Khai báo biến tệp trong Pascal cho phép chương trình đọc và ghi dữ liệu vào tệp văn bản tương ứng với biến này. Vậy Trong Pascal để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Trong Pascal, để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp:
A. var < tên tệp > : txt; B. var < tên biến tệp > : txt; C. var < tên tệp > : text; D. var < tên biến tệp > : text;
Đáp án: D. var < tên biến tệp > : text;
Giải đáp nhanh: Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến tệp văn bản là: var < tên biến tệp > : text;
Giải đáp chi tiết: Trong Pascal để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp?
Trong Pascal, để khai báo biến tệp văn bản, sử dụng cú pháp sau:
var < tên biến tệp > : text;
Trong đó, tên biến tệp phải tuân thủ quy tắc đặt tên trong Pascal như không bắt đầu bằng số, dấu gạch ngang, không chứa ký tự đặc biệt, không quá 127 ký tự.
Ví dụ:
- Var f:text;
- Var tep1,tep2:text;
- Var a,b,c:real;
Sau khi khai báo biến tệp, bạn có thể mở tệp và thực hiện các thao tác đọc/ghi dữ liệu vào tệp bằng các hàm và thủ tục liên quan.
Khi khai báo biến tệp, chương trình sẽ cấp phát một vùng nhớ để lưu trữ thông tin về tệp. Sau đó, bạn có thể sử dụng các hàm và thủ tục liên quan để thực hiện thao tác đọc/ghi dữ liệu vào tệp.
Việc sử dụng biến tệp rất hữu ích trong các trường hợp cần đọc hoặc ghi dữ liệu từ tệp văn bản. Ví dụ như khi thao tác tệp dữ liệu lớn hoặc muốn lưu trữ dữ liệu vào tệp để tiện cho việc xử lý sau này.
Ví dụ về khai báo biến tệp văn bản trong Pascal
Để hiểu hơn về khai báo biến tệp trong Pascal theo dõi một số ví dụ dưới đây. Lưu ý, trong 3 ví dụ bên dưới, chúng tôi sẽ đưa ra chương trình Pascal chi tiết nhưng chỉ giải đáp bước khai báo tệp văn bản để bạn hình dung rõ hơn về cú pháp này thôi nhé!
Ví dụ 1: Viết chương trình để thực hiện nhập vào 3 biến kiểu số thực a,b,c từ bàn phím.
Lời giải:
var a, b, c: real;
begin write(‘Nhap gia tri cho a: ‘); readln(a); write(‘Nhap gia tri cho b: ‘); readln(b); write(‘Nhap gia tri cho c: ‘); readln(c); writeln(‘Gia tri cua a la: ‘, a); writeln(‘Gia tri cua b la: ‘, b); writeln(‘Gia tri cua c la: ‘, c); end.
Giải thích: Trong chương trình trên, chúng ta sử dụng hàm var để khai báo 3 biến kiểu số thực a,b,c. Sau đó thực hiện các công việc tiếp theo.
Ví dụ 2: Từ tệp tentep.txt, hãy viết chương trình để đọc các giá trị trong tệp vào 3 biến kiểu số thực x,y,z, sau đó xuất kết quả ra màn hình.
Lời giải:
var input_file: text; x, y, z: real;
begin assign(input_file, ‘tentep.txt’); reset(input_file); readln(input_file, x, y, z); writeln(‘Gia tri cua x la: ‘, x); writeln(‘Gia tri cua y la: ‘, y); writeln(‘Gia tri cua z la: ‘, z); close(input_file); end.
Giải thích: Trong chương trình trên, chúng ta sử dụng hàm var để khai báo biến tệp văn bản để đọc dữ liệu từ tệp là input_file. Sau đó, khai bao 3 biến kiểu số thực x,y,z để lưu giá trị đọc được từ tệp.
Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất của Hoc365 về câu hỏi trắc nghiệm Trong Pascal để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp gì cùng những ví dụ chi tiết nhất. Nếu thấy thông tin bài hữu ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá 5 sao nhé!