Dự án “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học”

d) Giai đoạn 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện dự án

2.2.2.2. Dự án “Vận dụng, củng cố kiến thức đã học”

Bản chất của dự án là vận dụng những kiến thức đã tích lũy, các kĩ năng đã hình thành vào phát hiện và giải thích các hiện tượng, các sự kiện trong lý thuyết và trong thực tiễn cuộc sống. Thực hiện dự án này trong dạy môn XSTK đòi hỏi SV thực hiện một nhiệm vụ có sự kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động xã hội, vận dụng lý thuyết để tìm hiểu và phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nội dung của dự án lúc này không chỉ ở trong môn học mà có thể liên quan đến các lĩnh vực khác.

Trong quá trình thực hiện các dự án này, nói chung SV sẽ tự mình lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở tự mình thiết kế các bài toán thực tiễn có ứng dụng XS, TK và áp dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các bài toán đó. DHTDA trong các trường hợp như vậy tỏ ra rất có hiệu quả. DHTDA theo dạng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mang tính xã hội cao, thể hiện được các vấn đề có tính chất thời sự, do đó cũng đòi hỏi SV các kiến thức xã hội, trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết dự án.

Để đảm bảo chức năng của các hoạt động dạy và học hiện đại, việc kết hợp tổ chức cho SV tham gia các dự án loại này nên được thực hiện một số hoạt động có tính chất bắt buộc như sau:

– Xác định mục tiêu vận dụng, củng cố tri thức (GV chọn chủ đề kiến thức, phân tích, định hướng các mục tiêu cần đạt ở SV về các mặt).

Tham Khảo Thêm:  Những phím tắt hữu dụng trong PowerPoint

– Chọn chủ đề về lĩnh vực thực tiễn cho SV thâm nhập, lập dự án, kế hoạch xuống cơ sở thực tế (GV căn cứ vào mục tiêu đã xác định, giúp SV chọn chủ đề về lĩnh vực TT cần thâm nhập, chọn tên dự án, chọn địa bàn, cơ sở thực tế cần thâm nhập, lập kế hoạch thâm nhập cơ sở. Nếu cần tổ chức các hoạt động nhóm thì việc chia các nhóm học tập được thực hiện trong giai đoạn này. Ngoài ra, GV xem xét, chỉnh sửa và thông qua kế hoạch hoạt động của cá nhân hay của các nhóm học tập).

– Thực hiện kế hoạch thâm nhập thực tiễn trong dự án . – Tổng hợp, đánh giá kết quả.

Ví dụ: Tổ chức dự án củng cố, vận dụng kiến thức về kiểm định các giả thiết TK. Thời gian: 2 tuần.

Bước 1: Xác định mục tiêu củng cố tri thức: Củng cố việc lập và kiểm định các giả thiết TK.

Mục tiêu: SV nắm chắc các TK đã được học, biết thu thập số liệu thực tiễn, có khả năng đặt ra các giả thiết TK trên cơ sở số liệu và thực hiện kiểm định những giả thiết đó theo các mức ý nghĩa khác nhau, rút ra kết luận khi có sự thay đổi mức ý nghĩa của bài toán kiểm định.

Bước 2: Chọn chủ đề về lĩnh vực thực tiễn cho SV thâm nhập, lập dự án lập kế hoạch xuống cơ sở thực tế.

Đây là công việc thu thập nhiều số liệu, đặt và giải quyết nhiều bài toán, vì vậy, nên tổ chức SV theo các nhóm học tập.

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (6 – 8 SV), mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và chọn một chủ đề. Chẳng hạn:

Nhóm 1 chọn chủ đề “Điểm kiểm tra”: Thực hiện các bài tập kiểm định giả thiết TK về điểm của học sinh phổ thông, địa chỉ thực tế cần đến là các trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Tham Khảo Thêm:  Tác hại của nước cứng đối với đời sống và sức khoẻ

Nhóm 2 chọn chủ đề“Bánh Kinh Đô”: Thực hiện các TK về nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của công ty Kinh Đô trên địa bàn huyện, địa chỉ thực tế cần đến là các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty Kinh Đô trên địa bàn huyện.

Nhóm 3 chọn chủ đề“Mức sống và khối lượng trẻ sơ sinh”: Thực hiện một số kiểm định về mối liên hệ phụ thuộc giữa mức sống của người dân với khối lượng trẻ sơ sinh trên địa bàn huyện, địa chỉ thực tế cần đến là bệnh viện huyện, một số xã của vùng thành thị và vùng nông thôn trong huyện.

Nhóm 4 chọn chủ đề“Hạt giống”: Thực hiện kiểm định về một số loại hạt giống ngô và đậu hiện đang được Phòng nông nghiệp huyện cung cấp cho địa bàn nông thôn của huyện, địa chỉ thực tế cần đến là Phòng nông nghiệp huyện, Ban nông nghiệp các xã, một số khu dân cư nông thôn của huyện.

Sau khi chọn dự án, các nhóm tự phân công nhau thực hiện công việc và lập kế hoạch, GV xem xét, điều chỉnh, duyệt kế hoạch cho các nhóm.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch thâm nhập thực tiễn, thực hiện dựa án. Các nhóm phân công nhau về các địa bàn thực hiện theo kế hoạch.

Bước 4: Tổng hợp, đánh giá kết quả.

Các nhóm trình các sản phẩm thu thập được trong 2 tuần tại các cơ sở. Bao gồm: – Các số liệu về những yếu tố cần xem xét trong chủ đề đã chọn.

– Các bài toán về kiểm định đã đặt ra và kết quả kiểm định. – Các kết luận thu được sau quá trình học tập.

Sơ lược kết quả nhóm 1: Thu thập được 3 bảng số liệu:

Bảng 1: Điểm kiểm tra môn Toán (giải toán trên máy tính bỏ túi) của HS lớp 9 vùng thành thị (mẫu là 200) và vùng nông thôn (mẫu là 250).

Bảng 2: Điểm kiểm tra môn Vật lý (phần cơ học) của HS lớp 9 vùng thành thị (mẫu là 200) và vùng nông thôn (mẫu là 250).

Tham Khảo Thêm:  Khám phá 4 đảo lớn của Nhật Bản có gì thú vị?

Bảng 3: Điểm kiểm tra môn Toán (phần TK) của HS lớp 7 với mẫu là 100 (theo PP cho HS xuống cơ sở thực tế lấy số liệu, kiến tạo tri thức) và mẫu 120 (theo PP truyền thống).

Một số bài toán kiểm định:

Bài toán 1: Kiểm định về điểm trung bình giải toán trên máy tính bỏ túi của HS lớp 9 thành thị và nông thôn.

Bài toán 2: Kiểm định về so sánh điểm trung bình giải toán trên máy tính bỏ túi của HS lớp 9 giữa vùng thành thị và vùng nông thôn.

Bài toán 3: Kiểm định về so sánh tỷ lệ học sinh biết sử dụng máy tính bỏ túi ở vùng thành thị và nông thôn của huyện.

Bài toán 4. Kiểm định mối quan hệ phụ thuộc giữa khả năng học toán và học vật lý của HS qua điểm kiểm tra hai môn.

Bài toán 5. Kiểm định hiệu quả dạy học phần TK cho học sinh lớp 7 trên địa bàn huyện theo hai PP (PP truyền thống và PP cho học sinh xuống cơ sở thực tế lấy số liệu, kiến tạo tri thức).

Mỗi bài toán được tiến hành kiểm định theo tiêu chuẩn một phía hoặc tiêu chuẩn hai phía hoặc cả hai với mức ý nghĩa 5% và 1%.

Kết luận: 1. Học sinh cuối cấp Trung học cơ sở vùng thành thị có điểm trung bình giải toán trên máy tính cao hơn, khả năng thành thạo tốt hơn học sinh cuối cấp Trung học cơ sở ở nông thôn (ở cả hai mức 1% và 5%).

2. Điểm học tập môn Toán và Vật lý của học sinh độc lập nhau.

3. PP dạy học TK lớp 7 qua tổ chức cho học sinh xuống cơ sở thực tế lấy số liệu phục vụ kiến tạo tri thức cho kết quả tốt hơn (qua điểm trung bình kiểm tra).

Khuyến nghị: Cần có các biện pháp phát triển và ưu tiên hơn cho giáo dục Trung học cơ sở các xã vùng nông thôn của huyện.

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD