Uống Canxi không nên ăn gì? 10 loại thực phẩm bé nên tránh khi uống Canxi

Chiều cao tốt là một lợi thế không nhỏ giúp trẻ tự tin và bản lĩnh hơn trong tương lai. Tuy vậy việc bổ sung Canxi không hề đơn giản. Mẹ cần nắm rõ uống Canxi không nên ăn gì để cơ thể hấp thu được lượng Canxi tối ưu nhất.

Chắc hẳn mẹ cũng biết vai trò của Canxi với trẻ, nhất là với xương khớp và chiều cao. Canxi chiếm đến 99% trong sự cấu tạo nên hệ xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu. Không chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ xương khớp, Canxi còn liên quan đến hoạt động cơ bắp, sự lưu thông máu và đồng thời phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và điều tiết hormone trong cơ thể.

Thiếu Canxi ở trẻ có thể dẫn đến trẻ chậm mọc răng, suy dinh dưỡng, chậm lớn, cơ thể gầy gò suy nhược và liên quan đến một số vấn đề về thần kinh khác như chậm hiểu, hay cáu gắt, nóng nảy. Lớn hơn, thiếu Canxi làm tăng nguy cơ bị lão xương, đồng thời khiến chân tay thường xuyên đau nhức, cơ thể dễ mệt mỏi.

Vấn đề là cần kết hợp ăn uống như thế nào để trẻ hấp thụ Canxi tốt nhất. Vậy sau khi uống Canxi không nên ăn gì? Gợi ý cho mẹ không nên cho trẻ ăn 10 loại thực phẩm sau đây khi đang bổ sung Canxi.

1. Đồ ăn mặn

Đồ ăn mặn không chỉ gây hại cho dạ dày, làm tích tụ chất độc ở thận gây sỏi thận mà còn làm hạn chế khả năng hấp thụ Canxi. Theo nghiên cứu, trung bình nếu cơ thể tiêu thụ khoảng 6g muối sẽ làm mất đi khoảng 40 đến 60g Canxi. Ăn mặn sẽ khiến lượng Canxi bị đào thải thông qua nước tiểu. Chính vì vậy mà nhiều người dù bổ sung Canxi thường xuyên nhưng do ăn mặn nên cơ thể vẫn gầy yếu, suy dinh dưỡng.

Người Việt thường có thói quen ăn mặn như qua các tẩm ướp gia vị, các món kho, món dưa muối, nước mắm vv… Trung bình cơ thể người Việt mỗi ngày đều được hấp thụ đến hơn 5g muối. Chưa kể thói quen ăn thức ăn nhanh, ăn vặt cũng ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ Canxi. Vì vậy, mẹ hãy thay đổi chế độ ăn nhạt hơn, hạn chế cho trẻ ăn vặt.

Tham Khảo Thêm:  Tin tức

2. Thực phẩm chứa nhiều chất Đạm

Rất nhiều mẹ cho rằng ăn các món hầm xương là cơ thể có thể hấp thụ rất nhiều Canxi có trong xương động vật. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Thực chất việc bổ sung quá nhiều đạm sẽ chỉ khiến tốc độ hấp thu Canxi giảm, đồng thời Canxi bị bài tiết ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Như vậy ăn nhiều đạm không những tăng Canxi cho cơ thể mà còn gây hậu quả trái ngược. Bên cạnh đó, ăn nhiều đạm còn khiến cơ thể nhanh mất nước, gây bệnh thận, dễ tăng cân và mệt mỏi.

Sử dụng một lượng chất đạm vừa đủ từ 40-75g mỗi ngày là liều lượng thích hợp nhất để cơ thể có thể hấp thụ Canxi tối ưu nhất. Các thực phẩm chứa nhiều đạm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng như thịt heo, trứng, thịt bò vv…

3. Thực phẩm chứa nhiều Sắt

Thực phẩm chứa nhiều Sắt và Canxi chính là những thực phẩm tối kị nhau. Sắt làm giảm sự hấp thụ Canxi trong cơ thể và ngược lại, Canxi cũng làm giảm hấp thụ Sắt.

Thiếu Canxi khiến cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng, loãng xương.. Trong khi thiếu Sắt đồng nghĩa với việc thiếu máu và mệt mỏi, dễ hoa mắt chóng mặt. Điều này đặc biệt nguy hiểm với sự phát triển của trẻ. Vì vậy mẹ không nên bổ sung hai dưỡng chất này cùng lúc mà nên cách nhau từ 1-2h.

4. Thực phẩm chứa nhiều Axit oxalic, Axit phytic, Axit béo

Các ion Canxi khi kết hợp với các ion dương trong thực phẩm chứa nhiều axit phytic, axit oxalic và axit béo… sẽ tạo thành muối Canxi không hòa tan. Muối Canxi sẽ được bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu làm giảm lượng hấp thụ Canxi vào cơ thể.

Bên cạnh đó, axit phytic có khả năng liên kết mạnh với các khoáng chất như Canxi, Magie, Sắt, Đồng và Kẽm tạo kết tủa và làm giảm hấp thụ Canxi cho cơ thể. Axit phytic có trong các loại rau cải muối chua cũng khiến Canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thu vào máu. Các chất axit oxalic, axit phytic, axit béo còn được liệt kê vào nhóm chất phản dinh dưỡng.

Tham Khảo Thêm:  Nước tương và xì dầu có giống nhau không? Hướng dẫn cách phân biệt

Các thực phẩm chứa nhiều nhóm chất này như rau chân vịt, các loại đậu nành, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, rau dền vv…

5. Thực phẩm chứa nhiều Xenlulo

Khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa xenlulo, lượng Canxi có thể hấp thụ vào cơ thể chỉ ở mức 20-30% còn lại sẽ bị đào thải qua phân. Vậy nên bạn không nên sử dụng chung các thực phẩm như khoai lang, một số loại ngũ cốc và một số loại rau xanh vv… cùng với Canxi.

6. Ngũ cốc thô

Ngũ cốc thô thường được dùng trong giảm cân, đồng thời nó có tác dụng phòng chống ung thư, điều trị cao huyết áp và cung cấp lượng Vitamin B dồi dào. Tuy nhiên, trong ngũ cốc thô lại có chưa chất axit axit phytic và chất xơ. Hai chất này khi kết hợp với nhau tạo kết tủa và cản trở cơ thể hấp thụ các khoáng chất như Canxi vô cùng nguy hiểm.

Tốt nhất mẹ nên sử dụng ngũ cốc thô cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Các loại đậu như đậu nành, đậu phộng hay một số loại hạt là những ngũ cốc thô mà mẹ cần chú ý.

7. Sữa

Rất nhiều mẹ băn khoăn rằng có nên cho bé uống sữa kết hợp Canxi và câu trả lời là không nên. Bởi lượng Canxi trong sữa và Canxi trong thực phẩm chức năng có sự tương tranh loại trừ lẫn nhau. Như vậy khiến lượng Canxi trong cơ thể có chiều hướng bị giảm sút nhanh hơn.

Tuy vậy cả sữa và Canxi đều là hai thực phẩm rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé sữa tươi cách vài tiếng đồng hồ rồi mới uống Canxi. Thời gian hấp thụ Canxi tốt nhất là buổi sáng và kết hợp cho trẻ tắm nắng.

8. Trà xanh

Trà xanh là thức uống có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên chất tanin trong trà xanh lại gây ức chế quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể.

Ngoài ra, trà xanh còn gây một số tác dụng phụ nguy hiểm như giảm hấp thụ Sắt và một số bệnh cho đường tiêu hoá. Do đó, trẻ không nên uống trà xanh kết hợp Canxi cùng một lúc mà nên cách ra vài tiếng đồng hồ. Bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng quá 5 cốc trà xanh một ngày để bảo vệ cho sức khỏe một cách tối ưu nhất.

Tham Khảo Thêm:  Cách làm thịt dê không bị hôi đơn giản

9. Rượu, cà phê

Rượu, cà phê đều là những chất kích thích gây hại cho cơ thể, gan, cũng như ức chế sự hấp thụ Canxi. Những người nghiện rượu, xương cũng yếu hơn và dễ té ngã, gãy xương hơn. Mẹ không nên cho bé sử dụng các thức uống này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

10. Nước ngọt, nước có gas

Khi ăn thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt trẻ có xu hướng thèm nước ngọt có ga. Điều này càng góp phần thúc đẩy sự đào thải và hạn chế sự hấp thụ Canxi. Lượng phốt pho trong các thức uống này sẽ gây làm hạn chế khả năng sử dụng Canxi, gây thiếu hụt Magie làm tổn hại tới xương gấp nhiều lần. Chúng là nguyên nhân gây ra béo phì, hỏng men răng, tiểu đường, các bệnh về gan và thận vô cùng nguy hiểm cho cơ thể.

Tốt nhất, mẹ nên hạn chế tối đa các sản phẩm nước ngọt, nước có ga. Thay vào đó là sử dụng các loại đồ uống có vị ngọt từ trái cây như nước cam, nước ép cà rốt vv…

Bên cạnh đó, một số thói quen như ít tiếp xúc với ánh nắng, lười ăn rau, ăn theo chế độ giảm cân vv… cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Canxi. Vì thế mẹ cần giúp bé điều chỉnh lại những thói quen trên.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ dinh dưỡng, Canxi nano là dạng Canxi dễ hấp thu nhất, rất thích hợp cho trẻ nhỏ. Đây là loại Canxi được sản xuất theo công nghệ nano có kích thước siêu nhỏ nên khả năng hấp thu nhiều gấp 200 lần Canxi bình thường. Và để Canxi đi được đến đích là xương thì cần có Vitamin D3, MK7.

  • Vitamin D3 hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu.
  • MK7 là chất vận chuyển Canxi từ máu đến tận mô xương.

Việc bổ sung Canxi cho cơ thể khỏe mạnh cao lớn hơn không phải là chuyện dễ dàng, mẹ phải kiên trì và thực hiện đúng phương pháp. Hy vọng với chia sẻ về uống Canxi không nên ăn gì đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. >> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tư vấn về cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP