Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào cho đúng? Ai và khi nào cần?

Sắt là một trong những vi chất cần thiết đối với cơ thể của mỗi người, kể cả trẻ em và người trưởng thành. Thừa hoặc thiếu sắt đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vậy nên bạn cần nắm được cách bổ sung sắt cho cơ thể sao cho đầy đủ và khoa học nhất.

Sắt là gì? Sắt là một thành phần quan trọng cho sự vận hành của cơ thể. Chất sắt có tác dụng trong việc tổng hợp hemoglobin (loại chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (loại chất dự trữ oxy cho cơ thể). Nó được xem là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA của cơ thể. (1)

Bổ sung sắt có tác dụng gì?

Tại sao cần bổ sung sắt đúng cách cho cơ thể? Chất sắt có nhiều công dụng đối với cơ thể mà có thể bạn chưa biết. Trong hemoglobin, sắt (ion sắt Fe2+) là cơ chất gắn kết với nguyên tử oxy – giúp máu chuyên chở cũng như phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, bổ sung sắt cho cơ thể sẽ giúp máu luôn trong tình trạng “giàu” hemoglobin và đảm bảo cơ thể luôn nhận được đủ lượng oxy cơ thể cần để sinh hoạt, học tập và phát triển.

Thiếu sắt trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay có hiện tượng hồi hộp, khó thở khi gắng sức, tim có tiếng thổi, đề kháng kém; thai phụ thiếu sắt dễ bị sinh non, thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, mất khả năng tập trung, …

Ngoài ra, chất sắt còn tham gia vào thành phần của một số enzyme oxy hoá khử như peroxidase, catalase và các cytochrome (các hợp chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể cũng như bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai, bổ sung sắt như thế nào cho đúng giúp thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hơn.

Cơ thể một người phụ nữ sẽ có khoảng 2,5g sắt, với nam giới, con số này là 4g. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Mỗi ngày, cơ thể sẽ mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân, nước tiểu, hay phụ nữ hành kinh… Vì vậy, chúng ta cần bổ sung sắt để bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.

Đối tượng nào cần bổ sung sắt?

Triệu chứng thiếu sắt là không giống nhau ở mỗi người. Tuổi tác, giới tính, sức khỏe tổng quát, cơ địa, lịch sử bệnh lý và mức độ thiếu sắt khác nhau sẽ cho ra những triệu chứng thiếu sắt khác nhau.

Thiếu sắt ở mức độ nhẹ và trung bình thường rất khó nhận ra bởi giai đoạn này không có bất kỳ triệu chứng nào có thể dễ quan sát được bằng mắt thường. Nếu tình trạng thiếu sắt tiếp tục kéo dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Lúc này, các triệu chứng mới bắt đầu nghiêm trọng.

Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt sẽ có các triệu chứng phổ biến như tim đập nhanh, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, lạnh chân tay, hụt hơi, tâm trạng ủ rũ, tinh thần mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị thiếu máu do thiếu sắt là móng tay dễ gãy, rụng tóc, nứt khóe miệng, viêm lưỡi, da tay, chân và khóe mắt nhợt nhạt, không có chút ánh hồng nào như da người khỏe mạnh. (2)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng thiếu máu do thiếu sắt. Bao gồm:

  • Thiếu sắt bẩm sinh do thời kỳ mang thai (mẹ bị thiếu sắt dẫn đến con cũng thiếu sắt), trẻ sinh non.
  • Thiếu hụt sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Thiếu sắt do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt, tai nạn sinh nở, chấn thương.
  • Thiếu sắt do nhu cầu sắt tăng cao như ở tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc do bệnh lý như sưng, viêm, nhiễm trùng và ung thư.

Do đó, bổ sung sắt cho người lớn cực kỳ quan trọng đối với:

  • Người bị thiếu máu.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Nữ giới có thời kỳ kinh nguyệt kéo dài.
  • Người đang điều trị bệnh lý.
Tham Khảo Thêm:  5 Cách trị mụn thịt bằng tỏi – Đánh bay mụn hiệu quả

1. Người bị thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và tế bào khác sẽ không thể nhận đủ oxy để hoạt động.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là:

  • Mệt mỏi.
  • Đuối sức.
  • Thường xuyên chóng mặt.
  • Khó tập trung.

Hầu hết các trường hợp thiếu máu đều do thiếu sắt ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Bị rong kinh hoặc chảy máu quá nhiều trong những ngày của kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ.
  • Tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày.
  • Ung thư đường tiêu hóa.
  • Mất máu do chấn thương bên ngoài.
  • Bị xuất huyết tiêu hóa do sử dụng thuốc aspirin hoặc ibuprofen trong thời gian dài.

2. Phụ nữ mang thai

Theo các nghiên cứu, phụ nữ không mang thai hoặc không còn cho con bú cần được bổ sung từ 15-18 mg sắt mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, hàm lượng này sẽ cao hơn. Phụ nữ mang thai phải dung nạp ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị rằng, mẹ mang thai cần uống thêm các loại thuốc bổ sung sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt.

Các bác sĩ cũng cho rằng, trong thành phần của những loại vitamin trước khi sinh có nhiều chất sắt. Do vậy, mẹ bầu nên chú ý tăng cường uống vitamin trước khi sinh trong giai đoạn mang bầu. Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng dư thừa sắt và vitamin gây ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

Từ lúc còn trong bụng mẹ, trẻ đã được thừa hưởng chất sắt từ cơ thể mẹ để phát triển. Khi ra đời, nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cũng nhận chất sắt có trong sữa mẹ. Nếu cơ thể mẹ không có đủ sắt để truyền cho con thông qua sữa mẹ, trẻ cũng rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này.

Đó là lý do những người phụ nữ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt, bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu cần thiết, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc uống thuốc bổ sung chất sắt.

4. Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt

Những ngày trong kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bạn thất thoát khá nhiều máu và chất sắt. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ luôn là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao hơn đàn ông.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc viên uống bổ sung sắt cho phụ nữ hàng ngày, kể cả trong những ngày hành kinh. Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm.

5. Người đang điều trị một số bệnh lý khác

Trong cả 2 trường hợp khi cơ thể hấp thu kém chất sắt hoặc khi cần nhiều sắt hơn để chống chọi với các bệnh lý (như rối loạn hấp thu sắt, ung thư, nhiễm trùng,…) cũng cần bổ sung sắt cho cơ thể nhiều hơn người bình thường để hỗ trợ cơ thể tối đa.

Khi điều trị bệnh lý, có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Bao gồm:

  • Kháng sinh nhóm Quinolones: levofloxacin, ciprofloxacin và tetracycline.
  • Thuốc điều trị chứng ợ nóng ranitidine và omeprazole.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin dành cho người bị cao huyết áp.
  • Cholestyramine & colestipol điều trị chứng cholesterol cao.

Ngoài ra, những người mắc bệnh thận hoặc đang chạy thận nhân tạo cũng có nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt rất cao. Điều này là do thận có vai trò tạo ra hormone erythropoietin. Loại hormone này tham gia vào quá trình sản sinh tế bào hồng cầu trong máu. Vì vậy, nếu thận không làm đủ chức năng của nó, cơ thể bạn cũng sẽ bị thiếu hụt hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Nếu đang dùng những loại thuốc trên hoặc đang trong quá trình chạy thận nhân tạo, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách khắc phục tình trạng thiếu máu do tác dụng phụ của thuốc. Cần lưu ý, bạn không nên tự ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi một loại thuốc khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần bổ sung sắt?

Ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ:

  • Mệt mỏi: Là triệu chứng thiếu máu đáng chú ý nhất.
  • Khó thở: Là cảm giác bạn không thể thở được hoặc khó hít thở sâu.
  • Chóng mặt: Là cảm giác lâng lâng hoặc đứng không vững trên đôi chân của bạn.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim): Là khi bạn cảm thấy tim của mình đập như đang chạy đua hoặc bị lỡ nhịp, lúc mạnh lúc yếu.
  • Ù tai: Bạn nghe thấy các âm thanh theo nhịp mạch đập hoặc các tiếng vo ve lạ.
  • Nhức đầu: Thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do hemoglobin thấp có thể gây ra đau đầu.
  • Da nhợt nhạt: Màu da của bạn có thể nhợt nhạt, bị ám vàng, ám xanh, mất đi sự hồng hào.
  • Đau ngực: Bạn có thể cảm thấy như có vật gì đó đè lên hoặc ép vào ngực.
Tham Khảo Thêm:  Ăn gì để tăng vòng 1 – Bất ngờ trước 10 Loại thực phẩm

Bổ sung sắt bao nhiêu là đủ?

Bổ sung sắt bao nhiêu là hợp lý? Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và từng giai đoạn phát triển thế chất mà cơ thể bạn đòi hỏi lượng sắt khác nhau. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị liều lượng sắt cần thiết như sau:

Tuổi tác

Nam

Nữ

Phụ nữ mang thai

Mẹ nuôi con bú

Sơ sinh đến 6 tháng

0,27 mg

0,27 mg

7-12 tháng

11 mg

11 mg

1-3 tuổi

7 mg

7 mg

4-8 tuổi

10 mg

10 mg

9-13 tuổi

8 mg

8 mg

14-18 tuổi

11 mg

15 mg

27 mg

10 mg

19-50 tuổi

8 mg

18 mg

27 mg

9 mg

51 tuổi trở lên

8 mg

8 mg

Trong cơ thể một người trưởng thành (trên 18 tuổi), lượng sắt mỗi ngày cơ thể cần để sản xuất ra hồng cầu mới nằm trong khoảng từ 20-25 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên khi lượng tế bào hồng cầu già đi, lượng sắt từ các tế bào hồng cầu cũ có thể được cơ thể tái sử dụng và hấp thu lại từ đầu.

Do đó, chúng ta hoàn toàn không cần phải bổ sung sắt ở mức 20-25 mg mỗi ngày mà chỉ cần bổ sung lượng sắt theo liều lượng khuyến cáo, để bù lại lượng sắt đã mất qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào chết, đồng thời đảm bảo chất lượng máu cho cơ thể.

Bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Bổ sung sắt như thế nào cho đúng? Thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt là một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ khi ăn để đảm bảo dạ dày trống rỗng. Theo nguyên lý, các thời điểm tốt nhất để bổ sung chất sắt trong ngày là:

  • Bổ sung sắt vào sáng sớm: Đây là thời điểm được nhiều chuyên gia khuyến cáo bởi lúc này hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Trước bữa ăn sáng 1 giờ, hãy thức dậy sớm và uống thuốc sắt kèm với một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ của sắt.
  • Bổ sung sắt trước khi đi ngủ: Cắt giảm lượng thức ăn của bạn hai giờ trước khi đi ngủ rồi uống thuốc sắt.

Có nên bổ sung sắt hàng ngày không?

Ở những người trưởng thành khỏe mạnh, bổ sung sắt hằng ngày sẽ không gây hại nếu liều dùng mỗi ngày thấp hơn 17 mg. Tuy nhiên, việc bổ sung chất sắt thông qua thuốc và thực phẩm chức năng thường chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn.

Bạn không cần phải bổ sung sắt hàng ngày, từ năm này sang năm khác mà không có điểm dừng. Thông thường, việc bổ sung chất sắt cho cơ thể là khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, và nhu cầu phát triển của cơ thể ở mỗi thời điểm. Do đó, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bổ sắt khi không có chẩn đoán hay chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung sắt bao lâu thì ngưng?

Theo các chuyên gia, không nên tùy tiện bổ sung sắt và tự ý quyết định bổ sung chất sắt bao lâu thì ngưng. Việc bổ sung sắt cho cơ thể trong bao lâu cần được thông qua ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, thời gian bổ sung sắt cũng tùy thuộc vào từng đối tượng đặc biệt sau:

  • Người thiếu máu do thiếu sắt: Để cải thiện tình trạng trên, nên bổ sung sắt hàng ngày trong khoảng ít nhất 3 tháng.
  • Phụ nữ mang thai: Nên bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai. Giai đoạn sau mang thai, cần cung cấp đủ hàm lượng sắt cho cơ thể trong khoảng từ 1 đến 3 tháng.
  • Trẻ em: khoảng 7-8 mg sắt mỗi ngày theo độ tuổi, bổ sung hàng ngày.

Bổ sung dư sắt có sao không?

Thường xuyên dùng các viên uống bổ sung sắt với liều lượng trên 20 mg mỗi ngày có thể gây ngộ độc sắt (đặc biệt là khi bụng đói). Ngộ độc sắt nghiêm trọng thường gây ra với các triệu chứng trong vòng 6 giờ sau khi dùng quá liều. Các triệu chứng của ngộ độc sắt thường xảy ra theo 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (trong vòng 6 giờ sau khi dùng quá liều): Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, nôn ra máu, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Nếu ngộ độc rất nghiêm trọng, có thể thở nhanh, nhịp tim nhanh, hôn mê, bất tỉnh, co giật và huyết áp thấp.
  • Giai đoạn 2 (6 đến 48 giờ sau khi dùng quá liều): Tình trạng ngộ độc có thể cải thiện.
  • Giai đoạn 3 (12 đến 48 giờ sau khi dùng quá liều): Huyết áp rất thấp (sốc), sốt, chảy máu, vàng da, suy gan , toan chuyển hóa và co giật có thể phát triển.
  • Giai đoạn 4 (2 đến 5 ngày sau khi dùng quá liều): Gan bị suy nhược, bệnh nhân có thể chết vì sốc, chảy máu và các bất thường về đông máu. Lượng đường trong máu có thể giảm. Lú lẫn và chậm chạp (ngất lịm) hoặc hôn mê có thể phát triển.
  • Giai đoạn 5 (2 đến 5 tuần sau khi dùng quá liều): Dạ dày hoặc ruột có thể bị tắc do sẹo. Sẹo ở một trong hai cơ quan có thể gây đau bụng quặn thắt và nôn mửa. Sẹo nặng của gan (xơ gan) có thể phát triển sau đó.
Tham Khảo Thêm:  Vitamin A có tác dụng gì? Cách bổ sung vitamin A cho trẻ đúng cách

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dùng quá liều sắt có thể dẫn đến suy nội tạng, chảy máu trong, hôn mê, co giật và thậm chí tử vong.

Nguồn bổ sung sắt hiệu quả

Có hai nguồn bổ sung sắt hiệu quả, nguồn thứ nhất là từ các thực phẩm tự nhiên và nguồn thứ hai là từ việc sử dụng thuốc và các loại thực phẩm chức năng.

Bổ sung sắt qua thực phẩm là cách an toàn nhất ở cả trẻ em và người lớn, thường được bác sĩ khuyến cáo. Một số nguồn thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như: (3)

  • Các loại thịt: Thịt heo, bò, gà, thịt gia cầm và các loại thịt đỏ khác.
  • Hải sản: Tôm, cua, mực, cá, ghẹ,…
  • Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu nành…
  • Các loại rau xanh: Rau càng có màu xanh đậm thì càng giàu chất sắt, chẳng hạn như rau chân vịt, rau bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cải chíp.
  • Ngũ cốc: Như hạt vừng, hạt điều, yến mạch, hạt bí ngô, hạt quinoa,…

Đa phần, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Khi bổ sung sắt qua thực phẩm, tốt nhất là nên ăn cùng với các thực phẩm giàu vitamin C.

Người ta đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể từ các nguồn sắt trong thực vật (ion sắt non-heme). Vitamin C được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, khoai tây, dâu tây, ớt chuông xanh và đỏ, bông cải xanh và kiwi.

Sử dụng sắt dưới dạng thuốc thường ít được khuyến cao hơn bởi việc dùng quá liều lượng có thể gây ngộ độc sắt. Tuy nhiên trong trong một số trường hợp sau đây cần uống bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung sắt qua đường uống vì nhu cầu tăng cao, khó có thể đáp ứng bằng chế độ dinh dưỡng.
  • Những người ăn chay trường, không thể ăn thịt đỏ trong khi nguồn sắt từ thực vật khá thấp
  • Những người mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa nên khả năng hấp thụ sắt yếu hơn người bình thường.
  • Tại một số quốc gia chưa phát triển hoặc đang phát triển, sự bất ổn về lương thực có thể khiến người dân vùng đó khó tiếp cận được các nguồn thực phẩm giàu sắt.

Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung sắt như thế nào cho đúng?

Sắt được hấp thu tốt nhất khi uống lúc đói, với nước hoặc nước hoa quả, nên uống vào khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Trong trường hợp, bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày, bạn có thể uống sắt lúc no, trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Theo các chuyên gia, bạn không nên uống bổ sung sắt cùng với sữa, trà, cà phê và các thuốc kháng axit cùng lúc. Trà có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là tanin. Tanin gây ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Và trong cà phê có chứa axit chlorogenic, cũng là một chất ức chế hấp thụ sắt. Nếu đã lỡ uống trà và cà phê, bạn hãy đợi 2 giờ sau khi uống các loại thức uống này rồi hãy dùng thuốc sắt. (4)

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc bổ sung sắt

Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cần lưu ý những gì? Để đạt được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Bổ sung sắt kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, bưởi, dâu, ổi…
  • Không uống sắt với cafe, trà… bởi chất tanin trong trà và caffeine trong cafe sẽ cản trở sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
  • Không uống sắt kết hợp cùng với canxi vì 2 dưỡng chất này kết hợp với nhau sẽ gây ra cản trở sự hấp thụ sắt với cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai cần bổ sung 2 khoáng chất này thì nên uống cách nhau ít nhất là 2 tiếng.
  • Tránh dùng chung sắt với các loại kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon, hormone tuyến giáp.

Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về việc bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào cho đúng để đạt hiệu quả và an toàn. Như đã chia sẻ, bổ sung sắt là việc làm không khó. Tuy nhiên, để biết chính xác liều lượng sắt cần bổ sung là bao nhiêu mg mỗi ngày thì tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ đa khoa gần nhất, hoặc đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chính xác với mức chi phí tiết kiệm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP