Điều trị y tế
Một số phương pháp điều trị y tế giúp giảm sẹo thâm nhanh chóng:
Peel (lột) da hóa học
Đây là loại mặt nạ có tên trichloroacetic axit (TCA), giúp cải thiện tới 70% tình trạng mụn thâm ở má. Tuy vậy, có khi bạn phải thử nhiều loại mặt nạ trước khi tìm ra loại phù hợp với mình, bởi có tới 25% những người sử dụng mặt nạ không thấy hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Coi chừng nhầm lẫn giữa sẹo mụn và vết thâm do mụn
Lăn kim
Lăn kim là quá trình chèn những chiếc kim siêu nhỏ vào vùng da xung quanh vết sẹo để kích thích cơ thể tạo ra nhiều collagen hơn. Collagen giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo thâm bằng cách làm mịn da. Microneedling cải thiện tình trạng sẹo thâm đến 62%.
Cách trị thâm đỏ sau mụn bằng liệu pháp laser
Phương pháp điều trị bằng laser giúp tái tạo bề mặt da mà không cần sử dụng hóa chất hoặc tẩy tế bào chết. Phương pháp này có thể loại bỏ lớp da trên cùng, để lộ các tế bào da trẻ hơn bên dưới, từ đó giảm thâm sẹo, đặc biệt là ở khu vực hai bên má.
Điều trị bằng laser tuy hiệu quả nhưng có thể gây ra phản ứng ở một số người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Lưu ý trong quá trình trị thâm đỏ sau mụn
Luôn giữ da sạch sẽ, thông thoáng: Làm sạch da mặt bị mụn bằng cách rửa mặt từ 2-3 lần/ngày với sữa/gel rửa mặt dịu nhẹ để không tạo điều kiện cho mụn tấn công.
Không nặn mụn: Mụn hai bên má hầu hết là mụn viêm, mụn bọc, mụn đỏ. Vì thế, bạn đừng cố nặn chúng bằng mọi giá nếu không muốn tình trạng tồi tệ hơn và các vết thâm thi nhau xuất hiện. Hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Tia UVA/UVB từ ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến thâm đỏ sau mụn lâu mờ. Do đó, bạn cần tuân thủ nguyên tắc “Thoa kem chống nắng hàng ngày” trong quá trình trị sẹo thâm. Ngoài ra, nên tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10-16 giờ vì đây là lúc tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: tránh xa tinh bột, đường và dầu mỡ; tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn ăn các loại thực phẩm hữu ích trong việc điều trị sẹo thâm như thực phẩm giàu chất đạm (sữa đậu nành, thịt lợn, đậu hũ…), chất sắt (bí đỏ, thịt bò, gan, trứng…), kẽm và selen (nghêu, sò, ốc, sữa, lòng đỏ trứng gà…), vitamin (trái cây họ cam chanh, cà rốt, xoài, dâu tây…).
>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn bọc để lại sẹo rỗ, đâu là giải pháp điều trị hiệu quả?
Những vết sẹo thâm mụn xuất hiện ở hai bên má sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp với người khác. Áp dụng các phương pháp trị thâm đỏ sau mụn trên có thể giúp bạn sớm phục hồi vẻ ngoài hoàn hảo.