Tiết lộ nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa và cách xử lý

Tiết lộ nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa và cách xử lý

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là tình trạng phổ biến làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Mẹ không rõ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa cũng như các biện pháp khắc phục. Liệu tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh hay không?

Bài viết của dược sĩ Bioamicus ngay sau đây sẽ giải đáp tất cả các thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa. Mẹ hãy nhanh chóng tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết chính xác cho bé khi gặp tình trạng này nhé.

1. Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa là gì?

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và dần mất đi khi bé lớn lên

Khi trẻ trớ trong lúc bú hoặc ngay sau khi bú, dịch nôn sẽ trong, mịn, màu trắng sữa kèm nhầy. Nếu dịch nôn vón cục, đó là do sữa đã có thời gian lên men bởi dịch dạ dày. Đây chính là cặn sữa mà trẻ sơ sinh chưa kịp tiêu hóa hết đã bị đẩy ra ngoài. Vì vậy khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để đưa ra cách xử trí phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và dần mất đi khi bé lớn lên. Miễn là trẻ vẫn tăng cân, tinh thần thoải mái thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp bệnh lý làm cho trẻ sơ sinh nôn ra cặn sữa, vì vậy mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện triệu chứng của trẻ để phân biệt.

2. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa

Các mẹ thường lo lắng rằng tại sao trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa? Ngay sau đây sẽ giải đáp 4 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa.

Trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa do khó tiêu hóa

Trước hết, nguyên nhân khiến bé trớ ra cặn sữa thường gặp nhất đó là hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện. Bên cạnh việc hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để phát triển, sức đề kháng của trẻ cũng còn khá non nớt, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Khi hại khuẩn đường ruột tăng sinh nhanh, hệ tiêu hóa của bé cũng giảm sút. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay đầy bụng, khó tiêu, còn nhiều thức ăn trong dạ dày khiến trẻ dễ buồn nôn.

Một số trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ mà uống sữa công thức. Mẹ cần hết sức chú ý xem con có khó dung nạp hay bị dị ứng hay không. Theo nghiên cứu, tình trạng trẻ trớ cặn sữa thường liên quan mật thiết đến việc trẻ không dung nạp Lactose hoặc dị ứng với protein từ sữa công thức. Bên cạnh đó, việc tiêu hóa sữa công thức ở trẻ sơ sinh cũng diễn ra lâu hơn so với sữa mẹ.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách chuyển Powerpoint sang Word đơn giản và nhanh chóng nhất

Trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa do trào ngược axit

Tình trạng trào ngược xảy ra khi axit trong dạ dày bị kích thích đi lên cổ họng. Do cơ vòng giữa dạ dày và thực quản ở trẻ sơ sinh còn non nớt. Cộng thêm với việc dạ dày trẻ sơ sinh có vị trí đặc biệt so với người lớn. Dạ dày của trẻ nằm ngang và thể tích nhỏ nên tình trạng bé ọc ra cặn sữa lại càng xảy ra thường xuyên.

Do trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị

trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa do hẹp môn vị

Hẹp môn vị khiến thức ăn bị tắc nghẽn ở dạ dày, lâu dần sẽ gây trào ngược, trớ ra cặn sữa vì chưa được tiêu hóa hoàn toàn

Một nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ sơ sinh làm cho trẻ sơ sinh ọc ra cặn sữa đó là môn vị bị hẹp. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, chỉ 3 trong số 1.000 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ gặp tình trạng bị hẹp môn vị. Theo đó, những trẻ sơ sinh này thường có cơ môn vị phát triển mạnh làm hẹp lỗ môn vị.

Để thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tiêu hóa, thức ăn phải đi qua lỗ môn vị nằm ở cuối dạ dày. Hẹp môn vị khiến thức ăn bị tắc nghẽn ở dạ dày, lâu dần sẽ gây trào ngược, trớ ra cặn sữa vì chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Với trường hợp này cần được điều trị phẫu thuật ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa do sai tư thế bú

Khi mẹ cho bé bú nằm ngang hay nằm ngửa mà chỉ quay đầu về phía mẹ, con sẽ khó có khớp ngậm chuẩn. Điều này không chỉ làm con dễ bị sặc sữa mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thu sữa mẹ. Khi khó hấp thu, sữa còn nhiều trong dạ dày dễ làm cho trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa.

Khi bé đang nằm ngủ mà mẹ bế xốc bé lên, gây thay đổi tư thế đột ngột cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa đang được tiêu hóa trong dạ dày. Tình trạng này cũng xảy ra khi mẹ cho trẻ sơ sinh bú quá nhanh hoặc quá no, sữa cùng cặn sữa sẽ dễ bị ọc ra ngoài.

3. Trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không?

trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, đa số không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên (sau 6 tháng tuổi) và không phát triển thành bệnh lý nguy hiểm. Các biểu hiện sinh lý bình thường có thể thấy:

– Trẻ bú mẹ và đòi bú bình thường, chơi đùa và tăng cân đều. Điều này chứng minh lượng thức ăn mất đi khi trẻ ọc sữa không đáng kể. Đồng thời, lượng sữa được cung cấp vẫn đủ dinh dưỡng để bé phát triển bình thường.

– Tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc cặn sữa chỉ gặp ít hơn 2 lần mỗi ngày và kéo dài tối đa 3 tuần.

– Trẻ không xuất hiện các biểu hiện bệnh lý khác như: sốt, nôn ra máu, lười ăn, sụt cân…

Tham Khảo Thêm:  Cách bật, tắt tiết kiệm dữ liệu trên điện thoại Samsung 

Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ có diễn biến nghiêm trọng hơn các biểu hiện trên thì cần liên hệ chuyên gia để đánh giá kịp thời.

Có thể mẹ quan tâm:

– Trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy mẹ phải xử lý thế nào?

– Trẻ sơ sinh ọc ra sữa vón cục: Cách xử lý đúng chuẩn

4. Cần làm gì để giảm tình trạng trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa?

Để thuyên giảm tình trạng này, mẹ cần áp dụng nguyên tắc xử trí và phòng ngừa sau

4.1. Nguyên tắc xử trí khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa

Cách xử trí kịp thời khi trẻ sơ sinh gặp tình trạng bị trớ ra cặn sữa:

– Khi bé ọc ra cặn sữa, cần từ từ nghiêng người bé sang một bên. Dịch nhầy cùng sữa chưa tiêu hóa sẽ chảy theo khóe miệng mà không bị sặc lên mũi hay phổi gây khó thở vô cùng nguy hiểm.

– Không bế thốc bé lên, trẻ sơ sinh sẽ dễ sặc dịch nôn.

– Vỗ nhẹ nhàng vào lưng cho trẻ, vừa để trấn an tinh thần cho trẻ, vừa đẩy nốt phần dịch nôn nếu bị nghẽn tại họng.

– Nếu phát hiện bé bị dị vật đường thở, mẹ hãy nhanh chóng làm phương pháp Heimlich để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

– Khi bé đã trớ xong, cần lau dọn sạch sẽ cho bé và xung quanh, tránh để vi khuẩn phát triển gây bệnh.

– Không cho bé bú lại ngay khi trẻ bị trớ sữa. Mẹ nên đợi một thời gian khoảng 30 phút sau khi bé trớ sữa mới cho bé bú lại.

– Không mặc quần áo chật cho bé, gây áp lực lên bụng khiến trẻ dễ nôn trớ trở lại.

4.2. Biện pháp giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa

Cùng với việc xử trí cấp tốc khi trẻ sơ sinh bị trớ, mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Có tư thế bú đúng cách

cho trẻ sơ sinh hay trớ ra cặn sữa bú đúng cách

Do thể tích dạ dày của bé đang còn nhỏ, cộng thêm với hệ tiêu hóa yếu ớt, mẹ cần hết sức chú ý cho bé bú đúng tư thế. Tránh trường hợp bé nuốt phải lượng lớn không khí, dẫn đến tình trạng giảm hấp thu, gây trớ cặn sữa trong mỗi lần trẻ sơ sinh bú mẹ.

Tư thế bú đúng nhất đó là mẹ cần nâng đầu bé cao hơn bụng. Cho bé bú ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào làm mất tập trung của bé khi bú. Đối với trẻ bú bình, mẹ nên nghiêng khoảng 45 độ và đổ sữa ngập đầu bình, tránh bọt khí.

Đặt bé nằm đúng cách

Khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm xuống giường ngay mà nên thực hiện vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi. Điều này vừa giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc cặn sữa, vừa giúp tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Cho bé bú theo nhu cầu

Mẹ cần tránh tuyệt đối cho bé ăn quá nhiều, bú quá no trong mỗi lần. Chia nhỏ từng lần cho bé bú là biện pháp khôn ngoan giúp con tiêu hóa dễ dàng, cải thiện tối đa tình trạng trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa. Hơn nữa, chú ý khi nào con đói để mẹ cho con bú kịp lúc là điều vô cùng cần thiết. Tránh bắt ép, cho con bú theo khuôn mẫu làm con không tiêu hóa kịp, gây ọc cặn sữa.

Bổ sung men vi sinh cho bé

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh đang dần phát triển hệ tiêu hóa, bé cần một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột từ men vi sinh để để tăng cường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Lợi khuẩn đường ruột phân giải các chất xơ khó tiêu trong sữa mẹ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc năng suất, hiệu quả.

Tham Khảo Thêm:  Kích thước iPhone 13, iPhone 13 Mini, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max bao nhiêu inch?

Quá trình hấp thu nhanh chóng không chỉ giúp bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giảm tình trạng ọc cặn sữa chưa tiêu hóa hết.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Bioamicus Complete chính là men vi sinh được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên dùng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi

Bioamicus Complete chính là men vi sinh được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên dùng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận an toàn từ Cơ quan Quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ FDA.

Ưu điểm nổi bật nhất của Bioamicus Complete đó là chứa 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều (5 giọt), làm đa dạng hóa hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ sơ sinh.

Chưa hết, trong sản phẩm có 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacteria. 2 nhóm lợi khuẩn này đã được các nhà khoa học hàng đầu thế giới chứng minh tác dụng cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn có hại.

Vì vậy Bioamicus Complete không những giúp bé tăng cường hấp thu dưỡng chất làm giảm tình trạng trớ cặn sữa ở trẻ sơ sinh, vừa giúp bé mạnh khỏe, tăng cân tự nhiên.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần bổ sung đủ 5 giọt/lần/ngày để đảm bảo tác dụng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì bổ sung cho trẻ sơ sinh ít nhất từ 2 – 3 tháng để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa. Mỗi năm, mẹ cần cho trẻ dùng từ 2 – 3 đợt, giúp bé tránh xa các vấn đề về tiêu hóa, vừa tăng cường sức khỏe thể chất cho bé.

Hàng triệu bà mẹ trên toàn quốc và thế giới đã tin dùng và khẳng định hiệu quả vượt trội khi sử dụng Bioamicus Complete.

5. Khi nào cần đưa trẻ trớ cặn sữa đến bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa kèm theo các biểu hiện bất thường, bố mẹ cần hết sức chú ý và đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Vì đây rất có thể là biểu hiện bệnh lý cần can thiệp nội, ngoại khoa. Các triệu chứng bất thường đó là:

– Trẻ ọc cặn sữa thường xuyên, nhiều hơn 2 lần trong ngày và kéo dài trên 3 tuần.

– Trẻ nôn ra cặn sữa sau 6 tháng tuổi.

– Trẻ không những không tăng cân mà còn sút cân, gầy ốm.

– Trẻ quấy khóc, khó chịu thường xuyên, bỏ bú, không đòi bú mẹ.

– Dịch nôn của trẻ có màu sắc khác thường: màu trắng sữa kèm dịch xanh, vàng, đỏ hồng…

– Trẻ trớ cặn sữa kèm máu tươi.

– Khó thở, tím tái.

– Sốt.

– Tiêu chảy.

Hy vọng, những thông tin mà dược sĩ BioAmicus cung cấp về trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa trên đây sẽ giúp đỡ phần nào những thắc mắc của các bậc cha mẹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề nuôi dạy trẻ nhỏ, mẹ có thể gọi ngay đến Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và miễn phí.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP