Những vết chai cứng nơi tay, chân do cầm bút, lái xe hay đi giày cao gót khiến đôi bàn tay, bàn chân của chị em mất đi vẻ đẹp mịn màng. Khắc phục tình trạng này với một vài biện pháp đơn giản sau đây.

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.

Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Chai thường xuất hiện ở tay, chân. Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động. Còn thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày.

Chai chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân hoặc do tính chất di truyền. Ngoài nguyên nhân do cọ xát, tiếp xúc nói trên, chai còn là hậu quả của một lần nhiễm khuẩn khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát… nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm). Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi. Những bệnh nhân bị tiểu đường thường bị nhiễm khuẩn khi bị chai chân.

Tham Khảo Thêm:  Soslac G3

Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu tìm được chính xác nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, do dị vật thì chỉ cần loại bỏ được dị vật, điều trị dứt điểm nhiễm trùng, vết chai sẽ mất dần.

Nếu nguyên nhân chai chân là do giày dép thì nên đi giày chỉnh hình bằng mút để phân bố lại lực tì đè của bàn chân cho hợp lý. Không nên đi những đôi giày quá chật so với chân, mũi giày quá nhỏ, gót quá cao.

Nếu chai chân do dị tật bàn chân, khi được chỉnh hình, bệnh sẽ cải thiện đáng kể.

Loại bỏ chai tay, chân bằng những liệu pháp đơn giản sau:

– Ngâm tay, chân với nước muối ấm mỗi ngày 30 phút. Nước muối sẽ làm mềm vùng da bị chai. Làm đều đặn sau 1 tuần, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

– Ngâm tay, chân trong hỗn hợp nước hàn the và i-ốt từ 15 đến 20 phút. Hỗn hợp nước này có tác dụng làm mềm những vết chai sạn và các tế bào da chết sẽ tự động tróc ra khi bạn lau bằng khăn tắm.

– Dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chai trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.

– Thoa đều chanh lên bàn tay hay chân trong khoảng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tuần thì lớp da chai sẽ được thay bằng một làn da mịn màng.

Tham Khảo Thêm:  [Giải Đáp] Dụng sữa rửa mặt Cosrx bị nổi mụn nên làm gì

Sau khi thực hiện các liệu pháp này, thoa kem dưỡng chứa thành phần dầu vaselin hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó.

Theo Thái Anh – Dep.com.vn

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP