Trà hoa cúc là món thức uống được nhiều lứa tuổi từ già đến trẻ yêu thích. Nhờ hương vị thanh mát nhẹ nhàng không quá gắt lại có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nên loại trà này phù hợp để thưởng thức trong nhiều dịp khác nhau. Trong bài viết dưới đây, bệnh viện Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ 10 công dụng của trà hoa cúc cũng như những lưu ý khi uống loại trà này.

>>> Xem thêm:

  • Phúc bồn tử thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng gì?
  • Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến
  • Cải bó xôi và những công dụng tốt cho sức khỏe

Trà hoa cúc có gì đặc biệt?

Trà hoa cúc là một trong những loại thức uống vốn chỉ dành cho giới quý tộc ngày xưa, thể hiện sự thanh tao, nho nhã và thi vị. Trong văn hoá uống trà của người Việt ta đây là cái tên không thể thiếu. Trà có vị thanh mát, chỉ hơi đắng nhẹ ở đầu lưỡi, giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, chống suy nhược thần kinh.

Trà hoa cúc có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Trà hoa cúc là thần dược có rất nhiều tác dụng với sức khoẻ như:

Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Tác dụng của trà hoa cúc là giảm stress một cách hiệu quả. Tính hàn của trà sẽ làm dịu dây thần kinh trung ương, từ đó giúp bạn giải tỏa áp lực hay những căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó, loại thức uống này còn hỗ trợ cho quá trình điều tiết cảm xúc, giúp trí não cân bằng, suy nghĩ minh mẫn.

>>> Xem thêm:

  • Thực đơn giảm cân nhanh, an toàn, khoa học
  • Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe
tác dụng của uống trà hoa cúc là giảm căng thẳng
Uống trà đều đặn sẽ giúp giảm căng thẳng (Nguồn: Internet)

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Thành phần của trà hoa cúc có chứa chất Flavones, hợp chất này được chứng minh là có khả năng chống oxy tốt. Khi đi vào cơ thể, chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu. Nhờ đó mà hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, chất Flavones còn có công dụng kháng viêm, làm dịu những cơn đau động mạch vành hay đau thắt lồng ngực nhanh chóng.

Trà hoa cúc tốt cho tim mạch
Chất Flavones có trong hoa cúc tốt cho tim mạch (Nguồn: Internet)

Thải độc gan và thanh nhiệt cơ thể

Một số nghiên cứu cho thấy việc uống trà hoa cúc đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Những người thường xuyên bị nóng gan, nhiệt miệng được khuyên nên muốn loại trà này để hỗ trợ nhuận gan, cải thiện tình mạng mụn nhọt trên cơ thể do nóng gây ra.

>>> Xem thêm:

  • Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?
  • Hướng dẫn chế độ ăn giảm cân lành mạnh và an toàn tại nhà

Bảo vệ sức khỏe đôi mắt

Một công dụng khác của trà hoa cúc là bảo vệ mắt. Cụ thể, các chất có trong trà giúp cải thiện thị lực, tầm nhìn yếu. Đồng thời, với những người thường xuyên phải làm việc với thiết bị điện tử hay đọc sách trong thời gian dài, loại thức uống này cũng hỗ trợ giảm căng thẳng dây thần kinh, mắt đỡ khô và mỏi hơn. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên là giải pháp vừa an toàn vừa hiệu quả để cải thiện và bảo vệ sức khỏe đôi mắt lâu dài.

Tham Khảo Thêm:  Tuyển Dụng Việc Làm Bếp Lương Cao, Đi Làm Ngay T1/2024

Phòng ngừa bệnh ung thư

Như đã đề cập ở trên, chất Flavones trong trà có khả năng chống oxy hoá hiệu quả. Nó sẽ chống lại các tế bào ung thư cũng như cản trở quá trình lan rộng của những tế bào này. Bên cạnh đó, chất Apigenin sẽ hỗ trợ việc tiêu diệt tế bào ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và đường tiêu hoá.

Một nghiên cứu đã được thực hiện với 537 người. Họ uống trà hoa cúc từ 2 đến 6 lần mỗi tuần. Kết quả là tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp của những người uống trà ít hơn người không uống trà. Có thể thấy, mặc dù loại trà này không chữa được bệnh ung thư nhưng nó là một trong những giải pháp để ngăn ngừa hình thành bệnh.

>>> Xem thêm:

  • Rau ngót: Công dụng và một số tác hại cần lưu ý
  • Chuối tiêu có tốt không? Tác dụng của chuối tiêu với sức khỏe
Công dụng của trà hoa cúc là ngừa bệnh ung thư
Công dụng khác của loại trà làm từ hoa cúc là ngừa bệnh ung thư (Nguồn: Internet)

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 đã chỉ ra rằng, người mắc chứng rối loạn lo âu được cải thiện rõ rệt sau 2 – 4 tuần uống trà hoa cúc. Người bị mất ngủ được khuyên là nên uống loại trà này vì chúng có khả năng làm tinh thần thư giãn, thoải mái.

Những sự căng thẳng và mệt mỏi sẽ được làm dịu đi khi bạn uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhờ vậy mà bạn sẽ ngủ sâu hơn, ít khi bị trằn trọc, khó vào giấc hay tỉnh giữa đêm.

Giảm đau bụng kinh nguyệt

Nhờ đặc tính chống viêm nên trà hoa cúc luôn được các chị em phụ nữ sử dụng vào mỗi kỳ “đèn đỏ”. Các hoạt chất có trong trà sẽ làm tăng glycine trong cơ thể để giảm cơn co thắt cơ tử cung. Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, uống một tách trà sẽ giúp làm ấm bụng, nhờ vậy mà các cơn đau cũng được dịu đi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bôi tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng dưới để làm giảm cơn đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

>>> Xem thêm: 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt CHUẨN NHẤT

Tác dụng của trà hoa cúc là giảm đau bụng kinh nguyệt
Phụ nữ nên uống trà hoa cúc trước và trong kỳ “đèn đỏ” (Nguồn: Internet)

Uống trà hoa cúc giải cảm

Đặc tính của trà hoa cúc và thanh mát, có tính hàn nên sẽ là bài thuốc giải cảm lạnh hiệu quả. Trong y học phương Đông, loại trà thảo mộc này thường được kê đơn để chữa phong hàn, hạ sốt, tình trạng đau đầu hay sưng tấy. Khi thấy những triệu chứng như mũi chảy nước, người nóng hầm hập, sốt, ho, bạn nên uống ngay một tách trà nóng. Đồng thời, bạn cũng có thể hít hơi ấm bốc lên từ trà để giảm đau họng và mũi tắc nghẽn.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Thành phần của trà hoa cúc có chứa chất Chamomile. Nó sẽ giúp làm giảm cơn co thắt bên trong dạ dày, giải phóng khí độc. Khi uống trà, tình trạng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu cũng được cải thiện đáng kể. Nếu bạn thưởng thức trà hoa cúc với tần suất hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá.

>>> Xem thêm:

  • Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh
  • Xử lý trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài như thế nào?
Uống trà hoa cúc giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm cơn đau co thắt dạ dày
Các tình trạng liên quan đến đường tiêu hoá được cải thiện (Nguồn: Internet)

Giảm mẩn ngứa hiệu quả

Khi bị nóng trong người, cơ thể sẽ có hiện tượng nổi phát ban. Những vết mẩn ngứa này làm người bệnh rất khó chịu, càng gãi càng thêm ngứa và rát. Trong khi đó, trà hoa cúc có đặc tính thanh nhiệt, kháng khuẩn hiệu quả nên bạn có thể uống thay nước lọc hàng ngày khi bị nổi mẩn ngứa. Lưu ý, bạn nên duy trì uống cho đến khi các vết ban biến mất và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.

Tham Khảo Thêm:  Cách nấu măng khô mềm ngon đậm đà, chế biến măng khô đơn giản
Trà hoa cúc có tính hàn nên sẽ hỗ trợ giảm mẩn đỏ trên da
Hoa cúc có tính hàn nên sẽ hỗ trợ giảm mẩn đỏ trên da (Nguồn: Internet)

Cách pha trà hoa cúc phát huy tác dụng tốt nhất

Để phát huy tối đa tác dụng của trà hoa cúc, bạn có thể thử 5 cách kết hợp trà với các nguyên liệu tốt cho sức khỏe dưới đây:

Cách pha trà hoa cúc kỷ tử

Trà hoa cúc kỷ tử sẽ có một mùi thơm nồng nàn đặc trưng, hoà chung với vị ngọt dịu của kỷ tử. Cách pha trà như sau:

  • Bước 1: Cho khoảng 30g trà hoa cúc khô và 20g kỷ tử vào bình.
  • Bước 2: Cho 200ml nước sôi vào bình. Sau đó đậy nắp lại, ủ trong khoảng 30 phút là có thể thưởng thức.

Công dụng nổi bật của trà hoa cúc kỷ tử là:

  • Cải thiện tâm trạng: Các chất trong trà giúp điều hoà hoocmon, giảm lo âu, căng thẳng từ đó cân bằng tâm trạng.
  • Làm đẹp da, hỗ trợ quá trình giảm cân: Uống trà hoa cúc kỷ tử sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, từ đó calo dư thừa được đốt cháy nhanh hơn. Chị em phụ nữ sẽ cảm nhận da dẻ mịn màng, trắng sáng đồng thời cân nặng được giảm rõ rệt.
  • Ngăn ngừa bệnh liên quan đến tim mạch: Nhờ thành phần chứa chất chống oxy hoá nên trà sẽ làm giảm cholesterol trong máu, làm dịu cơn đau thắt do bệnh tim.
Cách pha trà hoa cúc kỷ tử
Kết hợp hoa cúc với quả kỷ tử mang đến vị trà thơm ngon (Nguồn: Internet)

Cách pha trà hoa cúc mật ong

Loại trà này có nét đặc trưng là hương vị thanh ngọt từ mật ong, mùi thơm dịu nhẹ và màu vàng nhạt mát mắt. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái khi thưởng thức.

Cách pha trà hoa cúc mật ong cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Cho 50g trà hoa cúc khô vào bình, đổ thêm 200ml nước sôi. Ủ trà khoảng 20 phút và dùng rây lọc bỏ xác trà.
  • Bước 2: Cho 20ml mật ong vào ly nước cốt trà, quấy đều và thưởng thức.

Uống trà hoa cúc mật ong thường xuyên rất tốt cho sức khoẻ của bạn. Cụ thể:

  • Trị mất ngủ: Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, tỉnh dậy giữa đêm, nằm trằn trọc thì trà mật ong là loại thuốc tự nhiên hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Uống một tách trà nóng trước khi đi ngủ giúp xoa dịu đầu óc, giảm bớt lo âu, từ đó bạn sẽ dễ vào giấc và ngủ sâu hơn.
  • Cải thiện thị lực: Loại trà này còn phù hợp với người hay bị đau mắt, khô mắt vì làm việc với máy tính thường xuyên.
  • Ngăn chặn và chữa bệnh cảm cúm hiệu quả: Trà hoa cúc mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn sẽ ít khi bị cảm cúm, nhức đầu và sổ mũi do thay đổi thời tiết thất thường.
  • Làm đẹp da: Hoa cúc có đặc tính kháng viêm nên sẽ tốt cho làn da đang có mụn. Bên cạnh đó, tính hàn của trà sẽ hỗ trợ điều trị vết ngứa, phát ban đỏ nổi trên da.
Cách pha trà hoa cúc mật ong
Pha thêm một chút mật ong vào trà hoa cúc sẽ giúp trà dễ uống hơn (Nguồn: Internet)

Cách pha trà hoa cúc táo đỏ

Thành phần của loại trà này bao gồm hoa cúc khô, táo đỏ khô, đường phèn và nước. Nước trà có màu trong hơi ngả sang nâu nhạt và có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu.

Cách pha chế trà táo đỏ cùng hoa cúc như sau:

  • Bước 1: Cho trà hoa cúc và táo đỏ vào bình, thêm vào khoảng 400ml nước sôi. Đậy nắp kín và ủ trà trong khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Thêm đường phèn hoặc mật ong vào bình để tăng thêm hương vị thơm ngon.
  • Bước 3: Đổ ra ly và bắt đầu thưởng thức.
Tham Khảo Thêm:  Giải đáp: Suất ăn hay xuất ăn? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Cả hoa cúc và táo đỏ đều được xem là loại thuốc quý tốt cho sức khoẻ nên khi kết hợp cả 2 loại nguyên liệu này, trà mang đến nhiều công dụng như:

  • Điều trị cảm lạnh, đau đầu
  • Cải thiện chứng mất ngủ, căng thẳng thần kinh, làm dịu cơn đau đầu
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ các bệnh tim mạch
  • Điều trị hôi miệng
  • Chữa tình trạng dị ứng, phát ban đỏ.
Táo tàu và hoa cúc là một trong những cách pha trà được yêu thích nhất
Táo tàu và hoa cúc là một trong những cách pha trà được yêu thích nhất (Nguồn: Internet)

Cách pha trà hoa cúc đường phèn

  • Bước 1: Cho hoa cúc vào bình, đổ nước sôi vào và hãm trà trong 5 phút.
  • Bước 2: Đổ nước cũ đi, thêm vào bình khoảng 300ml nước sôi.
  • Bước 3: Cho thêm đường phèn hoặc mật ong vào. Khuấy đều và thưởng thức ngay thôi!

Khi kết hợp với đường phèn, trà hoa cúc cũng có những công dụng tương tự các cách pha trà trên, ví dụ như:

  • Giải cảm, hạ sốt nhanh, trị phong hàn
  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm tình trạng nổi mẩn đỏ trên da.
  • Tốt cho mắt, hạn chế tình trạng khô và nhức mỏi mắt
  • Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
  • Giảm huyết áp
  • Điều trị chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu sức hơn
  • Giảm tình trạng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.
Trà hoa cúcđường phèn
Pha trà với đường phèn tạo ra màu trà đậm bắt mắt (Nguồn: Internet)

Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?

Trà có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Trong một số trường hợp nhất định, trà sẽ phát huy tác dụng tốt hơn như:

  • Sau khi ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều đạm động vật: Hệ tiêu hoá con người mất 4 tiếng mới có thể tiêu hoá những loại thức ăn trên. Việc uống trà sau khi ăn sẽ giúp bạn tiêu hoá nhanh hơn, hạn chế tình trạng ợ hơi, đầy bụng.
  • Sau khi ăn mặn: Nạp nhiều đồ ăn mặn làm tăng lượng muối trong cơ thể. Trà hoa cúc sẽ giúp bài tiết muối dư thừa.
  • Sau khi vận động, tập thể dục mạnh: Hoạt động với cường độ mạnh trong một khoảng thời gian sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, từ đó mất đi một lượng nước nhất định. Những người có thể trạng yếu thậm chí còn mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu. Uống loại trà thảo mộc này là một trong những cách để bù nước, xoa dịu cơn đau nhức của cơ bắp do vận động mạnh.
Trà hoa cúc có thể uống vào mọi lúc trong ngày
Có thể uống vào mọi lúc trong ngày (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi uống trà hoa cúc

Nếu muốn trà hoa cúc phát huy tối đa tác dụng mà không gây hại đến sức khoẻ, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Không pha trà với nước quá nóng vì sẽ làm mất đi một số chất tốt có trong hoa cúc, từ đó làm giảm công dụng. Nhiệt độ nước phù hợp là từ 80 – 85 độ C. Thời gian hãm trà từ 3 đến 5 phút.
  • Nếu dùng thường xuyên có nguy cơ khiến da dễ bị bắt nắng hơn khi tiếp xúc với mặt trời. Vì vậy bạn cần bôi kem chống nắng đầy đủ cho mặt và cơ thể khi đi ra ngoài vào ban ngày.
Lưu ý khi uống trà hoa cúc
Nước pha trà không nên quá nóng (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về công dụng của trà hoa cúc đối với cơ thể. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết thêm về các lưu ý quan trọng khi thưởng thức trà hoa cúc để mang đến hiệu quả tốt nhất mà không gây hại đến sức khoẻ. Hãy truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE để được tư vấn và hẹn lịch khám trực tiếp với các bác sĩ thuộc hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, để cập nhật những kiến thức y học khác thường xuyên, bạn có thể truy cập Tin tức y tế.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP