Cách xử lý khi trẻ bị trầy xước da hoặc rách da

Cách xử lý khi trẻ bị trầy xước da hoặc rách da

Trẻ bị trầy xước da hay rách da là điều không thể tránh khỏi khi đang ở độ tuổi hiếu động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng Quý bạn đọc cách xử lý khi trẻ bị trầy xước da hoặc rách da, giúp bé nhanh lành vết thương, hạn chế để lại sẹo.

Cách xử lý khi trẻ bị trầy xước da hoặc rách da
Bên cạnh việc lau rửa vết thương và băng bó, mẹ cũng nên trấn an bé

Xử lý thế nào khi trẻ bị trầy xước?

Trước tiên, bạn hãy rửa vùng da bị tổn thương của bé với nước sạch để rửa trôi những cặn bẩn. Sau đó rửa lại nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng. Nếu vết trầy xước lớn hoặc rỉ máu, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh cho bé, sau đó băng lại bằng gạc vô trùng để ngăn chặn nhiễm trùng.

Trong quá trình xử lý khi trẻ bị trầy xước, nếu dùng gạc băng vết thương cho bé bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên kiểm tra vết thương hàng ngày trong khi thay băng, hoặc bất cứ khi nào miếng băng bị dính bẩn hay ẩm ướt. Nếu miếng băng gạc dính quá chặt, khó gỡ, hãy ngâm vào nước ấm rồi gỡ sau.
  • Ở các vùng như ngón tay hoặc ngón chân không nên băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.
  • Hầu hết các vết thương cần được băng bó hai đến ba ngày, nhưng bé có thể không chịu băng lại, lúc này bạn có thể nới lỏng băng keo một chút miễn là giữ cho băng được giữ khô và sạch.
  • Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bạn không thể làm sạch vết thương cho bé, bé bị sốt hoặc vết thương có mủ, vùng xung quanh vết thương tấy đỏ và đau. Vì những dấu hiệu trên có thể do vết thương đã bị nhiễm trùng
  • Việc để cho vết thương tự lành được cho là cách chữa tự nhiên tốt nhất. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này vết thương của bé sẽ lâu lành hơn và có thể để lại sẹo, bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh cho bé.
Tham Khảo Thêm:  Mẹ khi đẻ mổ có uống được nước cam không?

Cách xử lý với những vết cắt, vết rách, vết rỉ máu

Những vết thương như vết cắt, vết rách, vết rỉ máu thường nghiêm trọng hơn các vết xước rất nhiều vì chúng xuyên qua da và ảnh hưởng đến các lớp mô bên dưới, làm cho bé bị chảy máu hoặc ảnh hưởng tới dây thần kinh và dây chằng.

Để hạn chế sự mất máu nhiều và một số vấn đề khác (như để lại sẹo) bạn có thể áp dụng một số chỉ dẫn dưới đây:

  • Hãy thật bình tĩnh: Khi nhìn thấy máu hầu hết ai cũng sợ nhưng những lúc này, bạn cần phải thật sự bình tĩnh để trấn an và giúp bé đỡ sợ hơn.
  • Trấn an bé: Cũng có lúc, dù chỉ bị những vết thương nhỏ nhưng bé có thể phản ứng một cách thái quá. Vì vậy, bên cạnh việc lau rửa vết thương và băng bó, bạn cũng nên trấn an bé.
  • Cầm máu cho bé:
    • Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể cầm máu cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hay khăn sạch đè lên vùng bị thương khoảng năm hay mười phút.
    • Lỗi thường gặp nhất của các bạn là thôi đè miếng gạc quá sớm để quan sát vết thương. Làm như vậy có thể khiến vết thương chảy máu nhiều hơn hoặc làm tụ cục máu đông khiến cho việc cầm máu bằng cách này không còn hiệu quả.
    • Nếu sau 5 phút giữ chặt miếng gạc mà máu vẫn tiếp tục chảy, bạn hãy tiếp tục giữ chặt và mang bé đến gặp bác sĩ.
    • Không sử dụng băng garô hoặc buộc chặt cánh tay hoặc chân, trừ khi bạn đã được học cách làm đó vì điều này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu để thời gian băng garo quá dài.
  • Làm sạch và băng vết thương:
    • Đối với các vết thương ngắn, nhỏ, không ảnh hưởng đến cảm giác và cử động của bé hoặc các vết thương có thể tự liền mép hay có thể liền mép bằng cách sử dụng băng cá nhân hình bướm (A butterfly bandage), bạn có thể tự làm sạch và băng vết thương cho bé tại nhà.
    • Tiếp theo hãy rửa vết thương bằng nước sạch (không nên dùng muối và rượu để rửa vết thương vì có thể làm bé cảm thấy khó chịu).
    • Sau đó, bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh và phủ lên bằng một miếng băng vô trùng.
Tham Khảo Thêm:  Pizza có bao nhiêu calo? Ăn bánh pizza có gây béo không?

Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ?

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp có các vấn đề dưới đây. Trong những tình huống này, nếu vết thương được xử trí đúng cách sẽ ít có nguy cơ để lại sẹo.

  • Bụi bẩn hoặc mảnh thủy tinh kẹt trong vết thương.
  • Các vết rách khá sâu hoặc dài hơn 1,5cm. Mặc dù vết thương nhìn không nghiêm trọng nhưng vết cắt sâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ bắp, dây thần kinh và gân.
  • Vết rách dài và những vết rách trên mặt, ngực, lưng, rất dễ biến dạng thành sẹo.

Nếu bé đã chủng ngừa thì không cần phải chích ngừa uốn ván nữa. Tuy nhiên, nếu bé chưa đến ngày tiêm mũi nhắc lại hoặc đã đến thời điểm cần tiêm, bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu tiêm 1 mũi.

Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị một bộ sơ cứu trong nhà và cả trên xe nữa để kịp thời xử lý khi trẻ bị trầy xước hoặc rách da. Mỗi bộ sơ cấp cứu nên chứa:

  • Acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen).
  • Thuốc mỡ kháng sinh chống nhiễm trùng(như Bacitracin, Neosporin, Polysporin)
  • Băng dính vô trùng (kích cỡ khác nhau).
  • Miếng gạc
  • Băng dính (không gây dị ứng)
  • Kéo
  • Nhíp
  • Xà phòng hoặc các chất sát trùng khác
  • Nhiệt kế

Nguồn: ASIA Health (TH)

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP