Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự nhiên. Trong đó, các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non luôn được ưu tiên nhằm giúp các bé vui chơi, hoạt động cùng nhau để tạo hứng thú, niềm vui và sự gắn kết.
1. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Chạy tiếp sức
Trò chơi Chạy tiếp sức giúp rèn luyện sức khỏe thông qua vận động cơ thể, tăng khả năng làm việc nhóm ở trẻ. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ chơi ở nơi có sân vận động rộng rãi. Cô chia trẻ thành các nhóm nhỏ, xếp trẻ đứng thành hàng dọc cách khoảng với nhau. Các trẻ ở đầu hàng sẽ cầm một cây gậy nhỏ.
Cô giáo ra hiệu lệnh, các trẻ cầm gậy ở hàng bên trái sẽ chạy thật nhanh sang đầu hàng bên phải để trao gậy rồi chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Trẻ nhận được gậy chạy sang đưa cho bạn số 2 ở hàng bên trái rồi tiếp tục chạy xuống xếp cuối hàng đó. Cứ thế, trò chơi tiếp tục cho đến hết. Đội nào về trước, giữ được hàng ngũ ngay ngắn là đội chiến thắng.
2. Ném bóng vào rổ
Trò chơi Ném bóng vào rổ giúp trẻ mầm non rèn luyện sự nhanh nhạy, tính cẩn thận, nâng cao tinh thần đồng đội. Cô giáo chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau và cho trẻ xếp thành hai hàng thẳng. Các trẻ ở đầu hàng sẽ cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng mang về đưa cho bạn đứng ngay sau mình. Sau đó, về cuối hàng đứng. Trẻ vừa được bạn đưa bóng sẽ tiếp tục cầm bóng chạy lên ném vào rổ. Lần lượt các trẻ ném bóng cho đến khi hết các thành viên trong đội. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ hơn sẽ chiến thắng.
3. Trời sáng trời tối
Để tổ chức trò chơi “Trời sáng trời tối”, cô giáo tập hợp trẻ thành hình tròn. Sau đó, cho trẻ giả làm đàn gà đi quanh sân để kiếm mồi. Vừa đi, tay của trẻ vừa giơ sang ngang làm động tác ngả nghiêng liên tục sang hai bên như đôi cánh đang vẫy, vừa vẫn vừa kêu “chip, chip”.
Trong khi trẻ đang đi theo vòng tròn, cô giáo ra câu lệnh “trời tối”. Lúc này, trẻ phải ngồi thụp xuống đất, áp mặt vào 2 bàn tay như đang ngủ. Sau đó, cô giáo lại ra câu lệnh “trời sáng” để trẻ thức dậy, đưa tay lên miệng và bắt chước tiếng gà trống gáy “ò ó o o”. Giáo viên hướng dẫn thêm động tác của những con vật khác tương tự để tiếp tục trò chơi.
4. Mèo đuổi chuột – trò chơi dân gian tập thể cho trẻ mầm non
Mèo đuổi chuột là trò chơi quen thuộc đối với nhiều bạn nhỏ ở làng quê. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ ngồi thành vòng tròn, rồi mời hai bạn lên đóng vai mèo và chuột. Khi cô giáo ra hiệu lệnh, mèo bắt đầu đuổi mắt chuột trong khoảng 3 phút. Nếu trong khoảng thời gian quy định, mèo bắt được chuột, cô giáo sẽ khen thưởng, nếu không bắt được thì cô thiến hành động viên, khuyến khích các bé. Sau đó, mời hai bạn khác lên và tiếp tục trò chơi.
>>> Xem thêm: 101 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị, bổ ích và lành mạnh
5. Kéo co
Trò chơi kéo co thích hợp cho trẻ mầm non tham gia nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản như cộng tác, phối hợp và rèn luyện sức mạnh. Để tổ chức cho trẻ chơi trò kéo co, cô giáo chuẩn bị một sợi dây thừng. Chia lớp thành 2 đội có số lượng trẻ bằng nhau. Mỗi đội đứng một đầu dây, ở giữa sợi dây cột một sợi ruy băng. Các bé nắm lấy dây kéo sang hai bên, đội nào kéo khiến đội kia lệch về phía mình sẽ là đội chiến thắng.
6. Đua rết – trò chơi mầm non tập thể hấp dẫn
Để tổ chức trò chơi, các cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc. Bạn ở phía trước đưa tay trái ra phía sau nắm chân trái của bạn ở phía sau đang co lên. Đồng thời, bạn phía sau dùng tay phải đặt lên vai bạn phía trước và đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn. Lúc này, bạn ở phía sau phải co chân trái lên cho bạn phía trước vịnh vào. Cô giáo sắp xếp các bạn như thế cho đến cuối hàng. Xong xuôi, cô giáo ra hiệu lệnh xuất phát cho hai hàng cùng đua, hàng nào về đích trước sẽ là đội chiến thắng.
7. Di chuyển thành hàng
Với trò chơi Di chuyển thành hàng, cô giáo chuẩn bị dây ruy băng màu và băng keo. Các cô dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn nhà thành đường thẳng rồi chuyển góc 90° để tạo nên nhiều đường nằm vuông góc, song song với nhau. Các trẻ sẽ di chuyển theo đường thẳng hoặc nối đuôi nhau theo đường tàu, chân sau nối gót chân trước. Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện tính khéo léo, cẩn trọng và tinh thần đồng đội rất tốt.
8. Trò chơi truyền tin
Truyền tin là trò chơi giúp rèn luyện trí nhớ, kỹ năng phối hợp trong hoạt động nhóm cho trẻ. Với trò này, cô giáo có thể tổ chức từ 2 – 3 đội với 2 – 3 vòng tròn nhằm tạo tính thi đua xem nhóm nào truyền được tin nhanh và đúng.
Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên rồi nói thầm cùng một câu nói. Sau đó, trẻ được gọi lên sẽ đi về nói thầm với bạn bên cạnh để bạn nói lại với bạn tiếp theo, lần lượt cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to câu nói lên cho mọi người cùng nghe. Nhóm nào truyền đúng câu cô giáo nói nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
9. Cướp cờ – trò chơi tập thể ngoài trời cho trẻ mầm non
Mục đích của trò chơi cướp cờ là rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết chữ cái đã học, sự nhanh nhẹn và tính kỷ luật. Để thực hiện trò chơi này, cô giáo cần chuẩn bị 5 – 6 lá cờ có gắn chữ cái. Cô chia lớp thành hai đội với số trẻ bằng nhau. Sau đó, cô vẽ 1 vòng tròn có đường kính 30cm rồi đặt ống cắm cờ vào giữa. Kẻ 2 vạch mốc nằm ở 2 đầu cách vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3 – 4m rồi cho trẻ đứng ở vạch mốc.
Cô giáo ra hiệu chuẩn bị, sau đó đọc cướp cờ theo chữ cái, ví dụ “cướp cờ chữ A”. Hai trẻ ở hai đội sẽ chạy lên cướp cờ. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi hết cờ trong ống. Đội lấy được nhiều cờ hơn sẽ là đội chiến thắng.
>>> Gợi ý: trò chơi ngoài trời
10. Tay cầm tay
Với trò chơi Tay cầm tay, cô giáo cho các trẻ đứng tự do. Sau đó, cô ra hiệu lệnh “tay cầm tay”, trẻ sẽ cầm tay nhau theo nhóm 2, 3 hoặc 4 người theo lời cô nói. Sau đó, cô nói tiếp “đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ sẽ chạm đầu vào nhau rồi nhắc lại câu nói đó.
Khi mới chơi trò chơi tập thể cho trẻ mầm non này, nếu các bé chưa hiểu, cô giáo cần hướng dẫn cặn kẽ các động tác cho trẻ. Cô có thể thay đổi nhiều câu nói khác nhau như “mũi chạm mũi”, “bàn tay áp bàn tay”, “vai kề vai”, “tay khoác tay”, “lưng tựa lưng”, “chân chạm chân”…
11. Giả làm tượng
Cô giáo tập trung cả lớp lại thành một nhóm rồi bật nhạc lên. Cô giáo để trẻ đi xung quanh phòng rồi liên tục mở tắt nhạc. Khi tiếng nhạc dừng, tất cả các bé phải dừng lại và đứng yên bất động. Nếu trẻ nào cử động, sẽ bị loại, trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi còn lại người cuối cùng. Người đó sẽ là người chiến thắng trong trò chơi.
12. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non: Trán – Cằm – Tai
Để tổ chức trò chơi tập thể cho trẻ mầm non Trán – Cằm – Tai, cô giáo tập trung các bé đứng thành vòng tròn. Sau đó, cô sẽ hát lời bài hát “Trán cằm tai, trán cằm tai, trán tai tai cằm tai, trán tai tai cằm tai…” Vừa hát, cô giáo vừa chỉ vào các bộ phận tương tự lời bài hát. Cô giáo điều chỉnh lời bài hát và các động tác nhanh chậm theo nhịp. Nếu trẻ nào chỉ sai bộ phận theo lời bài hát sẽ bị phạt. Trò chơi này giúp rèn luyện cho trẻ phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt.
13. Chơi hái táo
Mục đích của trò chơi hái táo là rèn luyện vận động, phối hợp vận động cơ thể cho các bé. Với trò chơi này, cô giáo cho trẻ đứng tự do xung quanh mình. Sau đó, cô bắt nhịp cho các trẻ vừa nói vừa làm theo các động tác như sau:
- Đây là cây táo nhỏ (Vừa nói vừa giơ tay lên và xòe các ngón tay ra).
- Tôi nhìn lên cây và thấy (Mắt nhìn theo các ngón tay).
- Táo chín đỏ và ngọt (Tay làm động tác hái và ôm quả táo).
- Táo chín ăn ngon quá (Làm động tác đưa quả táo lên miệng cắn).
- Lắc cây táo nhỏ (Ôm hai tay lắc cây táo).
- Những quả táo rơi vào tôi (Tay đưa lên và hạ xuống liên tục).
- Đây là cái giỏ to và tròn (Đưa hai tay làm vòng tròn ôm lấy giỏ).
- Nhặt táo trên mặt đất (Làm động tác cúi xuống nhặt quả bỏ vào giỏ).
- Hái táo ở trên cây (Đưa tay lên, mắt nhìn theo tay).
- Tôi sẽ ăn quả táo (Tay đưa lên miệng làm động tác ăn táo).
>>> Lưu ngay: trò chơi vận động
14. Dùng chân chuyền bóng
Với trò chơi Dùng chân chuyền bóng, cô giáo cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc, khoảng cách giữa các trẻ là 0,5 – 0,6m. Khi cô giáo ra hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đầu tiên sẽ tiến hành dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống và gập chân phía trước để chuyển quả bóng qua đầu cho bạn phía sau.Trẻ đằng sau dùng chân giữ bóng rồi chuyền tương tự cho bé tiếp theo. Bóng được chuyền bằng chân cho đến trẻ ở cuối hàng. Trẻ cuối cùng sẽ dùng 2 tay ôm bóng và chạy đứng lên đầu hàng. Đội nào chuyền xong bóng trước sẽ là đội chiến thắng.
15. Bữa tối của Sói – trò chơi tập thể vui nhộn cho trẻ mầm non
Để tổ chức trò chơi Bữa tối của sói, cô giáo sẽ chọn một bạn làm sói và vào đứng giữa vòng tròn. Những trẻ khác đứng xung quanh vòng tròn vẽ trên sân với các mốc thời gian được mô phỏng mặt đồng hồ. Sau đó, các bé sẽ đồng thanh nói to “Sói muốn mấy giờ?“. Sói có thể trả lời số giờ bất kỳ mà sói muốn. Trẻ có số tương ứng sẽ đứng lên trước con sói 1 bước.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả được gọi hết và đến đứng gần sói. Lúc này, con sói sẽ nói “Đến giờ ăn tối rồi!”. Trả lời xong thì sói sẽ đuổi theo các bạn và bắt lấy một bạn bất kỳ. Trẻ nào bị bắt lại sẽ thay phiên làm sói và tiếp tục trò chơi.
16 – 35. Các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị khác
Ngoài các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non thú vị trên, các cô giáo dạy trẻ có thể tham khảo thêm một số trò chơi hấp dẫn, giúp trẻ vừa chơi vừa học như:
- 16. Bịt mắt bắt dê
- 17. Dung dăng dung dẻ
- 18. Cáo và thỏ
- 19. Con thỏ ăn cỏ
- 20. Trò chơi Đi tàu hỏa
- 21. Trò chơi Bằng – Ah
- 22. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non – Trời – Đất – Nước
- 23. Xem ai nhanh hơn cùng ghế và âm nhạc
- 24. Lăn bóng theo đường zích zắc
- 25. Trò chơi Thuyền vào bến
- 26. Trò chơi Gieo hạt
- 27. Trò chơi Đèn xanh – đèn đỏ
- 28. Trò chơi Lá và gió
- 29. Nhảy lò cò
- 30. Rồng rắn lên mây
- 31. Trò chơi Chi chi chành chành
- 32. Bắt chước tạo dáng
- 33. Vượt chướng ngại vật
- 34. Trò chơi Trời nắng – trời mưa
- 35. Trò chơi Ô tô và chim sẻ
Bên cạnh các hoạt động vui chơi ở trường, về nhà, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các trò chơi tập thể cho trẻ mầm non để hướng dẫn con chơi hoặc đưa con đến những trung tâm, khu vui chơi để trẻ khám phá, học hỏi. Một trong những địa điểm vui chơi có nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn, thú vị, giúp trẻ vừa chơi, vừa khám phá, học hỏi được các kỹ năng, kiến thức bổ ích là VinWonders – nơi thu hút đông đảo các gia đình có con nhỏ đến tham quan, trải nghiệm.
VinWonders có vô vàn các hoạt động giải trí, hàng nghìn trò chơi thú vị, nhiều điểm tham quan hấp dẫn không chỉ khiến trẻ em thích thú, kích thích sự tò mò, khám phá mà còn giúp trẻ tiếp thu nhiều bài học bổ ích đầu đời. Các gia đình có con nhỏ có thể đưa trẻ đến:
- Tổ hợp giải trí và tìm hiểu văn hóa VinWonders Nam Hội An
- Công viên VinWonders Phú Quốc với 6 phân khu chủ đề độc đáo
- Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc
- Công viên giải trí VinWonders Nha Trang sở hữu chuỗi trò chơi đặc sắc, thú vị, show diễn Tata show đẳng cấp…
- Thành phố không ngủ Grand World Phú Quốc thu hút du khách, đặc biệt là các bạn nhỏ với nhà gấu Teddy….
Ngoài các địa điểm trên, các gia đình có con nhỏ sống tại Hà thành hoặc du lịch Thủ đô có thể cho con đến VinKE & Vinpearl Aquarium Hà Nội. Khu vui chơi giải trí kết hợp giáo dục VinKE & Vinpearl Aquarium Hà Nội sẽ giúp trẻ định hướng được niềm yêu thích đối với nghề nghiệp tương lai thông qua nhiều trò chơi bổ ích.
>>> Nhanh tay Booking vé vui chơi VinWonders để cùng con trẻ vui chơi thỏa thích
Ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non vừa giúp trẻ rèn luyện thân thể, vừa giúp trẻ học các kỹ năng, bồi bổ thêm kiến thức một cách tự nhiên thông qua vui chơi. Hy vọng các trò chơi được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các cô giáo mầm non có thêm nhiều lựa chọn trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.
>>> Mùa hè đang đến gần, bố mẹ nhanh tay Booking vé vui chơi VinWonders để cùng con trẻ trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi, khám phá thú vị