Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Vậy tập tính bẩm sinh là gì? Ví dụ về tập tính bẩm sinh? Tập tính bẩm sinh và tập tính học được có gì khác nhau không? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Tập tính động vật là gì?
Ví dụ : Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiền gần con mồi.
Các hoạt động tiến lại gần , nhảy vồ lên , rượt đuổi là các chuỗi phản ứng của hổ báo để có thể săn mồi→ đảm bảo cho hỏ báo có thể bắt được con mồi →tồn tại và phát triển .
Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi là tập tính kiếm ăn của hổ báo .
Như vậy Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
Ý nghĩa : Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.
Tập tính bẩm sinh là gì?
Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là:
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
+ Tập tính hỗn hợp : bao gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
Ví dụ : Mèo bắt chuột
Ví dụ về tập tính bẩm sinh
Nhằm giúp Khách hàng phân biệt được rõ sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được nên trong ví dụ về tập tính bẩm sinh chúng tôi sẽ nêu cụ thể để Khách hàng thấy rõ sự khác biệt từ 2 tập tính này.
Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
– Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.
– Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác.
– Gà trống gáy vào mỗi sớm.
– Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
– Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.
– Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con.
– Gấu bắc cực ngủ đông.
Ví dụ về tập tính học được:
– Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.
– Sư tử non học tập để săn mồi.
– Khỉ con học cách leo trèo.
– Chim non học tập để có thể bay.
– Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.
– Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.
– Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.
Cơ sở thần kinh của tập tính
– Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
– Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.
– Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.
– Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
– Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.
– Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.