Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) năm 1959 – Mở đường cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sau năm 1954, tình hình thế giới, trong nước có những thay đổi lớn, đòi hỏi Đảng phải đề ra đường lối phù hợp với thực tiễn của cách mạng mỗi miền để tiếp tục hoàn thành mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước. Bài viết này tác giả phân tích bối cảnh, quá trình hình thành và giá trị của Nghị quyết 15 (1959) – Mở đường cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hiện nay, Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển của đất nước.

Học tập Nghị quyết 15 của BCH TW Đảng khóa II tại miền núi Quảng Nam – Đà nẵng, tháng 6 năm 1959

* Hoàn cảnh lịch sử Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng)

Sau năm 1954, thế giới có những thay đổi lớn, tác động đến cách mạng miền Nam. Mỹ thể hiện ý đồ bá chủ thế giới với chiến lược toàn cầu phản cách mạng hết sức thâm độc; hệ thống XHCN đã trở thành một lực lượng to lớn làm đối trọng với Mỹ và các thế lực phản động quốc tế.

Nước ta, sau Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954) tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng bước vào khôi phục kinh tế – văn hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) để đảm nhiệm vai trò là hậu phương cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Nam, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểm mới, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn. Dựa vào sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ, Ngô Đình Diệm tuyên bố xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ, tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” (ngày 23-10-1955) phế truất Quốc trưởng Bảo Đại để lên làm Tổng thống. Chế độ thực dân kiểu cũ chấm dứt, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Để bảo vệ cho sự tồn tại của bộ máy nhà nước bù nhìn, phản động, Mỹ – Diệm tập trung vào chống phá, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Chúng mở các cuộc càn quét với chiến dịch “tố cộng, diện cộng”, mà đỉnh điểm là thực hiện Đạo luật 10/59, đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu (điều 12 luật 10/59). Trong 4 năm (1955-1958), cả miền Nam bị tổn thất 9/10 số cán bộ đảng viên, chỉ còn khoảng 5 nghìn so với 60 nghìn đảng viên(1) trước đó. Trước Đồng Khởi, Bến Tre còn 162 đảng viên, nhiều xã không còn chi bộ đảng, tỉnh Gia Định, Biên Hòa, mỗi tỉnh còn một chi bộ đảng. Ở khu V (từ Trị – Thiên đến Nam Trung Bộ) 70% Chi ủy viên, 60% Huyện ủy viên, 40% Tỉnh ủy viên bị địch bắt, giết; 12 huyện đồng bằng không còn cơ sở đảng. Riêng ở Trị – Thiên, số đảng viên chỉ còn 160/23.400 đảng viên(2) sau năm 1954. Ước tính đến năm 1959, ở miền Nam đã có 466 nghìn người bị bắt: 400 nghìn người bị tù đày, 68 nghìn người bị giết.

Như vậy, cách mạng miền Nam đứng trước tình thế cực kỳ nghiêm trọng, đòi hỏi Đảng phải có một đường lối hoàn chỉnh và toàn diện về cách mạng miền Nam. Đây là đường lối chung cho toàn Đảng, toàn dân ở cả hai miền nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những kết quả và kinh nghiệm đấu tranh chống địch khủng bố, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ đã giúp Đảng rút ra những bài học cần thiết nhằm bổ sung, hoàn chỉnh đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam.

* Quá trình phát triển đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam

Các hội nghị Trung ương Đảng từ năm 1954 đến 1956, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ của cách mạng là: “Phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”.

Từ thực tiễn cách mạng miền Nam, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đề cương cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Bản Đề cương đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ họp tại Phnôm Pênh tháng 12-1956. Trong đó, xác định: “Muốn chống Mỹ – Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác; dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng làm căn bản; xây dựng Mặt trận để đoàn kết nhân dân chống Mỹ và tay sai…”. Đề cương cách mạng miền Nam là một trong những văn kiện quan trọng góp phần vào sự hình thành đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (tháng 12-1957), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngày càng rõ hơn nhiệm vụ của cách mạng cả nước: “Nước ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, diễn ra trong 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 1-1959 tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, một số cán bộ Khu ủy khu V, vùng Tây Nguyên, Xứ ủy Nam Bộ cũng ra dự. Hội nghị đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của miền Nam là: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ Tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ. Cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”(3).

Tham Khảo Thêm:  Nam nữ tuổi Giáp Thân khắc với tuổi nào?

Phương pháp cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng bạo lực của nhân dân: “Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành đấu tranh vũ trang trường kỳ giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. Trong khi lãnh đạo, Đảng phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình thế”(4).

Đợt 2, vào tháng 7-1959, Hội nghị xác định: “Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam còn lâu dài, gian khổ, khó khăn và phức tạp, Đảng bộ miền Nam tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, hòa bình độc lập, dân chủ, thống nhất trong toàn quốc sẽ được thực hiện”(5).

Trên cơ sở thống nhất ý kiến của hai đợt họp, tháng 7-1959 Hội nghị Trung ương 15 chính thức thông qua Nghị quyết. Trong đó xác định cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo có hai nhiệm vụ chiến lược song song tiến hành là cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ tuy tính chất khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ, cùng tác động, ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau: “Hai miền tiến hành hai nhiệm vụ khác nhau nhưng đánh đổ chế độ thống trị Mỹ – Diệm, giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung, vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân dân cả nước”(6).

Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh… Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữa vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”(7). Đồng thời Nghị quyết xác định phương pháp tiến hành đấu tranh ở miền Nam là: ““Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” và theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(8).

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đưa cách mạng miền Nam bước sang giai đoan phát triển mới. Sau Hội nghị, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương lập đội vận tải quân sự dọc Trường Sơn (gọi tắt là Đoàn 559)(9) và đơn vị vận tải vượt biển Đông (gọi tắt là Đoàn 759) , sau đổi tên thành Đoàn 125, có vai trò và vị trí chiến lược trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong 2 năm (năm 1959 và 1960), các con đường này đã đưa vào miền Nam hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ và hàng chục nghìn tấn hàng quân sự đầu tiên chi viện cho phong trào cách mạng ở miền Nam.

Tham Khảo Thêm:  Linh Barbie là ai? Tên thật, sinh năm, quê quán và người yêu TikToker

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã đến với các địa phương ở miền Nam bằng nhiều con đường, đi vào quần chúng đúng lúc họ đang ở vào tình thế “không muốn sống như cũ” và đang khát khao mong đợi đường lối của Đảng. Cán bộ, quần chúng hiểu Nghị quyết với tinh thần là “Đảng cho đánh rồi”. Từ đó tạo nên phong trào Đồng khởi rộng khắp các tỉnh miền Nam nhằm phá ách kìm kẹp của địch, xây dựng chính quyền cách mạng, theo phương châm dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, tiêu biểu là tỉnh Bến Tre. Chỉ sau một tuần Đồng khởi (từ đêm 16 dạng sáng ngày 17-1-1960), tỉnh đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã diệt ác vây đồn(10), giải phóng nhiều ấp. Ở những nơi giành thắng lợi, chính quyền tự quản và lực lượng vũ trang được thành lập, bọn tay sai các ôn bị đưa ra xét xử, ruộng đất của địa chủ được chia cho nông dân. Thắng lợi phong trào Đồng khởi tỉnh Bến Tre đã tác động mạnh đến phong trào cách mạng hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Ở Bà Rịa, đêm ngày 2-3-1960, lực lượng vũ trang đột nhập Bình Ba, diệt 3 bốt địch, mở đầu cho cuộc nổi dậy. Nhân dân huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc tiến hành khởi nghĩa, kết hợp với lực lượng vũ trang diệt nhiều tên ác ôn, giải phóng thôn ấp(11). Hầu hết các ban tề ấp, xã tan rã, mất hiệu lực, 865 xã trong tổng 1.193 xã toàn Nam Bộ và 3.200 trong tổng 5.721 thôn ở miền núi Khu V không còn chính quyền địch(12). Các tổ chức phản động cũng ta rã theo. Hàng nghìn binh lính, hạ sỹ quan và một số sỹ quan địch đầu hàng. Hàng loạt khu dinh điền, khu trù mật, khu tập trung của Mỹ – Diệm bị phá tan. Ruộng đất được về tay nông dân. Lực lượng vũ trang nhân dân phát triển mạnh với 3 hình thức: Các đội tự vệ, du kích xã; các đội vũ trang ở huyện, tỉnh; các đơn vị bộ đội tập trung của khu ngày càng lớn mạnh, là sức mạnh lớn của phong trào cách mạng ở miền Nam.

Phong trào Đồng khởi ở nông thôn miền Nam đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20-7-1960 diễn ra ở khắp nơi với hình thức phổ biến là bãi công, bãi thị ở thành phố, mít tinh biểu tình ở nông thôn nhằm chống chính sách vơ vét, khủng bố của Mỹ – Diệm, động viên nhân dân lật đổ chế độ tay sai của Mỹ. Riêng ở Nam Trung Bộ, hàng nghìn cuộc biểu tình đã được tổ chức ở hơn 400 xã trong tổng số 509 xã, thu hút 600 nghìn người tham gia(13). Đẩy chính quyền địch vào thế khó khăn, khủng hoảng kéo dài triền miên dẫn đến hàng loạt những cuộc đảo chính, li khai. Thu hút sự ủng hộ và đồng tình của các nước xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ.

* Giá trị của Nghị quyết Trung ương 15 (mở rộng)

Nghị quyết đã chứng tỏ quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm của các nước XHCN, kinh nghiệm Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp vào điều kiện cụ thể của đất nước để đưa cách mạng Việt Nam phát triển. Đó là sử dụng “lực lượng vật chất để đánh bại lực lượng vật chất”; sử dụng bạo lực cách mạng; khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền v.v… Trong thư “Gửi anh Mười Cúc và các đồng chí Nam Bộ ngày 7-2-1961”, đồng chí Lê Duẩn nhắc lại: “Hồi ấy, có đồng chí đề nghị không nên đấu tranh vũ trang vì sợ rằng dùng lực lượng vũ trang sẽ có hại cho việc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ. Nhưng tôi đã trình bày, đã nói rõ sự cần thiết phải xây dựng lực lượng vũ trang”(14). Điều đó thể hiện bản lĩnh cách mạng kiên cường thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể nói, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 là một nghị quyết có giá trị lịch sử sâu sắc, tạo nên sự chuyển biến căn bản của phong trào cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam tiến lên, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng cách mạng, giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược của đế quốc Mỹ và tay sai, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh một phía” của địch, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân ta đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Nghị quyết ra đời cũng là lúc miền Nam đã có những cuộc nổi dậy vũ trang và đã có nhiều trận đánh của các lực lượng cách mạng. Tuy nhiên, những trận đánh này, cùng với các cuộc đấu tranh chính trị, chủ yếu vẫn là để giữ vững quyền sống và bảo toàn lực lượng, có tính chất tự vệ. Nhưng dưới ánh sáng của Nghị quyết, với phương châm, phương thức và mục tiêu hoàn chỉnh của nó là vũ khí lý luận vững chắc để Đảng bộ và nhân dân miền Nam cùng với nhân dân cả nước vùng dậy tấn công tiêu diệt kẻ thù, giành thắng lợi cho cách mạng.

Tham Khảo Thêm:  Sinh Năm 2010 Mệnh Gì? Tuổi Canh Dần Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?

Nghị quyết đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cách mạng miền Nam và nhanh chóng biến thành phong trào Đồng Khởi rộng khắp, tạo ra bước phát triển mới làm thất bại từng bước cuộc “Chiến tranh một phía” của Mỹ ở miền Nam và do đó đã tạo đà cho các thắng lợi tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị khẳng định: “Nghị quyết 15 phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng thiết tha lúc này của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên cao trào Đồng khởi làm soay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ”(15). Để tiếp tục khẳng định tầm vóc lịch sử của Nghị quyết này, tháng 7-1997 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa II là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, của tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa II, xuất phát từ những định hướng chiến lược đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 7-1954 khi hòa bình vừa mới lập lại trên một nửa đất nước, có sự trực tiếp chỉ đạo công phu của đồng chí Lê Duẩn, quyền Tổng Bí thư lúc bấy giờ, cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị và trong Trung ương. Nghị quyết phản ánh đúng nguyện vọng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam nước ta lúc đó”(16).

Nghị quyết là một thành công điển hình của Đảng về phương pháp tiến hành cách mạng bạo lực, về nghệ thuật chỉ đạo khởi sự cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Mở đầu bằng “Đồng khởi” do đồng bào và chiến sỹ miền Nam trực tiếp tiến hành, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thực sự đã được khởi động một cách độc đáo, khéo léo, phù hợp với năng lực cách mạng của nhân dân miền Nam, phù hợp với thời cơ lịch sử, gây bất ngờ lớn cho kẻ địch, làm yên lòng nhiều bạn bè quốc tế.

Ngay nay, đất nước ta đang phát triển với định hướng “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được”(17), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) – năm 1959 vẫn còn nguyên giá trị về tinh thần độc lập, tự chủ trong hoạch định, tổ chức thực hiện đường lối; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…

(1) Nguyễn Trọng Phúc (2009), Giáo trình Lịch sử Đảng, Nxb. Chính trị – Hành chính, Hà Nội, tr.139-140. (2) Sđd, tr.140. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.20, tr. 81-82. (4) Sđd, tr. 85. (5) Trịnh Nhu (2002), Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 174. (6) Sđd, tr.180. (7) Sđd, tr.180. (8) Sđd, tr. 181. (9) Đoàn 559 được thành lập ngày 19-5-1959; Đoàn 759 chính thức được thành lập ngày 23-10-1961. (10) Bùi Thị Thu Hà (2010), 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam – Những chặng đường thắng lợi, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.243. (11) Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 12 (1954-1965), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.265. (12) Bùi Thị Thu Hà (2010), 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam – Những chặng đường thắng lợi, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.244. (13) Sđd, tr. 245. (14) Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb. QĐND, Hà Nội, 2005, tr. 8 (Mười Cúc là đồng chí Nguyễn Văn Linh). (15) Ban Chỉ đạo tổng kết cuộc chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1997), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41. (16) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Những mốc son lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.485. (17) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

TS. Nguyễn Huy Phương, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP