cái mùi của ẩm thực truyền thống, và cả cái mùi của tình người nơi đây. Vì thế, hãy cùng chung tay lưu giữ từng ý nghĩa của bánh bèo, giữ gìn, phát triển và truyền đạt đến thế hệ sau này.