Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện là hai phương thức có xảy ra ở người. Trong đó giải thích cho các hiện tượng và cách thức diễn biến của một số hiện tượng. Dưới đây sẽ là một số Ví dụ về phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện là gì?
Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, trong đó, điều kiện cần xác định cụ thể để hình thành các phản xạ.
Với mỗi người khác nhau có môi trường tiếp xúc khác. Do đó mà tính chất tiếp cận hay thường xuyên gặp tình huống để phản xạ cũng khác nhau. Điều đó làm cho các phản xạ có điều kiện xảy ra là không giống nhau ở mỗi cá thể.
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện để thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới. Phản xạ có điều kiện dễ mất nếu không được thường xuyên củng cố.
Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể. Diễn ra với các hành động chắc chắn sẽ được thực hiện với một tình huống cụ thể. Giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, thích nghi với những hiện tượng thường xuyên lặp lại. Đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, bên cạnh lợi ích được đảm bảo. Giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.
Đê đưa ra được Ví dụ về phản xạ có điều kiện cần hiểu được khái niệm phản xạ có điều kiện như trên.
Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
– Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không có điều kiện và có điều kiện ở vỏ não.
– Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là sợi dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn.
– Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt) ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não xuất hiện hưng phấn. Sau đó sẽ kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây ra một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não).
– Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn, các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước. Đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành động lực và khi bỏ thức ăn chỉ chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.
Ý nghĩa, tính chất của phản xạ có điều kiện
– Phản xạ có điều kiện mang tính vạn năng ví dụ như trời lạnh thì mặc ấm, trời nóng thì mặc mát.
– Các phản xạ nhằm mục đích phù hợp với môi trường và nâng cao khả năng thích nghi.
– Phản xạ có điều kiện có sự tham gia của vỏ bán cầu đại não. Không có tính ổn định cao nếu không được tập luyện thường xuyên. Chẳng hạn như kỹ thuật nhảy xa, động tác này được hình thành trên cơ sở của động tác cũ nên phải tập luyện thường xuyên để hình thành động lực.
– Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi
Phân loại phản xạ có điều kiện
– Dựa theo kích thích của phản xạ có điều kiện, Có 3 loại đó là:
+ Phản xạ có điều kiện từ nhiên: Được hình thành có điều kiện tự nhiên, dựa theo kích thích của phản xạ không điều kiện.Ví dụ như phản xạ tiết nước bọt khi có tiếng chuông
+ Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Là phản xạ được hình thành dựa trên kích thích của phản xạ có điều kiện
+ Phản xạ có điều kiện lưu dấu vết: Là phản xạ nhân tạo nhưng tác dụng của phản xạ trước khi lưu lại cho phản xạ sau ví dụ như đi – đứng – chạy.
– Dựa theo các cơ quan cảm thụ có phản xạ có điều kiện: Thính giác, thị giác
– Dựa theo các cơ quan cảm giác: Có phản xạ có điều kiện cảm thụ và phản xạ có điều kiện ngoại cảm thụ.
– Dựa theo hệ thống phản ứng của cơ thể: Có phản xạ điều kiện cấp 1, cấp 2,…cấp phản xạ càng cao thì càng phức tạp.
Ví dụ về phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống. Là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm,… Khi sự việc quen thuộc lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định, chắc chắn sẽ tạo ra cho bạn thói quen giải quyết công việc.
Khi đó, với các dấu hiệu của sự việc diễn ra, bạn sẽ thực hiện các công việc như cách làm của những lần trước đó.
Ví dụ về phản xạ có điều kiện:
– Đến mùa đông, mặc đồ ấm để không bị lạnh.
– Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ thì dừng lại, còn gặp đèn xanh thì tiếp tục đi.
– Không dại mà chơi đùa với lửa.
– Biết chữ, biết làm toán…
– Biết bật quạt khi trời nóng.
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiệnPhản xạ không có điều kiệnHình thành bằng những sợi dây liên lạc tạm thời trong vỏ nãoĐược hình thành từ tủy sống và các bộ phận hạ đẳng của bộ nãoPhản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp, đường liên hệ tạm thờiCó cung phản xạ đơn giản hơnPhải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có đượcPhản xạ không có điều kiện khi sinh ra đã có và không cần phải học tập.Không tập luyện thường xuyên sẽ mất điBền vững, không bị mất đi khi không tập luyệnMang tính cá thể, không di truyềnMang tính chất chủng loại, có tính chất di truyền
Ví dụ về phản xạ có điều kiện Phản xạ có điều kiện và không điều kiện có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phản xạ không có điều kiện là cơ sở để hình thành phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là sự kết hợp của kích thích có điều kiện và không có điều kiện. Trong đó, kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thước không điều kiện ở một khoảng thời gian ngắn.