Ở bắc bán cầu là mùa đông, thì ở nam bán cầu là mùa gì? Và vì sao lại như vậy? Xin cảm ơn.
Ở bắc bán cầu là mùa đông thì ở nam bán cầu là mùa hè. Lý do là trái đất quay xung quanh mặt trời những không phải theo trục thẳng đứng mà bị nghiêng một góc là 23.5 độ. Chính vì vậy, lượng ánh sáng mặt chiếu cho 2 nửa bán cầu là không cân bằng nhau vào mùa hè và mùa đông. Khi lượng nhiệt chiếu cho mùa đông tại bắc bán cầu ít, đó là mùa đông, còn ở nửa nam bán cầu sẽ nhận nhiệt nhiều hơn do đó sẽ là mùa hè. Ngược lại nếu bắc bán cầu là mùa hè thì nam bán cầu sẽ là mùa đông. – (Trả lời)
Ở bán cầu Bắc là mùa Đông, thì tại bán cầu Nam sẽ là mùa hè bạn ạ. Vì khi quay trên quỹ đạo quanh mặt trời, trái đất có nghiêng một góc là 66,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo, (hoặc 23,5 độ so với phương thẳng đứng) Nên khi bán cầu bắc nằm ở phía cách xa mặt trời, là mùa đông, thì bán cầu nam lại hướng về phía mặt trời, nên sẽ là mùa hè. – (Thịnh Phạm Xuân)
Hai bán cầu ngược mùa nhau bạn à, mình đang ở NZ và bây giờ đang là giữa hè, ngược lại, mùa đông ở đây sẽ bắt đầu vào tháng 6. Nguyên nhân thì mình nghĩ do Trái đất nghiêng và đi theo 1 quỹ đạo hình éclip chứ không phải thẳng đứng và quỹ đạo hình tròn. – (Keith Pham)
tên mùa là gio con người đặt ra, nếu bạn muốn biết hỏi người đặt tên là biết ngay. chúc bạn sớm gặp được họ. – (dung007)
Trái Đất của chúng ta có trục quay nghiêng 23.5 độ. Khi Trái Đất thực hiện quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời, những người sống trong vùng khí hậu ôn hòa và ở vùng cực thì phân biệt rất rõ về mùa và về sự khác biệt trong độ dài của ngày và đêm. Trái Đất di chuyển quanh trục 23.5 độ từ đường thẳng cho tới quỹ đạo của nó. Vì vậy, trong suốt một năm cực Bắc của Trái Đất có lúc nghiêng về phía Mặt Trời (mùa hè ở bắc bán cầu) và có lúc nghiêng ra xa (mùa đông ở bắc bán cầu). Bán cầu Bắc có số giờ nắng lớn nhất khi Cực Bắc nghiêng về phía Mặt Trời; đây là mùa hè ở Bắc bán cầu. Tương tự Bán cầu Nam khi nghiêng ra xa Mặt Trời, vì vậy bán cầu Nam nhận ánh sang ít nhất; khoảng thời gian này là mùa đông ở bán cầu Nam. Ngược lại, cực Bắc nghiêng ra xa Mặt Trời, tạo nên mùa đông ở bán cầu Bắc, và cực Nam nghiêng về phía Mặt Trời, tạo nên mùa hè. Cần chú ý rằng trong suốt mùa hè ở bán cầu Bắc thì sẽ luôn luôn sáng ở vùng cực Bắc và luôn tối ở vùng cực Nam; và ngược lại thì luôn đúng với mùa đông ở bán cầu Bắc. – (Hồng Quân Trần)
Trái đất ngoài xoay xung quanh trục tưởng tượng của nó hình thành nên ngày và đêm mà nó còn xoay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo elip. Do trái đất nghiêng so với trục tưởng tượng của nó 1 góc 23,5 độ nên khi nó xoay xung quanh mặt trời thì ánh sáng mặt trời sẽ chiếu vào bán cầu bắc hay bán cầu nam là khác nhau. Vào ngày xuân phân 21/3 và ngày thu phân 21/9 mặt trời chiếu vuông góc với đường xích đạo. Ngày hạ chí 22/6 mặt trời chiếu vuông góc với đường chí tuyến bắc lúc này ở bắc bán cầu là mùa hè còn ở nam bán cầu là mùa đông. Ngày đông chí 22/12 mặt trời chiếu vuông góc với đường chí tuyến nam lúc này ở nam bán cầu là mùa hè còn ở bắc bán cầu là mùa đông. – (Thanh Le)
..nam bán cầu là mùa mè, vì độ nghiêng củ trái đất, ví dụ như châu úc – (lê duy khương)
Mùa ở nam bán cầu ngược với bắc bán cầu nha bạn nếu ở bắc là mùa đông thì nam là mùa hè Sở dĩ có chuyện như vậy là vì trái đất có trục nghiêng nên lúc bắc bán cầu xa mặt trời(mùa đông) thì nam bán cầu gần mặt trời (mùa hè) – (Minh Tiến)
Ở bắc bán cầu là mùa đông thì ở nam bán cầu là mùa hạ vì lúc này ở nam bán cầu lượng nhiệt và thời gian năng nhận dc lớn hơn do nam bán cầu chếch về phía mặt trời còn bắc bán cầu chếch ra xa mặt trời – (Abc xyz)
Nói chung cách giải thích của nhiều bạn là đúng về vấn đề trục quay của trái đất nghiêng 66,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời nhưng vấn đề không phải là cự ly gần hay xa của mỗi bán cầu đến mặt trời mà mấu chốt là độ nghiêng khác nhau giữa 2 mùa làm cho lượng nhiệt nhận được khác nhau. Về mùa hè, mặt trời chiếu thẳng góc xuống bắc bán cầu ngược lại về mùa đông mặt trời chiếu xống bắc bán cầu rất xiên, ta có thể quan sát về mùa đông buổi trưa mắt trời lệch hẳn về phía bầu trời nam, do đó lượng nhiệt nhận được ít hơn mùa hè. Đối với nam bán cầu thì hiện tượng ngược lại. – (Phan Ngọc)
Là do trục nghiêng của Trái đất tạo với quỹ đạo quay quanh mặt trời khiến cho mỗi bán cầu sẽ gần Mặt trời hơn (có diện tích nhận ánh sáng Mặt trời lớn hơn) do đó có nhiệt độ cao hơn và ngược lại. Với câu hỏi của bạn, nếu bắc bán cầu mùa đồng thì chắc chắn nam bán cầu là mùa hè. – (gerducia1990)
Nam bán cầu là mùa hè bạn à. Do vận động quay quanh mặt trời của Trái Đất nên nửa cầu nào gần mặt trời sẽ là mùa nóng còn nửa cầu kia sẽ là mùa lạnh. Vì trái đất có hình cầu nên mặt trời k thể chiếu sáng hết mà chỉ chiếu sáng được một nửa. Bạn cứ lấy cái đèn pin soi vào quả bóng sẽ hiểu ra vấn đề – (Cao cường)
Trước khi trả lời câu hỏi trên, bạn cần biết 2 tiên đề sau:1. Nhiệt độ của vũ trụ luôn luôn ở mức -270 độ C, cho nên tất cả các hành tinh trong thái dương hệ đa số ở trang thái băng giá, chỉ có vài hành tinh ở gần mặt trời có bầu khí quyển chứa nhiều khí CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ ở các hành tinh này ở mức hơn 200 độ C (sao Hỏa).2. Có một bài tập vật lý lớp 12 với nội dung là chiếu một chùm ánh sáng với mức năng lượng nào đó lên một mặt phẳng với diện tích A và hợp với pháp tuyến mặt phẳng một góc alpha. Hãy tính năng lượng mà mặt phẳng đó nhận được. Kết quả của bài toán là Năng lượng = {……} x cos[alpha] với {…..} là hằng số không đổi, năng lượng đạt cực đại khi alpha = zero, năng lượng đạt cực tiểu khi alpha ~ 90 độ.Với câu hỏi của bạn tôi sẽ giả sử thế này: trái đất không có mặt trời thì tất cả mọi thứ sẽ nằm trong tình trạng băng giá, nhưng một khi mặt trời xuất hiện ánh sáng đó rọi đến đâu trên trái đất thì ở đó sẽ tan băng và trở nên ấm áp như nhiệt độ mà chúng ta có thể cảm nhận như hiện tại. Nhưng do trái đất có dạng hình cầu và trục của nó nghiêng 23.5 độ cho nên năng lượng (hay nhiệt năng của mặt trời) trên mỗi vùng đất sẽ khác nhau từ vùng xích đạo chạy dần dần ra 2 cực của trái đất với góc alpha sẽ dần dần lớn lên (cực Nam, cực Bắc). Và kết quả là:Nhiệt độ tại cực Nam và Bắc luôn luôn ở dưới 0 độ C (do alpha gần bằng 90 – không bao giờ bằng 90) nghĩa là tại 2 vùng này năng lượng của ánh sáng mặt trời vẫn tác dụng nhưng rất yếu => mùa đông.Trái lại tại vùng xích đạo do góc alpha = 0 độ hoặc gần bằng 0 (nhất là thời điểm chính ngọ – 12 giờ trưa), nên năng lượng của ánh sáng mặt trời tại đây rất mạnh => băng giá không tồi tại đồng nghĩa với mùa hè.Cho nên ta có thể nói: mùa Đông = băng giá, mùa Hè = năng lượng mặt đất nhận được cao nhất ~ nóng, mùa Thu = nóng -> băng giá, mùa Xuân = băng giá -> nóng.Như đã nói do trái đất hình cầu, khi bắc bán cầu là mua Đông thì đồng nghĩa với nam bán cầu là mùa do nhận được nhiều ánh sáng mặt trời = mùa Hè (trục trái đất nghiêng 23.5 độ) và ngược lại khi bắc bán cầu là mùa Hè thì nam bán cầu là mùa Đông. Trên đây là 2 yếu tố chính ngoài ra còn có áp suất, nhiệt độ gây ra các hiện tượng thời tiết nữa, nói ra sẽ rất dài. Hy vọng bài này trả lời được thắc mắc của bạn. – (TTL)
Vậy có bác nào biết lấy lá số tử vi cho người sinh ở nam bán cầu vd như ở Úc thì tính như thế nào ? Tử vi lấy giờ ngày tháng sinh theo âm lịch , âm lịch theo tiết khí mà định tháng giêng (trăng tuần đầu tiên trong tiết lập xuân hoặc 60 ngày sau tiết đông chí). Mà nam bán cầu các mùa đều trái ngược với bắc bán cầu , nếu áp dụng cách đổi âm lịch đơn thuần như Việt Nam và Trung Quốc (ở khu vực bắc bán cầu) liệu có hợp lý ? – (Phan On)
đương nhiên nam bán cầu phải là mùa hè rồi. Vì vận động quay quanh mật trời của Trái Đất nên nửa cầu nào mà gần mặt trời nhất thì là mùa nóng(hạ)và ngược lại. Với lại trái đất có hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất. Một nửa được chiếu sáng là ngày còn nửa kia ko được chiếu sáng là đêm. Vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên trái đất luân phiên được chiếu sáng nên lần lượt có hiện tượng ngày và đêm. Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng ko đổi và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Nam và Bắc luân phiên nhau ngà và chếch xa về phía Mặt Trời và sinh ra các mùa trong năm.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ NGỒI ĐỌC !! – (Nguyễn Khánh Linh)
Nếu giải thích như zậy.vào mùa hè ở bắc bàn cầu vào mùa đông nhìn thấy mặt trời to hơn.và ngươclại nam bán cầu xa chắc. – (lâm)
Nếu mùa đông thì cả thế giới đều mùa đông nhé. Cò nhiệt độ thì khác nhau. – (Đức Thắng.)
Vay o new zealand an noel luc nào – (thinhda)
Nam và Bắc cực làm gì có mùa khác, ngoài mùa đông lạnh giá quanh năm……. – (hoai phan)
Mặt trời chiếu thì nóng, màu hè hay mùa đông được quyết định bởi 1. thòi gian mặt trời chiếu và 2. góc chiếu của tia mặt trời.Do trái đặt nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên vào tháng 6, mặt trời chiếu vào bắc bán cầu nhiều hơn và góc chiếu cũng lớn hơn (tến gần đến vuông góc) nên là mùa hè. Ngược lại, vào tháng 12, nam bán cầu sẽ hưởng nhiều năng lượng từ mặt trời hơn.câu hỏi của bạn cũng có nét gì đó giống câu hỏi tại sao Việt Nam là ban ngày mà Cu Ba lại là ban đêm – (xuyenphamthi38)
Ý kiến bạn Phan Ngọc là đúng. Và cũng nên thêm tác dụng của khí quyển làm tán xạ ánh sáng mặt trời, đăc biệt khi góc nghiêng giữa tia mặt trời và mặt đất lớn. – (NT Tuy)
thiet vay sao? Can phai kiem tra lai giao duc pho thong roi. – (Nguyen Huu Duc)
Câu này quá dễ. Trái đất nghiêng 23,5 độ trên mặt phẳng quỹ đạo của nó. Do đó mà bán cầu Bắc và ban cầu Nam luân phiên nhau đón nắng mặt trời. Vì thế, khi nơi nào nhận được nhiều ánh nắng mặt trời hơn là khi áy, nơi đó sẽ là mùa xuân và mùa hè. Có vậy thôi! – (Nguyễn Minh Tâm)
mình muốn hỏi tại sao mùa xuân và mùa hạ ở nửa cầu Bắc có thời gian dài hơn mùa xuân và mùa hạ ở nửa cầu nam – (phamthaogx8.pru)