Vai trò ngành chăn nuôi đối với sự phát triển kinh tế và xã hội

Vai trò ngành chăn nuôi đối với sự phát triển kinh tế và xã hội

Vai trò ngành chăn nuôi đối với sự phát triển kinh tế và xã hội

Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và là một trong những ngành kinh tế chính ở nước ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu và cạnh tranh ra bên ngoài thế giới như trứng vịt, cá basa, gà lông màu, lợn mán… Đặc biệt, chăn nuôi cũng bắt đầu được phát triển theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Vậy vai trò ngành chăn nuôi đối với sự phát triển kinh tế và xã hội như thế nào?

Tháng 10/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Chiến lược này hướng tới mục tiêu phát huy lợi thế của các vùng sinh thái phát triển chăn nuôi toàn diện, và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong trong và ngoài nước. Đồng thời tạo việc làm cho lao đồng và tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Theo đó, chiến lược này đặt ra yêu cầu ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của công nghệ 4.0 nhằm đẩy mạnh hơn nữa mô hình chăn nuôi hữu cơ, và chuyển đổi chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao và an toàn. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.

Tham Khảo Thêm:  Màng sinh chất Sinh 10 - Lý thuyết về cấu trúc, thành phần và chức năng

Ngành chăn nuôi được định hình phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ lâu, ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội nước ta, cụ thể:

  • Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người như thịt, trứng, sữa,…
  • Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi
  • Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp như: trâu, bò, ngựa,… đặc biệt còn phục vụ việc canh tác và tham quan du lịch của du khách.
  • Cung cấp phân bón cho nông nghiệp và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
  • Ngành chăn nuôi là mấu chốt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi đang đối mặt với một số thách thức như:

  • Mất cân bằng: do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi xảy ra tình trạng dịch bệnh khó kiểm soát ảnh hưởng đến giá thành và năng lực phát triển.
  • Về cơ cấu: chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ; đa dạng về phương thức, hình thức chăn nuôi; tỷ lệ vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp…
  • Sự hội nhập kinh tế thế giới gây có nhiều đổi mới, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi.
  • Công tác quản lý chuồng trại, vật nuôi còn yếu kém làm tốn nhiều chi phí, dẫn đến tính cạnh tranh thấp.
Tham Khảo Thêm:  Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 25 có đáp án - Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Vậy, để phát huy thế mạnh vai trò ngành chăn nuôi, các trang trại, doanh nghiệp nên ưu tiên ứng dụng giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 bằng hệ thống ERP để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nâng cao chất lượng vật nuôi, từ đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

ERP được nhiều doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng để tiết kiệm chi phí

Hệ thống ERP dành cho doanh nghiệp chăn nuôi được nghiên cứu chuyên sâu, hỗ trợ quá trình quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm qua từng giai đoạn từ vật nuôi sơ sinh đến mang thai với các tính năng chính như:

  • Quản lý thông tin trang trại.
  • Quản lý sữa, thức ăn, tiêm phòng.
  • Quản lý cá thể vật nuôi.
  • Tính giá thành chăn nuôi theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
  • Theo dõi, đo lường mọi hoạt động của trang trại hỗ trợ công tác quản lý cho chủ trang trại toàn diện hơn.
  • Hỗ trợ nghiệp vụ kế toán.
  • Trích xuất báo cáo dưới nhiều định dạng khác nhau giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và chi tiết để điều hướng việc kinh doanh phù hợp hơn.

Để phát huy vai trò ngành chăn nuôi, các doanh nghiệp nên ứng dụng phần mềm ERP vào công tác quản lý chăn nuôi. Giải pháp ERP sẽ giúp công việc của bạn đơn giản và hiệu quả hơn, đặc biệt là khẳng định tầm quan trọng và vị trí với nền kinh tế và sự phát triển xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm ERP, mời bạn đăng ký theo thông tin dưới đây:

Tham Khảo Thêm:  Bài tập phiên âm tiếng anh IPA có đáp án cơ bản & nâng cao

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP