Việt Nam luôn nỗ lực là thành viên tin cậy và có trách nhiệm của Liên hiệp quốc

Chủ động phá thế bao vây cấm vận

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, ngoại giao đa phương đã được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, coi trọng như một mũi tiến công sắc bén trên mặt trận tổng hợp đấu tranh vì độc lập dân tộc. Cụ thể, chỉ 4 ngày sau khi Liên hiệp quốc tổ chức khóa họp đầu tiên vào ngày 10/1/1946 thì ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc. Trong thư gửi cho Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc, các đại diện của Mỹ, Liên Xô cũ, Trung Quốc, Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Yêu cầu các ngài công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đồng Liên hiệp quốc”. Mặc dù các yếu tố chính trị và lịch sử chưa cho phép Việt Nam có thể sớm gia nhập Liên hiệp quốc, nhưng cuộc đấu tranh chính nghĩa và anh hùng của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước cùng những đóng góp to lớn của Việt Nam trong phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới đã tạo cho Việt Nam có được sự ủng hộ to lớn và rộng rãi trên toàn thế giới.

Để xúc tiến việc gia nhập Liên hiệp quốc, ngay sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào tháng 7/1975, Chính phủ nước ta đã tổ chức một đoàn ngoại giao sang New York (Mỹ) để vận động tham gia Liên hiệp quốc. Đến tháng 1/1977, sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ – Jimmy Carter đã đồng ý Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc. Trải qua 31 năm thăng trầm, ngày 20/9/1977, Đoàn ngoại giao của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu tham dự phiên khai mạc Kỳ họp 32 Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Và đúng 9 giờ sáng tại tòa sảnh chính của trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, lễ thượng cờ Việt Nam được diễn ra theo nghi lễ gia nhập thành viên của Liên hiệp quốc – Việt Nam chính thức là thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này. Đây là mốc son lịch sử, đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ.

Gần 1 tháng sau khi gia nhập vào Liên hiệp quốc, ngày 14/10/1977, Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 32 đã thông qua Nghị quyết 32/3 kêu gọi các nước, tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Sự kiện này cũng đã mở ra một thời kỳ mới cho ngoại giao Việt Nam, với những bước ngoặt cho hoạt động ngoại giao đa phương nổi bật như: chủ động phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ; gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); kết nạp vào Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); ký hiệp định khung về kinh tế với Liên minh châu Âu (EU); gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…

Kể từ khi tham gia, Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện Hiến chương Liên hiệp quốc, luôn nỗ lực bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực…

Tham Khảo Thêm:  Euro Cup 2024 - Các Thông Tin Liên Quan Đến Mùa Giải 

Đánh giá về những bước phát triển của chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ khi gia nhập Liên hiệp Quốc, đồng chí Ngô Quang Xuân, Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc (1993-1999) nhận định:“Chúng ta chuyển động, tự lập, tự lực để hoạt động trên cơ sở lợi ích của mình gắn kết với lợi ích của bạn bè quốc tế, để người ta thấy rằng Việt Nam là một đất nước, một thành viên có trách nhiệm trong Liên hiệp quốc, một đối tác có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển và tin cậy… Chúng ta đã rất vững vàng khi tham gia vào bất cứ một cơ chế lãnh đạo nào của Liên hiệp quốc. Ngoại giao đa phương nói chung và vị trí của Việt Nam trong Liên hiệp quốc đã thay đổi một cách rất rõ ràng, ngoạn mục”.

Phát triển mạnh mẽ hợp tác Việt Nam – Liên hiệp quốc

44 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hiệp quốc đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia – dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Không chỉ dừng lại ở lợi ích quốc gia – dân tộc, sự hợp tác giữa Việt Nam – Liên hiệp quốc được cộng đồng quốc tế đánh giá là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên Liên hiệp quốc cũng như về vai trò của Liên hiệp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu như kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo. Việt Nam được lựa chọn trở thành địa điểm huấn luyện các lực lượng gìn giữ hòa bình cho Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á một lần nữa cho thấy đánh giá cao của Liên hiệp quốc đối với những cam kết và kết quả tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc của Việt Nam.

Việt Nam rất tích cực tham gia các tiến trình đàm phán nhằm phát triển luật pháp quốc tế, xây dựng các khuôn khổ mở rộng hợp tác, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, chú trọng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Sự hợp tác ấy thể hiện rất rõ khi Liên hiệp quốc đang thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.

Trong giai đoạn 1977-1986, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. Liên hiệp quốc đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt, nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật trong xây dựng, kiến thiết đất nước. Tổng viện trợ của Liên hiệp quốc cho Việt Nam lúc này đạt hơn 500 triệu USD. Việt Nam trở thành Ủy viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO (nhiệm kỳ 1978-1983) và Việt Nam tiếp tục trúng cử vào Hội đồng chấp hành của tổ chức này trong 3 nhiệm kỳ 2001-2005; 2009-2013 và 2015-2019.

Tham Khảo Thêm:  Get Back là gì và cấu trúc cụm từ Get Back trong câu Tiếng Anh

Trong giai đoạn 1986-1996, nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước trên mọi lĩnh vực. Cho tới cuối những năm 1980, Liên hiệp quốc tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam đạt trên 630 triệu USD chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đầu những năm 1990, nhiều nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nối lại viện trợ cho Việt Nam nhưng Liên hiệp quốc vẫn chiếm 30% viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài.

Trong giai đoạn 1997-2000, Liên hiệp quốc dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên… Việt Nam chủ động tham gia sâu vào các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp quốc khi là thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hóa học (CWC) (1998); thành viên của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) (1998-2000) và Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA (nhiệm kỳ 2000-2002)…

Trong giai đoạn hợp tác 2001-2011, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn Liên hiệp quốc làm cơ sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (nhiệm kỳ 2008 -2009); hỗ trợ Chương trình 135, lồng ghép với thực hiện Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)… Viện trợ của Liên hiệp quốc cho Việt Nam lúc này đạt trên 400 triệu USD.

Từ năm 2012 đến nay, trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một Liên hiệp quốc, Việt Nam tích cực triển khai Kế hoạch chung của Liên hiệp quốc; là thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016) đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; cử 169 lượt sĩ quan, cán bộ tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi; thành viên ECOSOC (nhiệm kỳ 2016-2018). Trong năm 2017, Việt Nam là một trong 52 nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này vào năm 2018; là nước đầu tiên có Một ngôi nhà xanh chung của Liên hiệp quốc (2015)…

Đặc biệt, Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục 192/193. Trên vai trò này, Việt Nam đã công bố 7 ưu tiên chính bao gồm: Ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo Điều 6 Hiến chương Liên hiệp quốc; Cải tiến cách thức làm việc của Hội đồng Bảo an, tăng cường hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực theo Điều 8 Hiến chương Liên hiệp quốc; Vấn đề nhân đạo, bảo vệ thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống người dân tại các nơi xung đột; Phụ nữ, hòa bình, an ninh và trẻ em trong xung đột vũ trang; Khắc phục hậu quả xung đột; Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc; Tác động của biến đổi khí hậu tới hòa bình và an ninh.

Tham Khảo Thêm:  Đoạn mạch nối tiếp

Ngoài ra, Việt Nam còn giữ vai trò Điều phối viên Nhóm các nước Ủy viên không thường trực (E10) tại Hội đồng Bảo an; tham gia gần 190 cuộc họp, hàng trăm cuộc đàm phán, thương lượng văn kiện ở các cấp khác nhau. Đồng thời để lại dấu ấn quan trọng và được dư luận đánh giá là “đúng, trúng và kịp thời” khi tổ chức thành công hai sự kiện: 1. Thảo luận mở của Hội đồng Bảo an với chủ đề “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” thông qua Tuyên bố Chủ tịch riêng đầu tiên của Hội đồng Bảo an về tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc; 2. Phiên họp về hợp tác giữa Liên hiệp quốc và ASEAN lần đầu tiên tại Hội đồng Bảo an.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế Liên hiệp quốc về quyền con người, bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, đồng thời đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025; phối hợp tốt với Liên hiệp quốc trong công cuộc chống dịch Covid-19, đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của WHO; triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan; cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 về xét nghiệm và điều trị HIV, hướng tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030… Ngoài ra, Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam là một điển hình thành công trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

44 năm quốc kỳ Việt Nam có mặt tại Trụ sở Liên hiệp quốc, trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng, Việt Nam tham gia các tiến trình đàm phán nhằm phát triển luật pháp quốc tế, xây dựng các khuôn khổ mở rộng hợp tác, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, chú trọng bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển; thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. 44 năm chúng ta tham gia và đóng góp vào sự lớn mạnh của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này – sự lớn mạnh, tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Liên hiệp quốc một lần nữa minh chứng cho quyết định và con đường đi đúng đắn của Việt Nam ngay từ những năm tháng đầu tiên giành độc lập.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP