1. Khái niệm Hòa ước Nhâm Tuất:
Hòa ước nhâm tuất năm 1862 là văn kiện được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp và Tây Ban Nha ngày 05.6.1862, có tên gọi là “Hoà ước hoà bình và hữu nghị”, gọi tắt theo năm âm lịch là “Hoà ước Nhâm Tuất”, được kí tại Sài Gòn dưới đời vua Tự Đức năm thứ 15.
Sau khi đánh chiếm được hai tỉnh Định Tường (14.8.1864) và Vinh Long (22.3.1862), Bôna (Bonard), thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha phái trung tá hải quân Ximông dẫn thuyền chiến tiến vào cửa Thuận An hoạt động gây sức ép buộc triều đình Huế giảng hoà. Sau một số buổi thương lượng với đại giạn Huế, Ximông trở về Sài Gòn báo cáo. Ít lâu Sau, Ximông trở lại Thuận An mang theo tối hậu thư buộc triểu đình Huế phái ngay sứ thần có đẩy đủ thẩm quyền vào Sài Gòn bàn lập hiệp ước. Phái đoàn của triều đình Huế là Thượng thư Phan Thanh Giản làm Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp làm Phó sứ. Đoàn của Pháp – Tây Ban Nha do Bôna dẫn đầu.
Hoà ước gồm 12 điều khoản, nội dung chủ yếu là 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn hoàn toàn thuộc chủ quyển của Pháp; các loại thương thuyền và chiến thuyền của Pháp có quyền tự do vận chuyển trên sông Cửu Long và các chỉ nhánh của sông này; triều đình Huế không được cắt đất giải hoà với bất cứ nước nào nếu chưa được nước Pháp đồng ý. Triều đình Huế bị buộc phải chấp thuận việc mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Văn cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha sang tự do buôn bán (Điều 5).
Pháp và Tây Ban Nha buộc triều đình Huế phải bồi thường chiến phí. Tống số tiền phải bồi thường là 4 triệu đôla, trả trong 10 năm. Việt Nam không dùng đô la nên quy đổi một đô la bằng 0,72 lạng bạc, trả trong 4 năm. Như vậy, mỗi năm triểu đình Huế phải trả 288.000 lạng bạc (Điều 8). Theo yêu cầu của phía Pháp, triều đình huế phải nhận trách nhiệm truy lùng và bắt giữ và giao cho phía Pháp tất cả những ai có hành động chống đối chính quyền Pháp mà ẩn nâu trong vùng thuộc triểu đình Huế cai quản (Điều 9).
Thực dân Pháp ra điều kiện sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình Huế khi chấm dứt được các cuộc khởi nghĩa chống đối Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường và phải gọi tất cả các thủ lĩnh nghĩa quân trở về, tuyệt đối không còn bóng dáng một ai ở hai tỉnh đó nữa (Điều 11).
2. Nguyên nhân hiệp ước Nhâm Tuất 1862:
– Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.
– Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.
3. Hoàn cảnh lịch sử hiệp ước Nhâm Tuất 1862:
– Năm 1858, Pháp đã nổ súng tấn công vào xâm lược nước ta, khi thực hiện chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh tại Đà Nẵng chúng đã thất bại nhưng chúng lại tiếp tục tấn công thành Gia Định. Khi đó quân triều đình đã cố gắng chống cự nhưng rồi lại tan rã. Nhân dân địa phương ở nhiều nơi cũng đã đứng dậy khởi nghĩa làm cho chúng khốn đốn.
– Ngày 24-2-1861, quân Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hòa. Quân và dân ta kháng cực không nổi, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Khi đó Pháp lợi dụng cơ hội đang thắng nên lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
– Theo đó ở Bắc Kỳ cũng rất nhiều cuộc tấn công nổi dậy, đánh phá dữ dội. Cùng lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội. Sau khi nhận thấy được hai mối nguy lớn nên triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân. Sau đó đưa quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.
4. Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất:
– Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào năm 1862. Nội dung của hiệp ước như sau:
– Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
– Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
– Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia.
– Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha.
5. Các điều khoản quan trọng trong Hòa ước Nhâm Tuất:
Hòa ước Nhâm Tuất có 12 khoản, trừ các điều khoản có tính cách ngoại giao, thì 9 khoản sau đây được coi là quan trọng hơn cả:
Khoản 1: Từ nay về sau, hòa bình sẽ mãi mãi được thiết lập giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha và một bên là Hoàng đế Đại Nam. Tình hữu nghị toàn diện và lâu bền cũng sẽ được thiết lập giữa thần dân ba nước dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Khoản 2: Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hành đạo Gia Tô ở nước Đại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo đạo Gia Tô, đều sẽ được tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia Tô thì không được ép họ theo.
Khoản 3: Chủ quyền trọn ba tỉnh là Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh Định Tường, cũng như đảo Côn Lôn, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho hoàng đế nước Pháp. Ngoài ra, các thương gia Pháp được tự do buôn bán và đi lại bằng bất cứ tàu bè nào trên sông lớn của xứ Cam Bốt và trên tất cả các chi lưu của con sông này; các tàu binh Pháp được phép đi xem xét trên con sông này hay trên các chi lưu của nó cũng được tự do như vậy.
Khoản 4: Sau khi đã nghị hòa, nếu có nước ngoài nào muốn, bằng cách gây sự hoặc bằng một hiệp ước giành lấy một phần lãnh thổ của nước Đại Nam, thì hoàng đế nước Đại Nam sẽ báo cho hoàng đế nước Pháp biết bằng một sứ thần,.. để hoàng đế nước Pháp được hoàn toàn tự do đến tiếp cứu nước Đại Nam hay không. Nhưng, nếu trong hiệp ước với nước ngoài nói trên, có vấn đề nhượng địa, thì sự nhượng địa này có thể được thừa nhận nếu có sự ưng thuận của hoàng đế nước Pháp.
Khoản 5: Người các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải cảng là Tourane (Đà Nẵng), Ba La (Ba Lạt) và Quảng Yên. Người nước Đại Nam cũng được tự do buôn bán tại các hải cảng của nước Pháp và Tây Ban Nha như vậy, nhưng phải theo thể thức luật định…
Khoản 8: Hoàng đế nước Đại Nam sẽ phải bồi thường một số tiền là bốn triệu piastre, trả trong 10 năm. Vì nước Đại Nam không có tiền piastre sẽ được tính bằng 72% lạng bạc.
Khoản 9: Nếu có cướp bóc, giặc biển hoặc kẻ gây rối người nước Nam nào, phạm tội cướp bóc hoặc gây rối trên các đất thuộc Pháp, hoặc nếu có người Âu Châu phạm tội nào đó, lẩn trốn trên đất thuộc nước Nam thì ngay khi nhà nước Pháp thông tri cho nhà chức trách Đại Nam, giới chức này phải cố gắng bắt giữ thủ phạm để giao nộp cho nhà chức trách Pháp. Vấn đề cướp bóc, giặc biển hay quân phiến động nước Nam sau khi phạm tội, lẩn trốn trên đất thuộc Pháp, cũng sẽ được xử như vậy.
Khoản 10: Dân chúng ba tỉnh là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên sẽ được tự do buôn bán trong ba tỉnh thuộc Pháp miễn tuân theo luật lệ hiện hành, nhưng những đoàn tàu chở binh lính, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên và Nam Kỳ chỉ được thực hiện bằng đường biển. Tuy nhiên, hoàng đế nước Pháp thuận cho các đoàn tàu chở các thứ trên vào Cam Bốt được có cửa khẩu là lạch Mỹ Tho (Định Tường), gọi là Cửa Tiền, song với điều kiện là các giới chức Đại Nam phải báo trước cho đại diện của hoàng đế nước Pháp, vị đại diện này sẽ trao cho họ một giấy thông hành. Nếu thể thức này không được tuân theo, và một đoàn vận tải như vậy nhập nội mà không có giấy phép thì đoàn đó và những gì hợp thành đoàn đó sẽ bị bắt giữ và các đồ vật sẽ bị phá hủy.
Khoản 11: Thành Vĩnh Long sẽ được binh lính (Pháp) canh gác cho đến khi có lệnh mới mà không ngăn cản bằng bất cứ cách nào hoạt động của các quan Đại Nam. Thành này sẽ được trao trả cho hoàng đế nước Đại Nam ngay khi Ngài đình chỉ cuộc chiến loạn do lệnh Ngài tại các tỉnh Gia Định và Định Tường, và khi những người cầm đầu cuộc phiến loạn này ra đi và xứ sở được yên tĩnh và quy phục như trong một xứ bình yên.
6. Vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất?
– Triều đình nhà Nguyễn chính thức ký kết hiệp ước vào năm 1862. Hiệp đồng được ký kết do:
– Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàng
– Triều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì
– Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân.Thấy Pháp mạnh về vũ khí.
7. Hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862:
– Hợp đồng được ký kết và để lại hậu quả nghiêm trọng. Có thể thấy hiệp ước Nhâm Tuất ra đời khiến người dân phải chịu nhiều thiệt thòi, làm vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN. Hậu quả chính gồm:
– Triều đình chính thức đầu hàng Pháp.
– Triều đình Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
– Làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
8. Ý nghĩa hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là gì?
* Đối với triều đình
– Thể hiện sự nhu nhược, tâm lý sợ giặc, chỉ lo cho an nguy cho gia tộc. Khi ký kết hiệp ước Nhâm Tuất bước đầu đã giúp cho triều đình giữ được an nguy.
* Đối với nhân dân
– Đối với sĩ dân Nam Kỳ sau hiệp ước được xem như ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân.
– Dâng cao ngọn cờ chiến đấu của nhân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ 19.
– Chúng ta có thể nhận thấy việc ký kết hợp đồng không làm thay đổi tình hình của nước ta. Ngược lại nhân dân ta còn phải chịu nhiều thiệt thòi, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc. Khi so sánh hiệp ước nhâm tuất và hiệp ước pa tơ nốt ta có thể chứng minh triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.