Từ láy là gì? Phân biệt các loại từ láy (có bài tập ví dụ)

Từ láy là gì? Phân biệt các loại từ láy (có bài tập ví dụ)

Từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó là một phần quan trọng của văn hóa ngôn ngữ Việt Nam và giúp thể hiện tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Loại từ này được ứng dụng trong cả văn nói và văn viết.

Vậy bạn đã biết từ láy là gì và bao gồm những loại nào chưa? Cùng M5s News tìm hiểu rõ hơn về loại từ này ngay bên dưới đây nhé.

Từ láy là gì

1. Từ láy là gì?

Khái niệm về từ láy chúng ta đã từng được học trong Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 hay gặp ở môn ngữ văn lớp 6. Tuy nhiên nếu bạn đã quên hoặc muốn tìm hiểu thêm những thông tin về từ láy là gì thì hãy cùng M5s News đọc những thông tin bên dưới đây nhé.

Ví dụ về từ láy sách tiếng việt lớp 4

Từ láy là một trong những dạng của từ phức, cách để tạo từ láy là phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ láy chỉ có một từ thể hiện được ý nghĩa hoặc thậm chí không từ nào có nghĩa nếu đứng một mình.

Ví dụ:

– Từ láy: Long lanh (có âm đầu là âm “l” giống nhau)

– Từ láy: Khéo léo (có vần “eo” giống nhau)

– Từ láy: Xanh xanh (có cả âm đầu “x” và vần “anh” giống nhau)

Khác với biện pháp tu từ điệp ngữ, từ láy được lặp lại phải có độ dài ít nhất là 2 tiếng và nhiều nhất 4 tiếng. Nhưng phần lớn từ láy 2 tiếng được sử dụng phổ biến hơn.

Từ láy được sử dụng rất rộng rãi trong thơ ca, văn học hay thậm chí là cuộc sống đời thường với mục đích là nhấn mạnh sự vật, sự việc nào đó, giúp cho sự việc được mô tả sinh động và gây ấn tượng hơn với người nghe, người đọc.

Ví dụ về từ láy

Sau định nghĩa vừa rồi bạn đã hiểu từ láy là gì chưa? Nếu còn băn khoăn chưa hiểu rõ thì cùng tìm hiểu các loại từ láy và ví dụ ngay bên dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

2. Từ láy có mấy loại?

Về cơ bản dựa vào cấu trúc và cấu tạo của thì từ láy sẽ được chia thành 2 loại chính, đó chính là: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.

2.1 Từ láy toàn bộ (hoàn toàn) là gì?

Từ láy toàn bộ (hay còn gọi là từ láy hoàn toàn) là loại từ này rất dễ để nhận biết được bởi chúng được láy giống nhau về cả dấu câu, vần, âm.

Tham Khảo Thêm:  Loài voi và những điểu cần biết

Từ láy toàn bộ thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng.

Ví dụ về từ láy toàn bộ: xa xa, đùng đùng, ầm ầm, nghiêng nghiêng,…

Có một vài trường hợp sử dụng từ láy để miêu tả sự vật, sự vật một cách nhẹ nhàng, tinh tế, hài hoà thì những phụ âm sẽ được thay đổi ở phụ âm cuối hoặc dấu câu.

Ví dụ: tim tím, lung linh, long lanh,…

2.2 Thế nào là từ láy bộ phận?

Từ láy bộ phận nghe tên thôi chúng ta cũng có thể hình dung được loại từ láy này chỉ láy ở một bộ phận nào đó, có thể là phần âm hoặc phần vần. Để hiểu rõ hơn, bài viết sẽ ví dụ từ láy bộ phận

Từ láy âm là gì: Láy âm là từ láy âm đầu chỉ lặp lại ở phần âm giữa 2 tiếng.

Ví dụ: ngáo ngơ, mênh mông, rì rào, lấp lánh,….

Từ láy vần là gì: Từ láy vần là từ láy chỉ lặp lại ở phần vần của 2 tiếng.

Ví dụ: lao xao, cỏn con, phẳng lặng,…

Phân loại từ láy

3. Sử dụng từ láy có tác dụng gì?

Sau những thông tin về khái niệm từ láy là gì cũng như những ví dụ thì chúng ta có thể thấy rằng từ láy được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày mà không phải chỉ mỗi trong thơ văn. Người sử dụng có thể sử dụng từ láy trong nhiều trường hợp khác nhau và mang đến cho người đọc, người nghe nhiều cảm nhận khác nhau.

Đối với loại từ láy toàn bộ thì tác dụng chính của nó là để nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới. Còn những từ láy bộ phận được sử dụng để miêu tả, nhấn mạnh những hiện tượng thì thường được thay đổi một chút về dấu câu hoặc phụ âm cuối để thể hiện được sự nhẹ nhàng, tinh tế, hài hoà của hiện tượng đó.

Từ láy được xem là loại từ có thể biến đổi một cách linh hoạt và được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong cả văn nói và văn viết. Chủ yếu được sử dụng để nhấn mạnh, bên cạnh đó còn sử dụng để diễn đạt, biểu đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh,… của sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống.

Việc sử dụng từ láy trong văn nói và văn viết giúp người đọc, người nghe sẽ có một cái nhìn đa chiều và sâu sắc với sự vật, sự việc được nhắc tới.

Tác dụng của từ láy

4. Cách phân biệt từ láy và từ ghép dễ nhớ

Từ láy và từ ghép là gì? Chúng là 2 loại từ của từ phức. Điểm chung của chúng là được cấu thành từ 2 tiếng trở lên tuy nhiên chúng vẫn những sự khác biệt rõ rệt. Để giúp bạn dễ nhận biết, dễ nhớ hơn về sự khác nhau của 2 loại từ này dưới đây sẽ là bảng so sánh phân biệt sự khác nhau của từ ghép và từ láy.

Nội dung Từ láy Từ ghép Định nghĩa Từ láy là gì: là từ được cấu tạo bởi đối thiểu 2 tiếng và tối đa 4 tiếng. Là những tiếng có cùng âm, cùng vần hoặc giống toàn bộ. Từ ghép là gì: Là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và đều có nghĩa. Nghĩa của từ tạo thành

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính quãng đường

Từ láy sẽ được tạo nên từ một từ có nghĩa hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa. Sau khi kết hợp giữa 2 từ sẽ tạo nên 1 từ láy có nghĩa.

Ví dụ về từ láy: – Từ “cỏn con”: + Từ “cỏn” không có ý nghĩa + Từ “con” là đại từ sử dụng để xưng hô, là danh từ sử dụng để chỉ người, chỉ vật. – Từ “bâng khuâng”: + 2 từ trên nếu tách riêng biệt sẽ không thể hiện được ý nghĩa gì. Còn khi kết hợp lại thể hiện được sự nhớ nhung, luyến tiếc.

Từ ghép phải được tạo nên từ hai từ có nghĩa.

Ví dụ về từ ghép: – Từ “quần áo” + Nói về trang phục, ăn mặc. + Khi tách riêng ra từng từ. “Quần” là trang phục sử dụng để mặc phía dưới từ eo trở xuống. “Áo” là trang phục sử dụng để mặc từ eo trở lên trên.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí

Đối với từ láy, khi đảo vị trí của các từ chúng sẽ không còn ý nghĩa.

Ví dụ: “cỏn con” đảo vị trí thành “con cỏn” không hề có ý nghĩa.

Còn với từ ghép, vì được cấu thành từ 2 tiếng có nghĩa vì vậy dù đảo vị trí thì vẫn không bị mất đi ý nghĩa.

Ví dụ: “quần áo” đạo vị trí thành “áo quần” thì ý nghĩa vẫn là trang phục, ăn mặc.

Thành phần Hán Việt Từ láy không có thành phần Hán Việt

Từ ghép có sử dụng thành phần Hán Việt.

Ví dụ: Từ “tử tế” trong từ phức này có từ “tử” là từ Hán Việt.

Hy vọng qua bảng so sánh trên sẽ giúp bạn có thể phân biệt, hiểu được và biết cách tìm từ láy, từ ghép là gì khi gặp từ láy trong cuộc sống hằng ngày.

5. Ví dụ bài tập về từ láy (có lời giải)

Sau định nghĩa của từ láy là gì và sự so sánh giữa từ láy và từ ghép thì hãy thử áp dụng và xác định trong những bài tập dưới đây. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

5.1 Ví dụ từ láy SGK Tiếng Việt Lớp 4

Ví dụ 1: “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.”

Đáp án: Từ láy trong đoạn văn trên là “nô nức” thuộc loại từ láy âm.

Ví dụ về từ láy lớp 4

Ví dụ 2: “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.”

Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre thông thanh cao giản dị, chí khí như người.

Đáp án: Từ láy trong câu thơ trên là “mộc mạc”, “nhũn nhặn”, “cứng cáp” thuộc loại từ láy âm.

5.2 Ví dụ từ láy SGK Tiếng Việt lớp 5

Ví dụ 1: “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Tham Khảo Thêm:  Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Các quy định hiện nay

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”

Đáp án: Từ láy trong câu thơ trên là “thầm thì”, thuộc loại từ láy âm.

Ví dụ 2: “Thuyền ta chầm chậm vào

Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim”

Đáp án: Từ láy trong khổ thơ trên gồm có: “chầm chậm, “se sẽ” thuộc loại từ láy toàn bộ, “cheo leo” thuộc loại các từ láy vần.

5.3 Ví dụ về láy SGK Ngữ Văn Lớp 6

“Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô nàng trẻ, đẹp đang đi dạo ở đó. Nghe tiếng động, cô nàng vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô nàng xuất hiện.”

Đáp án: Từ láy trong đoạn văn trên là “ trằn trọc”, “vội vàng” thuộc loại từ láy âm.

5.4 Ví dụ từ láy SGK Ngữ Văn Lớp 7

Ví dụ 1: “Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch”

Đáp án: Từ láy trong đoạn văn trên là “đăm đăm” thuộc loại từ láy toàn bộ.

Ví dụ 2: “Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”

Đáp án: Từ láy trong câu trên là “mếu máo” thuộc loại từ láy âm và từ “liêu xiêu” thuộc loại từ láy vần.

Ví dụ 3: “Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.”

Đáp án: Từ láy trong câu văn trên là “bần bật” thuộc loại từ láy âm.

Ví dụ 4: “Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc quá nhiều”

Đáp án: Từ láy trong câu văn trên là “thăm thẳm” thuộc loại từ láy toàn bộ.

Ví dụ 5: Trong những từ dưới đây là từ láy hay từ ghép: xinh xắn, học hành, mênh mông, xanh xao, thiên nhiên, xanh xanh, ô tô, bàn ghế, thấp thỏm, ông bà, thoang thoảng, thăm thẳm, xa xa, da dẻ, ngơ ngác, nhà cửa, nóng nực.

Đáp án: Dựa theo bảng phân biệt giữa từ láy và từ ghép ta có đáp án như sau:

Từ láy Từ ghép mênh mông xinh xắn xanh xao học hành xanh xanh thiên nhiên thăm thẳm ô tô ngơ ngác bàn ghế nho nhỏ xa xa da dẻ ông bà thoang thoảng nhà cửa thấp thỏm nóng nực

Cùng với khái niệm về từ láy là gì và những ví dụ trên đã giúp bạn hiểu hơn về từ láy chưa. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn nhận biết được từ láy trong đời sống hằng ngày. Nếu thấy thông tin hữu ích thì hãy theo dõi những chủ đề liên quan mà M5s News đã cung cấp nhé.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP