Khi nào bạn nên cho trẻ phòng riêng

Khi nào bạn nên cho trẻ phòng riêng

Ở các nước Châu Mĩ thì từ trước khi bé được sinh ra, hầu hết các gia đình sẽ chuẩn bị riêng cho bé 1 căn phòng, việc đó có ý nghĩa là họ muốn thúc đẩy nhanh hơn tính tự lập của trẻ. Với các nước Âu Mĩ mạnh mẽ về phong trào chủ nghĩa cá nhân thì đó là lẽ thường nhưng với Nhật Bản thì phương pháp này vẫn chưa xâm nhập nhiều.

Thực tế thì phòng của trẻ không đơn thuần chỉ dành cho việc học hoặc chỉ dành để ngủ. Từ độ tuổi mà bé đã đi nhà trẻ, nhà mẫu giáo thì trong bé dần hình thành tính cá nhân của bản thân trong xã hội, nên bé sẽ có tư tưởng muốn ở phòng riêng, có không gian sống riêng của mình. Ở thời điểm đó thì bé đã không còn muốn ba mẹ hoặc người bảo mẫu suốt ngày ở cạnh, mà đã dần hình thành suy nghĩ không muốn lúc nào cũng dính chặt với 1 người nào đó khác, có thể nói cách khác là bé muốn tự do. Phòng riêng của bé sẽ là nơi nuôi dưỡng khao khát được tự do, không dính líu quá nhiều đến người khác của bé. Mặc khác, được cho phòng riêng cũng đồng nghĩa với việc bé đc quản lí , có trách nhiệm hơn với không gian của mình, nhờ vào đó cũng là 1 mặt để ta dạy cho bé tính tự lập, tự giác. Khi bé nhận ra đối với bé có những thứ quan trọng thì cũng chính là lúc bé biết đối với người khác – họ cũng có những thứ rất quan trọng.

Tham Khảo Thêm:  Jun88 - Đối tác bền vững của tập đoàn OKVIP

Mặt khác, phòng riêng của trẻ còn chính là nơi để bé nhận ra việc xem trọng người khác.

Có phải chúng ta thường nhìn thấy cảnh các bé tranh giành đồ chơi với nhau hay không? Đó là phần lớn biểu hiện khi trong bé luôn cho rằng đó là món đồ của mình. Và khi cả 2 bên đều có ý thức như vậy về món đồ chơi sẽ dẫn đến tranh dành, cãi nhau giữa 2 bé. Đây là bằng chứng về việc tạo cho trẻ ý thức phân biệt được đâu là đồ của mình, đâu là đồ của người khác. Bình thường trong độ tuổi 1-2 tuổi thì trong trẻ hình thành ý thức sở hữu. Khi trẻ được dành riêng cho 1 căn phòng thì tại đó bé có thể xác nhận được đây là phòng mình, đó là nơi ở quan trọng của mình và trong đó có đặt những món đồ quan trọng của chính mình. Khi làm như vậy, thì ý thức “đồ của bản thân” sẽ mạnh mẽ hơn, đồng thời ý thức nhận định về “ đồ của bạn” cũng từ đó mà được hình thành. Đó là ý thức nhận ra rằng “người khác họ cũng có món đồ uan trọng đối với bản thân họ”. Từ việc bé xem trọng đồ vật của chính mình, bé sẽ nhận ra tầm quan trọng đồ vật của người khác. Việc cho trẻ ở phòng riêng cũng trở thành công cụ cho mục đích truyền cho bé ý thức này.

Tham Khảo Thêm:  Siêu phẩm phim DC 'The Sandman' của Netflix giới thiệu dàn cast mới

Trước tiên bạn hãy bắt đầu dành riêng cho bé 1 góc nhỏ trong phòng.

Khi mới ban đầu cứ thế mà bạn cho trẻ ở phòng riêng cũng chưa hẳn là 1 điều tốt. Sẽ khiến bé cảm thấy bất an ở không gian ấy. Nếu làm vậy, bé sẽ phản ứng trước mắt là không thể tự tin được. Vì thế, thay vì bất ngờ cho hẳn bé 1 căn phòng ta nên chỉ tạo 1 góc riêng trong căn phòng dành cho bé. Hãy đặt những vật quan trọng, kèm theo những món đồ chơi như là tạo 1 không gian quản lí nhỏ và giao cho bé quản lí nó. Làm như vậy thì từ những trách nhiệm nhỏ chồng chất dần lên, từ đó sẽ tạo sự tự tin cho bé hơn trong không gian của riêng mình. Để đảm bảo sự trưởng thành toàn diện của bé, thì việc tạo ra 1 nguyên tắc là 1 việc nồng cốt.

Khi giao cho trẻ 1 căn phòng, điều không thể không chú ý thận trọng đó là bé sẽ hình thành suy nghĩ “ phòng của mình nên muốn làm gì cũng được”. Từ suy nghĩ đó, bé sẽ dễ sa ngã đến những suy nghĩ như “ là phòng mình thì không dọn dẹp cũng được” , “ trong phòng mình, mình làm gì cũng được “. Với các mẹ ngay khi giao phòng cho bé, chúng ta cần dạy dỗ bé rằng “ dù là phòng của bé nhưng cũng không phải hoàn toàn là 1 nơi tự do. Vẫn là một phần trong gia đình nên cũng không phải muốn làm gì cũng được”, hãy hướng cho bé với những suy nghĩ như vậy.

Tham Khảo Thêm:  Tại sao loa bluetooth kết nối nhưng không nghe được? Xử lý như thế nào?

Vì những điều đó, nên ngay từ đầu tạo ra luật lệ cho trẻ là rất quan trọng. Ví dụ như : “ phải dọn sạch sẽ, đẹp đẽ căn phòng “ , “ đi học về không được đi thẳng 1 mạch vào phòng “ , “không chơi game, chatchit trong phòng” , “không mang điện thoại vào phòng “ , “ ngoài những lúc học tập, thì 10h đêm phải đi ngủ”, “đến bữa phải ăn cùng gia đình”….

Để có thể dạy dỗ bé phát triển toàn diện, thì cùng với sự trưởng thành của bé, gia đình hãy cùng nhau thảo luận và tạo ra những quy tắc cần thiết dành cho bé.

Bạn nên cho trẻ ở phòng riêng khi trẻ bước vào tiểu học hoặc trung học, trẻ, đặc biệt là bé gái, lúc này cũng cần sự riêng tư nên nếu có điều kiện bạn hãy cho bé ở phòng riêng. Tuy nhiên bạn cần quản lí chặt chẽ thời gian của trẻ để trẻ vừa có không gian riêng nhưng vẫn luôn là đứa trẻ ngoan, học giỏi và vẫn gắn bó với mọi thành viên trong gia đình.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP