Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Việt Nam

1. Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

Sau khi bình định hình thái Việt Nam, thực dân Pháp bổ nhiệm Pol Du-me làm Toàn quyền xứ Đông Dương vào năm 1897 nhằm hoàn thiện hệ thống cai trị và thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lên các nước thuộc địa và trong đó có Việt Nam.

Tại thời điểm này, thực dân Pháp đã bắt đầu áp đặt bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả 3 nước Đông Dương và đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương. Pháp chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ (Thống sứ) – Trung Kỳ (Khâm sứ) – Nam Kỳ (Thống Đốc) – Lào (Khâm sứ) – Campuchia (Khâm sứ).

Dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ chính là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh do người Pháp trực tiếp cai quản. Và dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ – huyện – châu – làng – xã.

Nói chung, bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối để tăng cường kìm kẹp, áp bức, bóc lột để tiến hành khai thác nước Việt Nam và làm giàu cho tư bản Pháp.

Mục đích: Chính sách bóc lột “chia để trị” của thực dân Pháp và tay sai của chúng. Chúng trực tiếp đàn áp, bóc lột nhân dân nhằm:

– Vơ vét, bóc lột một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược.

– Đồng thời, chúng cũng muốn thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại các nước thuộc địa.

2. Tổ chức bộ máy Nhà nước:

Như chúng ta đã biết thì xã hội và kinh tế chuyển biến rất mạnh mẽ trong cuộc khai thác này, sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

– Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.

– Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã.

=> Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

* Nhận xét

– Chính sách của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

– Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

3. Chính sách kinh tế để phục vụ khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

– Nông nghiệp:

Tham Khảo Thêm:  Lộ trình học và ôn thi IELTS Online cho người mới bắt đầu từ số 0 và mất gốc

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hecta ruộng đất bị Pháp chiếm.

Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

+ Phát canh thu tô.

– Công nghiệp:

Pháp đã tập trung khai thác các mỏ và nguồn khoáng sản giàu có ở nước ta như khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm,…. Tất cả nguồn tài nguyên này đều được chúng vơ vét và đưa về Pháp.

Các tập đoàn tư bản Pháp đều nắm phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ. Đặc biệt, chúng còn tận dụng nguồn lao động rẻ mạt tại Việt Nam để làm các công việc trong hầm mỏ cho chúng.

Không chỉ vậy, Pháp còn cho xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ đời sống sinh hoạt của chúng tại Việt Nam như nước, điện, bưu điện, cơ sở sản xuất dệt, xi măng để tận dụng nguồn nhiên liệu và nhân công tại chỗ để đáp ứng nhu cầu đời sống thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc của Pháp chưa kịp chuyển sang.

Ngày nay, một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam như gốm, dệt,… đã bị mai một, do không đủ điều kiện sản xuất và không cạnh tranh được với hàng hóa của nước Pháp.

– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Cũng trong giai đoạn này, ngày càng nhiều đoạn đường sắt ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ được xây dựng. Tính tới năm 1912, tổng chiều dài đường sắt ở Việt Nam đã làm xong lên tới 2.059km. Và các tuyến đường bộ được mở rộng tới các khu vực đồn điền, bến cảng, hầm mỏ, cùng các đường biên giới trọng yếu.

Các cảng biển, cây cầu và tuyến đường biển ngày càng được xây dựng nhiều, liên kết với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng mục đích chủ yếu của thực dân Pháp là xây dựng hệ thống giao thông để khai thác tài nguyên nước ta lâu dài. Đồng thời, góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột sức lao động của nhân dân ta một cách rẻ mạt.

– Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

– Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

– Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.

– Tác động tích cực:

+ Phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến ⇒ đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực (ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,…).

Tham Khảo Thêm:  1dm2 bằng bao nhiêu cm2? Quy đổi dm2 sang cm2 chuẩn nhất

4. Chính sách văn hoá, giáo dục để phục vụ khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

– Duy trì nền giáo dục phong kiến.

– Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá, đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc ở bậc Trung học.

=> Những chính sách của thực dân Pháp đã tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân.

5. Những chuyển biến về xã hội thời kỳ pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

– Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

– Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.

– Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn…

– Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán… bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

– Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

– Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

=> Từ một nước phong kiến, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dân với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp, ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

6. Đánh giá cuộc khai thác thuộc địa lần I tới Việt Nam:

– Sau khi đã bình định được cơ bản Việt Nam, năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam (1897 – 1914).

– Trong thời điểm đó, thực dân Pháp bắt đầu việc áp đặt một bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả ba nước Đông Dương, đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành 5 kỳ với sự quản lý của người Pháp với Bắc Kỳ (Thống sứ), Trung Kỳ (Khâm sứ), Nam Kỳ (Thống Đốc), Lào (Khâm sứ), Campuchia (Khâm sứ), dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh (do người Pháp cai quản), dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu, rồi đến làng, xã (bản xứ).

Sở dĩ năm 1897 là thời điểm mà thực dân Pháp chọn để bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương là vì cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp mới dập tắt được các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự và đặt xong bộ máy thống trị tại Việt Nam. Thực dân Pháp đã có thời kỳ tạm thời hòa bình sau hàng chục năm chiến tranh, chúng đã yên tâm bước bước vào khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Do đó, sự thất bại của phong trào Cần Vương vào năm 1896 đã đưa phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta đi vào bế tắc, từ đó tạo điều kiện cho Pháp làm chủ Việt Nam, biến Đông Dương nói chung và cả Việt Nam nói riêng thành thuộc địa của mình.

Tham Khảo Thêm:  Axit là gì? Các loại axit mạnh và cách gọi tên của chúng

Có thể nói chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp có ảnh hưởng rất nhiều tới xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Bên cạnh những tác động tiêu cực thì nó cũng có những tác động tích cực như:

Tác động tiêu cực

+ Nguồn tài nguyên bị vơi cạn và thất thoát nhiều

+ Nền nông nghiệp không có sự phát triển, bị dậm chân tại chỗ

+ Thiếu hẳn công nghiệp phát triển nặng, còn những ngành công nghiệp khác phát triển nhỏ giọt

+ Việt Nam trở thành thị trường chuyên cung cấp nhiên – nguyên liệu và thị trường độc chiếm của thực dân Pháp.

Tác động tích cực

Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa đã bước đầu du nhập vào Việt Nam. Điều này đem lại nhiều phương pháp tiến bộ, khoa học hơn so với phương thức phong kiến. Từ đó đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực như Sài Gòn, Hà Nội,…

Như vậy, căn cứ dựa trên các sự kiện và thông tin chúng tôi đưa ra như trên ta thấy ở cuộc khai thác này thì pháp cần phải đàn áp được những phong trào đấu tranh vũ trang của ta vào cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự và đặt xong bộ máy cai trị tại Việt Nam thì thực dân Pháp mới bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa của mình. Nếu như Pháp thực hiện luôn công cuộc khai thác thuộc địa sau khi đánh chiếm thành công nước ta thì có thể công cuộc khai thác sẽ không đạt được mục đích.

Không có một bộ máy cai trị với những chính sách bịp bợm, liệu Pháp có thể dễ dàng trấn áp quần chúng? Không thể bình định được những cuộc khởi nghĩa, thì liệu Pháp có đủ lực lượng và của cải để có thể tiến hành công cuộc khai thác của mình? Tất nhiên là không. Một nước tư bản thực dân như Pháp sẽ nhìn rõ những điểm mình cần làm trước khi thực hiện công cuộc khai thác của mình. Mặc dù mang lại những cải cách to lớn về nhiều mặt, song vẫn có những tồn tại mặt hại song song mặt lợi trong thời kì Pháp thuộc. Mặc dù vậy, công cuộc khai thác này chỉ tiến hành được 7 năm thì phải dừng lại vì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ở Châu Âu.

Trên đây là thông tin do chúng tôi cung cấp với nội dung “Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Việt Nam” và các thông tin khác có liên quan tới vấn đề này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc nhất nhé.

Xem thêm: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (hai) của Pháp tại Việt Nam.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP