Vì sao trai tốt không lấy gái dâm bụt? Gái dâm bụt là gì?
Hoa dâm bụt là loài hoa khá quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Hoa có màu đỏ, xinh đẹp. Tuy vậy, người xưa cho rằng hoa dâm bụt loại hoa có hình dáng đẹp, tượng trưng cho người phụ nữ diễm lệ. Người xưa khuyên con cháu chớ lấy phụ nữ quá xinh đẹp, vì sợ họ dễ ngoại tình, bồ bịch, phản bội chồng con.
Có những kiểu phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng tâm tính chẳng tốt, ích kỷ, hẹp hòi thì sớm muộn cũng gây họa cho gia đình. Thế nên mới nói hoa dâm bụt tuy đẹp nhưng lại không có hương. Cũng giống như người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt sắc nhưng không có phẩm hạnh đạo đức vậy. Ngoài ra, hoa dâm bụt là loài hoa chỉ nở hoa chứ không kết trái, ẩn dụ về người phụ nữ không thể sinh con.
Gái tốt không lấy trai mã hầu
Hôn nhân thời cổ đại không chỉ chú trọng đến môn đăng hộ đối, tướng mạo của đôi bên cũng rất được chú ý. Trai mã hầu là ý chỉ người đàn ông có tướng mạo xấu xí, đức hạnh kém.
Người xưa khuyên con cháu không nên cưới người có dung mạo quá xấu xí. Một người có dung mạo xấu xí, nhăn nhó thì nội tâm của họ ắt hẳn cũng không tốt đẹp gì lắm. Đương nhiên, không gia đình nào nguyện ý gả con gái của mình cho một người đàn ông có tính tình xấu xí.
Những người đàn ông được ví như đại mã hầu thì thường là người có ngoại hình thô kệch, họ thường không thể gánh được trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. Ai lấy phải kiểu người này thường chịu khổ cả đời.
Nhan sắc và vẻ bề ngoài của con người là do cha mẹ ban cho, có người bề ngoài xinh đẹp, lộng lẫy nhưng nội tâm héo úa. Có người dung mạo bình thường như nội tâm lại vô cùng đẹp đẽ! Bởi vậy mới nói, bề ngoài không thể nói lên bản chất thực sự của một người. Vì vậy, câu nói này của người xưa cũng chỉ để tham khảo chứ không phải là quy chuẩn để nhận định một cách máy móc.
Vì sao kết hôn cần môn đăng hậu đối?
Một số người không đồng tình với quan điểm này bởi cho rằng nó không đúng thực tế. “Đến Lọ Lem còn lấy được hoàng tử” hay “Rất nhiều thiên kim tiểu thư nhà giàu vẫn lấy những chàng trai con nhà nghèo đó thôi?”.
“Người ta yêu nhau bởi năm giác quan, nhưng sống với nhau nhờ ba điều tương đồng: tri thức, kinh tế và tình yêu thương của gia đình”, ông Tạ Phúc Chiêm khẳng định, đồng thời nhấn mạnh “Trong chuyện cổ tích, chưa bao giờ người ta nhắc tới việc sau khi kết hôn với hoàng tử, Lọ Lem sống có thực sự hạnh phúc hay không? Cũng không ai đưa ra một ví dụ cụ thể về việc một thiên kim tiểu thư nhà giàu có thực sự hòa hợp với một ông chồng xuất thân từ gia đình nghèo hay không?”
Những cuộc hôn nhân bền vững, lâu bền không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn dựa nhiều vào gia đình của hai bên. Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có cho họ khả năng “biết yêu thương” để cùng bạn đi đến cuối con đường hay không. Vì vậy, khi quyết định cưới một ai, trước hết phải xem gia cảnh của họ như thế nào.