Điệp ngữ là một trong các biện pháp tu từ mà chúng ta được học trong bộ môn Ngữ văn, điệp ngữ thường được dùng nhiều trong văn học đặc biệt là trong thơ ca.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến điệp ngữ cũng như lấy Ví dụ về điệp ngữ nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.
Điệp ngữ là gì?
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ mà ở đó tác giả lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn.
Điệp ngữ được sử dụng nhằm mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng.
Phân loại điệp ngữ
– Điệp ngữ có ba loại như sau: Điệp ngữ nối tiếp; Điệp ngữ ngắt quãng; Điệp ngữ vòng (hay còn gọi là điệp chuyển tiếp). Cụ thể hơn về các loại điệp ngữ như sau:
+ Điệp ngữ nối tiếp: Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là nhằm tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.
Để hiểu rõ hơn về điệp ngữ nối chúng ta lấy ví dụ về hai câu thơ sau của nhà thơ Phạm Thận Duật như sau:
“Anh đã tìm em rất lâu, rồi rất lâu
Thương em, thương em, anh thương em biết mấy”
Hai câu thơ trên có dùng phép điệp ngữ nối: “rất lâu” lặp hai lần trong câu một và “thương em” lặp ba lần liên tiếp trong câu hai. Với việc sử dụng phép điệp nối tiếp tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, diễn tả nỗi nhớ nhung của tác giả đối với nhân vật “em” rất cồn cào, da diết.
+ Điệp ngữ ngắt quãng: Điệp ngắt quãng là biện pháp dùng các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong 1 câu văn hoặc cách nhau trong 2, 3 câu thơ của một khổ thơ.
Để hiểu rõ hơn về loại điệp ngữ này chúng ta sẽ lấy một ví dụ của nhà thơ Thanh Hải như sau:
“Ta làm một con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được Thanh Hải lặp lại ba lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy một khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình vào những âm thanh, giai điệu của cuộc sống, hòa vào bản nhạc của những âm thanh của chim ca.
+ Điệp ngữ vòng (hay còn gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)
Điệp vòng có thể hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn hoặc câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu thơ, câu văn tiếp theo sau tạo sự chuyển tiếp, gây một cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.
Để hiểu rõ hơn về điệp ngữ vòng chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ như sau:
“Khói Tiêu Tương thì cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương lại cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại rồi cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh chỉ những mấy ngàn dâu.
Hai từ “Thấy” và “ngàn dâu” là từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, có vẻ trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ ở màu xanh của dâu mà đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng phải đi xa của người chinh phụ.
Ví dụ về điệp ngữ
Để hiểu rõ về khái niệm điệp ngữ chúng ta sẽ phân tích qua một ví dụ được trích từ bài thơ “sóng” của nhà thơ Quân Quỳnh.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
Trong khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ là lặp lại từ “Em nghĩ” nhằm nhấn mạnh những suy nghĩ được tác giả nhắc tới. Mục đích của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh những suy nghĩ của nhân vật “em” cũng như thể hiện rõ hơn nỗi nhớ da diết, cồn cào của người con gái trong tình yêu.
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ
Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng nhiều trong văn học đặc biệt là trong ca dao. Điệp ngữ được sử dụng nhằm mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng. Cụ thể như sau:
– Điệp ngữ dùng để sự nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng.
Để hiểu được tác dụng này của biện pháp điệp ngữ thì chúng ta hãy cùng phân tích đoạn thơ sau nhằm nắm rõ.
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.
– Điệp ngữ dùng để sự tạo sự liệt kê
Để hiểu được ý nghĩa của điệp ngữ đối với việc tạo nên sự liệt kê chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ như sau:
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
– Điệp ngữ dùng để tạo nên sự khẳng định trong câu thơ, câu văn
Ví dụ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Ở ví dụ trên tác giả sử dụng biện pháp điệp ngữ nhằm lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.
Trên đây là những nội dung chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Ví dụ về điệp ngữ. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ về điệp ngữ. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.