Ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát 19.2 âm lịch: Tập lắng nghe, bao dung

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị nào?

Theo Phật Sự Online, Bồ Tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ Tát Quán Tự Tại, là một vị Bồ Tát rất gần gũi với người Việt Nam chúng ta.

Trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy hình ảnh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thường đi kèm với hai vị – gọi là Tây phương tam thánh. Một vị đứng ở giữa là Đức Phật A Di Đà, đứng hai bên một vị là Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng trưng cho sự từ bi, một vị là Đại Thế Chí Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ.

Danh hiệu Quán Thế Âm của Ngài có một ý nghĩa rất đặc biệt: Quán (còn có âm là Quan), tức là sự quan sát, tìm hiểu để biết rõ ràng. Thế là thế gian, cuộc đời, cuộc sống trong nhân gian. Âm là âm thanh, là tiếng kêu cứu, thỉnh cầu của những chúng sinh đang đau khổ.

Người Việt thường tổ chức lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm vào 3 ngày trong năm

Như vậy, Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát luôn quan sát, lắng nghe tiếng kêu cứu khổ của chúng sinh trong nhân gian để đến cứu. Với lòng từ bi, vị tha Ngài cứu tất cả chúng sanh, không phân biệt ai cả, giống như người mẹ luôn bảo vệ con của mình. Và tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn ấy luôn được coi là hạnh nguyện đặc trưng của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tham Khảo Thêm:  Tính cách cung Xử Nữ (23/8 – 22/9) theo ngày sinh, ưu nhược điểm

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, có nêu rất rõ và rất ấn tượng về hạnh nguyện cứu khổ, cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài tùy duyên mà ứng hiện ra các hình tướng khác nhau để cứu khổ, độ sanh.

Phật dạy rằng: “Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh chịu các khổ não, nhất tâm xưng danh hiệu Quán Thế Âm. Bồ Tát tức thời quan sát âm thanh, khiến được giải thoát”. Ngài Quán Thế Âm hóa hiện ra muôn ức thân để cứu giúp mọi loài chúng sanh ở khắp các cõi nước.

Ý nghĩa hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát

Một trong những hình tượng rất độc đáo của Bồ Tát Quán Thế Âm là hình tượng Ngài có đến nghìn tay và nghìn mắt. Người ta dựa vào hạnh nguyên của Ngài để tạo ra hình tượng này. Nghìn mắt là để quan sát và nhìn khắp mọi nơi để có thể biết chúng sanh nơi nào đang gặp khổ nạn. Nghìn tay là để có thể cứu khổ muôn vàn chúng sanh trong sanh tử luân hồi.

Phật tử tham dự Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

Một hình ảnh khác của Bồ Tát đó là tay trái cầm bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Nước cam lồ biểu tượng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh.

Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là tượng trưng cho giới đức thanh tịnh. Chỉ có bình thanh tịnh mới có thể chứa được nước cam lồ, tức là con người có giới đức thanh tịnh mới có thể chứa đựng lòng từ bi.

Tham Khảo Thêm:  Những ngày kiêng kỵ quan hệ là ngày nào?

Còn cành dương liễu để làm gì? Cành dương liễu yếu mềm dẻo dai và sức chịu đựng lớn, gió chiều nào nó lay theo chiều đó nên không gãy. Những cành cây cứng gặp gió mạnh rất dễ gãy. Như vậy cành dương liễu biểu tượng cho đức kham nhẫn. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức kham nhẫn thì lòng từ bi khó thực hiện được.

Chính vì hạnh nguyện cứu khổ, ban vui và sự ứng hóa khôn cùng của Bồ Tát Quán Thế Âm như thế, nên mọi người thường phụng thờ Ngài và trì niệm danh hiệu Ngài, nhất là những lúc gặp nguy nan.

Ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Người Việt thường tổ chức lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm vào 3 ngày: Ngày 19.2 âm lịch là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm đản sanh, ngày 19.6 là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo và ngày 19.9 là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia.

Cũng theo Phật Sự Online, học theo hạnh nguyện Quán Thế Âm, cứu khổ cứu nạn của Ngài, mỗi người chúng ta cần phát tâm làm việc thiện, giúp đỡ sẻ chia với những người bất hạnh khổ đau. Tập cách lắng nghe để thấu hiểu và yêu thương người khác, bao dung và tha thứ cho người khác. Bảo vệ môi trường sống, phóng sanh, giúp người giúp vật để kiến tạo một thế giới an lành, hạnh phúc.

Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 1995 bao nhiêu tuổi?

Kiệu rước tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đi trong Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn

Học theo hình ảnh bình thanh tịnh, các vị cư sĩ tại gia sống có tam quy (quy y Tam Bảo – quay về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng), ngũ giới (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu), luôn ý thức chánh niệm trong việc giữ năm giới của mình, có thể thọ trì bát quan trai giới, thực hành thập thiện, nhờ đó giới đức của chúng ta ngày càng thanh tịnh.

Còn các vị xuất gia phải luôn khép mình vào đời sống phạm hạnh, vì rằng chỉ có nếp sống hoàn toàn thanh tịnh như vậy mới có thể đưa đến thiền định và trí tuệ, đưa đến giác ngộ giải thoát.

Học theo hình ảnh nước cam lồ. Hằng ngày, mỗi người chúng ta cần sống với tâm từ bi, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Sống biết bố thí, sẻ chia với tấm lòng rộng mở. Nhờ vậy, ta sẽ được hoan hỷ trong đời.

Học theo hình ảnh cành dương liễu. Nếu chúng ta không có sự kham nhẫn, chúng ta sẽ bị chìm đắm trong khổ đau, vì rằng cảnh trần bất toại. Trong đời sống hằng ngày, có nhiều lúc chúng ta bị nóng, bị lạnh, bị đói, bị những lời xúc phạm, gặp những điều trái ý nghịch lòng, nếu ta không có sự kham nhẫn ta sẽ rất sân giận, khổ đau vì chúng. Như vậy, người con Phật nhờ thực hành sự kham nhẫn sẽ vượt qua được sóng gió cuộc đời, đến được bến bờ an lạc.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP