Cẩn trọng khi cho trẻ chơi slime

Video xì lam là gì

Món đồ chơi rất phổ biến

Khi bé Trâm Anh (7 tuổi) ngỏ ý muốn đặt mua một hộp slime trên mạng để cùng em chơi, chị Trang (Hà Nội) đã đồng ý ngay. Thế nhưng, khi nhận hàng, kiểm tra thấy hộp slime có mùi hắc rất khó chịu, trước khi cho con chơi, chị đã lên mạng tìm hiểu món đồ chơi này. Chị giật mình khi thấy rất nhiều thông tin về nguy cơ trẻ có thể bị ngứa, phồng rộp tay, thậm chí ngộ độc nếu chất dẻo này làm từ nguyên liệu, hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc. Sau đó, chị Trang đã giải thích cho con hiểu những nguy cơ khi mua slime không rõ nguồn gốc trên mạng và cùng thống nhất bỏ hộp slime mới mua.

Slime là một dạng chất dẻo đặc biệt nhưng lại không làm bẩn hay dính tay. “Chất nhờn ma quái” này có độ đàn hồi tốt, mềm dẻo như cao su và mềm mại như nước. Slime hấp dẫn trẻ vì có thể biến hóa thành nhiều hình dạng độc đáo khác nhau. Trẻ có thể sử dụng slime để kéo dãn, nhào nặn thành nhiều hình thù, thậm chí là giấu các món đồ chơi hay các mô hình nhân vật nhỏ bên trong. Slime đuợc phổ biến tại nước ta vài năm gần đây với nhiều chủng loại đa dạng, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Thành phần chủ yếu của slime được làm từ keo xà phòng, keo làm hồ dính… để có thể tạo độ mềm dẻo và đàn hồi tốt. Những bộ đồ chơi slime chính hãng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín không chứa chất độc hại, được làm từ các nguyên liệu, vật liệu an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, với giá thành rẻ, đồ chơi slime được làm từ nguyên liệu, hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc rất nhiều.

Tham Khảo Thêm:  Luộc ngô bao lâu thì chín? BÍ QUYẾT ngô ngon “căng mọng”

Không khó để tìm mua món đồ chơi này ở các quán hàng dong hay các quán tạp hóa gần cổng các trường học. Món đồ chơi này cũng được bán tràn lan trên mạng.

Cơ quan An ninh Y tế quốc gia Pháp từng cảnh báo, các loại đồ chơi bằng chất dẻo, chất nhờn như slime chứa nhiều chất độc hại, có khả năng gây dị ứng, bỏng, chàm còn gọi là eczema, thậm chí ảnh hưởng tới thần kinh. Chất tạo cho hỗn hợp này tính dẻo và nhờn là axit boric, loại dung dịch thường được dùng để rửa kính áp tròng. Liên minh châu Âu (EU) đã xếp loại chất này vào nhóm các chất có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con người, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc thường xuyên.

Ngộ độc khi chơi slime không rõ nguồn gốc

Chỉ vài ngàn đồng, trẻ đã có thể mua slime về chơi hoặc mua được nguyên liệu về tự chếtheo các clip hướng dẫn khi trên Youtube. Tuy nhiên, đã có nhiều trẻ em bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu khi chơi slime không đảm bảo chất lượng.

Ngày 16/4/2021, 35 học sinh Trường Tiểu học Hòa Khương, quận Hòa Vang, TP. Đà Nẵng phải đi cấp cứu với biểu hiện khó thở, ngứa da. Nguyên nhân được xác định là ngộ độc do chơi slime. Ban đầu, một học sinh tự chế tạo từ các miếng slime dạng nước, hình dáng giống miếng hạ sốt. Em đem ngâm chúng trong nước nhiều giờ và phối trộn với các chế phẩm khác mua từ quán tạp hóa. Sau đó, em bán lại cho các bạn cùng trường. Khi cùng chơi và ngửi mùi từ slime tự chế, nhóm học sinh đau đầu, đau bụng, nôn ói, khó thở…

Tham Khảo Thêm:  Mách bạn 4 cách cắt dưa hấu đẹp và đơn giản, dễ thực hiện ngay cả với những người mới vào bếp nhưng lại cực kỳ đẹp mắt

Đây không phải lần đầu tiên loại đồ chơi này gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Cách đây 2 năm, 19 học sinh của Trường THCS Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã phải nhập viện trong tình trạng nóng, ho, khó thở, buồn nôn… nghi bị dị ứng hóa chất từ đồ chơi “chất nhờn ma quái” được mua trước cổng trường.

Năm 2018, một bé trai 7 tuổi đã bị sưng phồng ngón tay, nhiễm trùng da nặng do chơi slime phải vào Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) điều trị.

Chỉ cần có vật liệu tổng hợp như keo sữa, nước súc miệng, bột giặt, kem đánh răng, nước rửa bát, dầu gội, xà phòng bánh, dầu ăn… cùng bột borax – hàn the để tạo độ dính và phẩm màu công nghiệp… là trẻ đã có thể tự chế slime. Để slime bắt mắt, độc đáo và hấp dẫn hơn, có thể cho thêm chất tạo mùi hương, kim tuyến, nhũ…

Theo các chuyên gia, nhiều thành phần có trong loại đồ chơi này chất độc hại. Phẩm màu công nghiệp chứa các kim loại nặng, nên dễ gây tổn thương gan, thận; loét da hoại tử, rối loạn sắc tố da, sừng hóa da… Hàn the và các hóa chất tạo ẩm, tạo màu, tạo mùi khi vào đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, yếu cơ, buồn ngủ và liều cao gây co giật.

Nếu trẻ chỉ dùng tay để chơi thì việc các hóa chất này thấm qua da vào cơ thể là rất ít. Trong trường hợp trẻ vô tình cho vào miệng thì sẽ gây ngộ độc. Các triệu chứng tùy vào mức độ nặng nhẹ của phản ứng từ hóa chất tạo nên sản phẩm và hàm lượng trẻ cho vào miệng.

Tham Khảo Thêm:  BẬT MÍ Mướp đắng xào trứng bao nhiêu calo? Mướp đắng xào trứng có béo không?

Trẻ chơi slime, cha mẹ lưu ý gì?

Dưới đây là những lưu cha mẹ không nên bỏ qua khi cho trẻ chơi slime để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Lựa chọn sản phẩm chính hãng: Chọn mua sản phẩm hoặc nguyên liệu làm slime có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi chú rõ thành phần nguyên liệu và khả năng kích ứng.

Có sự giám sát của người lớn: Đồ chơi slime chỉ thích hợp với những trẻ từ 4 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này trẻ đã có sự phát triển nhận thức. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên chơi cùng con hoặc có sự giám sát để tránh các rủi ro xảy ra.

Giới hạn thời gian chơi: Kể cả là trẻ chơi slime chính hãng thì cha ẹm cũng nên giới hạn thời gian trẻ được chơi.

Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi: Dù slime có làm bằng chất liệu an toàn đến đâu, nhưng suốt quá trình chơi sẽ khó tránh khỏi việc các vi khuẩn xâm nhập. Sau khi bé chơi slime, bé vô tình đưa tay dụi mắt hay cho vào miệng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đọc kỹ thành phần: Cha mẹ nên xem kỹ thành phần để biết được đồ chơi slime có độc hại không và chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi an toàn, không chứa chất độc hại.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP