Trọn bộ bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I theo sách giáo khoa chương trình mới nhất 

Trọn bộ bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I theo sách giáo khoa chương trình mới nhất 

Bên cạnh kiến thức ôn lại từ những năm trước, chương trình tiếng Anh lớp 7 HKI còn được bổ sung thêm rất nhiều cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu, từ vựng… mới. Trong bài viết này, FLYER đã tổng hợp lại toàn bộ hệ thống bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I theo chương trình SGK mới nhất giúp các bạn học sinh có thể tra cứu một cách thuận tiện hơn.

Kiểm tra trình độ trên phòng thi ảo FLYER
Mục lục ẩn

1. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I theo chương trình mới nhất

Chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I theo bộ sách giáo khoa mới Global Success bao gồm 6 Unit (từ Unit 1 – 6), xoay quanh 2 chủ điểm chính là Our Communities (Cộng đồng của chúng ta) và Our Heritage (Di sản của chúng ta).

Dưới đây là toàn bộ những kiến thức ngữ pháp có trong 6 Unit đầu tiên này!

bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I
Hệ thống ngữ pháp

1.1. Thì của động từ

Trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I, bạn sẽ được ôn lại 4 thì của động từ đã học từ những năm học trước, bao gồm:

  • Hiện tại đơn
  • Quá khứ đơn
  • Tương lai đơn
  • Hiện tại hoàn thành

1.1.1. Thì hiện tại đơn

Vai trò của thì hiện tại đơn là dùng để diễn tả:

  • Một thói quen hoặc hành động lặp đi lặp lại
  • Một sự thật hiển nhiên
  • Một sự việc đã được lên kế hoạch trước trong tương lai
  • Khả năng, tài năng, sở thích, nghề nghiệp… của một người

Công thức tổng quát của thì hiện tại đơn được viết là:

Với động từ tobe Với động từ thườngKhẳng địnhPhủ địnhNghi vấn

Trong đó:

  • S là chủ ngữ
  • V-inf là động từ ở dạng nguyên thể

Để nhận biết thì hiện tại đơn, cách đơn giản nhất là dựa vào các trạng từ chỉ tần suất hoặc một số cụm giới từ chỉ thời gian xuất hiện trong câu, chẳng hạn như:

Ví dụ:

  • I am a student.

Tôi là một học sinh.

  • My mom usually gets up at 5 a.m.

Mẹ tôi thường thức dậy vào lúc 5 giờ sáng.

  • The Sun rises in the East.

Mặt trời mọc đằng Đông.

  • We have a meeting on Monday at 9 a.m.

Chúng tôi có một cuộc họp vào sáng thứ 2 lúc 9 giờ sáng.

Tìm hiểu chi tiết hơn về thì hiện tại đơn

1.1.2. Thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn được dùng khi bạn muốn nói về:

  • Một hành động đã bắt đầu và kết thúc tại một thời điểm xác định trong quá khứ
  • Một hành động đã từng xảy ra suốt thời gian dài và đã kết thúc
  • Một loạt hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ
  • Một hành động thường xuyên lặp lại trong quá khứ
  • Một hành động chen vào hành động khác đang diễn ra trong quá khứ
  • Một sự kiện mang tính lịch sử

Công thức tổng quát của thì quá khứ đơn được viết là:

Với động từ tobe Với động từ thườngKhẳng địnhPhủ địnhNghi vấn

Trong đó:

  • Ved/2 là động từ ở dạng quá khứ đơn

Để nhận biết thì quá khứ đơn, bạn có thể dựa vào những từ/cụm từ:

Ví dụ:

  • I met Linda yesterday.

Tôi đã gặp Linda ngày hôm qua.

  • I attended University from 2017 to 2021.

Tôi học đại học từ năm 2017 đến 2021.

  • I did my homework and went to bed early last night.

Tôi đã làm bài tập về nhà và đi ngủ sớm tối qua.

  • I used to see him every day before moving to another city.

Tôi đã từng gặp anh ấy mỗi ngày trước khi chuyển đến một thành phố khác.

  • Mary came while I was cooking.

Mary đến khi tôi đang nấu ăn.

  • On September 2, 1945, Ho Chi Minh declared the independence of Vietnam from France.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam độc lập khỏi Pháp.

Tìm hiểu thêm về thì quá khứ đơn

1.1.3. Thì tương lai đơn

Thì tương lai đơn được dùng khi bạn muốn diễn tả:

  • Một quyết định được đưa ra ngay tại thời điểm nói
  • Một lời mời, lời yêu cầu, lời đề nghị
  • Một dự đoán không có cơ sở
  • Một lời hứa
  • Một lời cảnh báo, đe dọa

Công thức tổng quát của thì tương lai đơn được viết là:

Khẳng địnhPhủ địnhNghi vấn

Để nhận biết thì tương lai đơn, bạn có thể dựa vào các trạng từ/cụm từ như:

Ví dụ:

  • I will call a taxi for her.
Tham Khảo Thêm: 

Tôi sẽ gọi taxi cho cô ấy.

  • Will you come to my party next Sunday?

Bạn sẽ đến bữa tiệc của tôi vào Chủ nhật tới chứ?

  • I don’t believe Bob will finish his essay by Monday.

Tôi không tin Bob sẽ hoàn thành bài luận của anh ấy trước thứ Hai.

  • I promise I will send you an email tomorrow.

Tôi hứa tôi sẽ gửi email cho bạn vào ngày mai.

  • Step back or you will get hurt.

Lùi lại hoặc bạn sẽ bị thương.

Tìm hiểu thêm về: thì tương lai đơn

1.1.4. Thì hiện tại hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành được dùng khi bạn muốn diễn tả:

  • Một hành động đã bắt đầu trong quá khứ và vẫn còn tiếp diễn cho đến hiện tại
  • Một hành động đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại
  • Một kinh nghiệm/trải nghiệm cho đến hiện tại
  • Một sự việc vừa mới xảy ra trước thời điểm nói không lâu

Công thức tổng quát của thì hiện tại hoàn thành được viết là:

Khẳng địnhPhủ địnhNghi vấn

Trong đó:

  • V-ed/3 là động từ ở dạng quá khứ phân từ

Để nhận biết thì hiện tại hoàn thành, bạn có thể dựa vào các từ/cụm từ:

Ví dụ:

  • My family has moved to this city since I was 5.

Gia đình tôi đã chuyển đến thành phố này từ khi tôi 5 tuổi.

  • I have forgotten my pen at home, so I have to borrow Mary now.

Tôi đã để quên bút ở nhà, vì thế bây giờ tôi phải mượn Mary.

  • Have I ever met you before?

Tôi đã từng gặp bạn trước đây chưa nhỉ?

  • We have just finished our English class.

Chúng tôi vừa kết thúc lớp học tiếng Anh của chúng tôi.

  • I have watched this movie 2 times before.

Tôi đã từng xem bộ phim này 2 lần trước đây.

Tìm hiểu thêm về: thì hiện tại hoàn thành

1.2. Danh từ đếm được và không đếm được

Danh từ là từ loại tiếng Anh dùng để chỉ người, sự vật, sự việc, địa điểm, hiện tượng, khái niệm hoặc tên riêng của một đối tượng cụ thể. Đây là một trong những thành phần không thể thiếu khi cấu tạo nên một mệnh đề tiếng Anh.

Khác với tiếng Việt, danh từ tiếng Anh được chia nhỏ thành các loại số ít, số nhiều, đếm được và không đếm được. Trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I, các bạn sẽ được học cách phân biệt những loại danh từ này.

1.2.1. Danh từ đếm được

Danh từ đếm được là danh từ dùng để chỉ những đối tượng (người/sự vật/con vật) có thể đếm/thống kê/đo lường được bằng một con số cụ thể.

Có 2 dạng danh từ đếm được là: danh từ số ít và danh từ số nhiều.

Loại danh từ

Đặc điểm

Ví dụ

Danh từ đếm được số ít

Dùng để chỉ duy nhất một đối tượng đếm được

  • A cat
  • A cup of tea
  • A book
  • An egg
  • An umbrella

Đứng sau mạo từ “a/an”

Danh từ đếm được số nhiều

Dùng để chỉ một tập hợp bao gồm nhiều đối tượng số ít (từ 2 đối tượng trở lên)

  • Cats
  • Cups of tea
  • Books
  • Quizzes
  • Potatoes

Được cấu tạo bằng cách thêm “s/es” vào cuối danh từ số ít

Ngoài ra, để có thể biến đổi từ danh từ số ít đếm được sang danh từ số nhiều sao cho chính xác, bạn cần chú ý một số quy tắc sau đây:

  • Thêm đuôi “-es”: với các danh từ tận cùng là “-ch”, “-sh”, “-s”, “-x”, “phụ âm + o”, “-is”
  • Đổi “-y” thành “-i” và thêm “-es”: với các danh từ tận cùng là “phụ âm + y”
  • Bỏ “-f”, “-fe”, “-ff” và thêm đuôi “-ves”: với các danh từ tận cùng là “-f”, “-fe”, “-ff”
  • Đổi “us” thành “-i”: với danh từ tận cùng là “-us”
  • Đổi “-on” thành “-a”: với danh từ tận cùng là “-on”

Tìm hiểu thêm về cách cấu tạo danh từ số nhiều

1.2.2. Danh từ không đếm được

Danh từ không đếm được chỉ những sự vật/khái niệm/hiện tượng… không thể đong/đo/đếm bằng một con số cụ thể. Do đó, danh từ không đếm được sẽ không có dạng số ít hay số nhiều.

Các đối tượng được coi là danh từ không đếm được bao gồm:

  • Các khái niệm trừu tượng như lời khuyên, sự tin tưởng… (advice, believe …)
  • Môn học, môn thể thao, môn nghệ thuật (Mathematics, Literature, History, Art, Music…)
  • Hiện tượng tự nhiên (snow, wind, storm…)
  • Vật chất ở thể khí hoặc lỏng (water, milk, air…)
  • Các loại bệnh (flu, fever, sniffle…)
  • Các danh từ tập hợp (luggage, baggage…)

Động từ đi kèm với danh từ không đếm được luôn chia ở dạng số ít. Nếu muốn định lượng cụ thể một đối tượng không đếm được, bạn cần thêm vào trước các danh từ không đếm được những cụm từ định lượng như:

Tìm hiểu thêm về cách phân biệt danh từ đếm được và không đếm được

1.3. Mạo từ và đại từ bất định

Đi kèm với phần kiến thức về danh từ đếm được và không đếm được, chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I cũng giới thiệu thêm về 2 mạo từ “a/an” và 2 đại từ bất định “some/any”.

Cách dùng Ví dụa caran apple
Cách dùng mạo từ “a/an”

Là dạng biến thể số nhiều của “a/an”, 2 đại từ bất định “some” và “any” được dùng để nói về định lượng lớn hơn 1, nhưng không cụ thể là bao nhiêu, mang nghĩa “vài/một vài/mấy”.

“Some” và “any” có thể đứng trước cả danh từ số nhiều đếm được hoặc danh từ không đếm được.

Đại từ bất địnhCách dùngVí dụ some anyany
Cách dùng đại từ bất định “some” và “any”

1.4. Cấu trúc “how much – how many”

“How many” và “how much” là 2 mẫu câu dùng để hỏi về số lượng/định lượng của một đối tượng nào đó, nghĩa tiếng Việt là “bao nhiêu”.

1.4.1. How many

Mẫu câu với “How many” được dùng khi hỏi về số lượng của một đối tượng đếm được số nhiều.

Cấu trúc tổng quát của câu hỏi số lượng với “how many” được viết là:

Tham Khảo Thêm:  Mua Bán Chó Nhật Con, Trưởng Thành Thuần, Lai Khỏe Mạnh, Giá Tốt

How many + danh từ đếm được số nhiều + are + there…?

How many + danh từ đếm được số nhiều + trợ động từ (do/can)… + S + V-inf …?

Ví dụ:

  • How many science books are there in your room?

Có bao nhiêu cuốn sách khoa học trong phòng bạn?

  • How many children does she have?

Cô ấy có bao nhiêu đứa con vậy?

1.4.2. How much

Mẫu câu với “How much” được dùng khi hỏi về định lượng của một đối tượng không đếm được.

Cấu trúc tổng quát của câu hỏi định lượng với “how much” là:

How much + danh từ không đếm được + is there…?

How much + danh từ không đếm được + trợ động từ + S + V-inf…?

Ví dụ:

  • How much rice is there in the barrel?

Còn bao nhiêu gạo trong thùng?

Ngoài ra, “How much” cũng được dùng khi bạn muốn hỏi về giá tiền:

How much + is/are + S?

How much + do/does + S + cost?

Ví dụ:

  • How much does this coat cost?

= How much is this coat?

Cái áo khoác này có giá bao nhiêu?

Tìm hiểu thêm về điểm giống và khác nhau giữa “how many – how much” và cách trả lời câu hỏi “how much – how many”

1.5. Câu ghép và câu bị động

Trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I, bạn cũng sẽ được học thêm về 2 mẫu câu mới là câu ghép và câu bị động.

1.5.1. Câu ghép

Câu ghép (compound sentence) là câu được cấu thành từ 2 mệnh đề độc lập trở lên. Các mệnh đề có thể liên kết với nhau bằng liên từ/trạng từ liên kết, hoặc bằng dấu phẩy (,), chấm phẩy (;).

Mỗi mệnh đề trong một câu ghép đều là các mệnh đề độc lập với đầy đủ thành phần câu (chữ ngữ + động từ…). Do đó khi đứng tách riêng, những mệnh đề này vẫn thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Cấu trúc cơ bản của một câu ghép có thể được viết là:

S1 + V1 + thành phần nối + S2 + V2…

Ví dụ:

  • I like dogs, and I like cats also.

Tôi thích chó và tôi cũng thích mèo.

=> Câu ghép này được hình thành từ 2 mệnh đề độc lập là “I like dogs” (tôi thích chó) và “I like cats” (tôi thích mèo). Tuy nhiên, khi đứng trong cùng 1 câu ghép, chúng lại có mối quan hệ mật thiết và mang ý nghĩa bổ sung cho nhau nhờ các từ nối “and” và “also”.

  • Because I’m vegetarian, I don’t eat animal-based products.

Bởi vì tôi ăn chay nên tôi không ăn những sản phẩm có nguồn gốc động vật.

=> Với câu ghép này, khi 2 mệnh đề cấu thành nên nó đứng riêng biệt, người nghe vẫn có thể hiểu ý nghĩa hoàn chỉnh của từng câu. Nhưng khi được liên kết với nhau bằng từ nối “because”, chúng lại thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì – nên).

Tìm hiểu thêm về câu ghép

1.5.2. Câu bị động

Câu bị động (passive voice) dùng để nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động thay vì chủ thể thực hiện hành động (như câu chủ động).

Cấu trúc cơ bản của câu bị động là:

S + be + Ved/3 + (by O)…

Ví dụ:

  • My broken watch is being repaired by him.

Chiếc đồng hồ bị hỏng của tôi đang được sửa bởi anh ấy.

=> Đây là câu bị động với đối tượng chịu tác động được nhấn mạnh là “chiếc đồng hồ bị hỏng của tôi đang được sửa”.

  • He is repairing my broken watch.

Anh ấy đang sửa chiếc đồng hồ hỏng của tôi.

=> Đây là câu chủ động, chủ thể thực hiện hành động được nhấn mạnh: “anh ấy đang sửa …”.

Tìm hiểu thêm về câu bị động

1.6. Câu mệnh lệnh với “more” và “less”

Câu mệnh lệnh được định nghĩa là kiểu câu mang tính chất sai khiến, dùng để đưa ra một lời yêu cầu, ra lệnh, gợi ý hoặc hướng dẫn ai đó làm gì.

Ví dụ:

  • Sit down!

Ngồi xuống đi!

  • Talk louder!

Nói to lên!

Khi muốn nhấn mạnh mức độ của hành động mà bạn muốn đối phương thực hiện, bạn có thể thêm “more” để nói “hãy làm nhiều lên” hoặc “less” để nói “hãy làm ít đi”.

Ví dụ:

  • Sleep more!

Hãy ngủ nhiều hơn đi!

  • Talk less!

Nói ít thôi!

  • Eat less, exercise more!

Ăn ít thôi, luyện tập nhiều lên!

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một danh từ vào ngay sau “more” và “less” khi muốn chỉ đích danh đối tượng mà bạn muốn đối phương tác động vào nhiều hay ít.

more

  • danh từ đếm được

Read more books!

Đọc nhiều sách lên!

  • danh từ không đếm được

Eat more fruits!

Hãy ăn nhiều trái cây hơn đi!

less

  • danh từ không đếm được

Spend less time playing games!

Dành ít thời gian để chơi game thôi!

1.7. Các cấu trúc câu so sánh

Có 3 cấu trúc so sánh được đề cập đến trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I là:

  • Cấu trúc so sánh ngang bằng: “(not) as…as”
  • Cấu trúc so sánh ngang bằng: “the same as”
  • Cấu trúc so sánh khác: “different from”
Cấu trúcCông thức Vai trò Ví dụS1 + V + as + tính từ/trạng từ + as + S2asasS1 + V + not + as + tính từ/trạng từ + as + S2not asasS1 + V + the same as + S2the same asS + động từ nối + different from + Odifferent from
3 cấu trúc so sánh trong chương trình HK I lớp 7

1.8. Câu đồng tình với “too” và “either”

Để thể hiện sự đồng tình với một ý kiến nào đó bằng tiếng Anh, ngoài cách diễn đạt “I agree with you”, bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc câu với “too” hoặc “either”. Cả hai từ này đều mang nghĩa “cũng vậy”.

Trong đó:

  • “too” dùng trong lời đồng tình ở dạng khẳng định
  • “either” dùng trong lời đồng tình phủ định

Ví dụ:

  • A: I like watching horror films.

B: I like watching horror films too.

  • A: I don’t like coffee.

B: I don’t like coffee either.

1.7. Các chủ đề từ vựng

Thông qua 6 Unit đầu tiên trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I, bạn sẽ được mở rộng vốn từ với bộ từ vựng xoay quanh 2 chủ đề chính là cộng đồng và di sản.

Tham Khảo Thêm:  Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ?
bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I
Hệ thống từ vựng

Hãy cùng FLYER điểm qua những từ vựng quan trọng có trong 6 Unit này nhé!

Unit 1: My hobbies (Sở thích của tôi)

Từ vựngNghĩa tiếng Việt

Unit 2: Health (Sức khỏe)

Từ vựngNghĩa tiếng Việt

Unit 3: Community service (Dịch vụ công cộng)

Từ vựng Nghĩa tiếng Việt

Unit 4: Music and arts (Âm nhạc và nghệ thuật)

Từ vựngNghĩa tiếng Việt

Unit 5: Vietnamese food and drink (Ẩm thực Việt Nam)

Từ vựng Nghĩa tiếng Việt

Unit 6: The first university in Viet Nam (Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam)

Từ vựng Nghĩa tiếng Việt

2. Hệ thống các dạng bài tập tiếng Anh lớp 7 HK I (kèm bài tập ví dụ)

Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 7 HK I chương trình mới được biên soạn với rất nhiều dạng bài tập khác nhau, tập trung vào cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.

Sau khi hoàn thành hết những bài tập này, bạn không chỉ được ôn tập một cách kỹ càng hơn về những kiến thức ngữ pháp đã học, mà còn có thể làm quen với những mẫu bài tập trong các đề thi. Điều này giúp bạn trở nên tự tin hơn, hạn chế tối đa những vướng mắc có thể gặp phải trong bất cứ kỳ thi thực tế nào trên lớp.

bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I
Các dạng bài tập

Dưới đây là hệ thống những dạng bài tập có trong SGK lớp 7 học kỳ 1 kèm ví dụ cụ thể. Hãy cùng tham khảo nhé!

2.1. Chọn từ khác với các từ còn lại

Đây là dạng bài tập phân biệt thường được dùng để mở đầu trong hầu hết các đề thi tiếng Anh. Bạn có thể phải chọn ra một từ khác với những từ còn lại về từ loại, cách phát âm, ý nghĩa… Chỉ khi bạn nắm vững mọi yếu tố liên quan đến từ vựng, bạn mới có thể chọn được đáp án đúng.

Bài tập ví dụ:

2.2. Nhìn tranh và điền chữ cái còn thiếu

Với dạng bài tập này, bạn sẽ phải quan sát tranh để xác định xem từ vựng mà tranh muốn đề cập đến là gì. Đó có thể là tên một hoạt động, sự vật, con vật, hiện tượng, sở thích, môn thể thao… Sau đó, tìm chữ cái còn thiếu và điền vào chỗ trống để hoàn thiện tên gọi đó.

Bài tập ví dụ:

2.3. Nối cột A với cột B

Với dạng bài tập này, đề bài sẽ cho sẵn 2 cột. Nhiệm vụ của bạn là nối yếu tố ở cột A với yếu tố ở cột B để tạo thành một cụm từ có nghĩa hoàn chỉnh, hoặc nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời tương ứng ở cột B.

Một mẹo nhỏ để hoàn thiện bài tập này là bạn hãy nối những từ/cụm từ/câu mà bạn nhớ nghĩa trước. Sau đó dùng phép loại trừ để hoàn thiện các câu còn lại.

Bài tập ví dụ:

2.4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Với dạng bài điền từ vào chỗ trống, đề bài sẽ cho sẵn những câu gần hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của bạn là tìm những từ/cụm từ còn thiếu và điền vào vị trí thích hợp để hoàn thiện câu.

Một yêu cầu khác của dạng bài này mà bạn có thể gặp đó là nhìn tranh và tự mô tả tranh bằng một câu hoàn chỉnh, dựa vào các cấu trúc ngữ pháp bạn đã được học trong Unit.

Bài tập ví dụ:

2.5. Đọc đoạn văn/đoạn hội thoại và làm theo yêu cầu

Với dạng đề này, bạn sẽ phải đọc một đoạn văn/đoạn hội thoại cho trước, sau đó dựa vào những thông tin có trong đoạn để thực hiện 1 trong 2 yêu cầu:

  • Điền T (True) vào câu đúng và F (False) vào câu sai
  • Điền đáp án đúng để trả lời câu hỏi

Thông tin cho những đáp án này có thể nằm ngay trong bài hoặc đòi hỏi bạn đọc kỹ và suy luận.

Bài tập ví dụ:

2.6. Bài tập nghe

Các bài tập nghe trong SGK tiếng Anh lớp 7 HK I thường là những bài nghe và nhắc lại hoặc viết lại từ vựng mà bạn nghe được.

Với dạng bài nghe và nhắc lại, bạn có thể vừa được rèn khả năng nghe hiểu, vừa được rèn khả năng phát âm. Trong khi đó, dạng bài nghe và viết lại sẽ giúp bạn luyện chính tả một cách hiệu quả.

Bài tập ví dụ:

bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I

2.7. Bài tập thảo luận nhóm

Kết thúc phần bài tập của mỗi Unit đều có những hoạt động nhóm bổ trợ kỹ năng mềm, cụ thể là kỹ năng phản xạ tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Đây cũng là phần được thực hành nhiều nhất, giúp bạn trau dồi khả năng nói tiếng Anh của mình.

Với bài tập nhóm, bạn sẽ làm việc theo nhóm đôi hoặc nhóm lớn từ 4 đến 5 người. Những yêu cầu khi làm việc nhóm trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I mặc dù khá đơn giản và vừa sức, nhưng vẫn đòi hỏi bạn phải vận dụng toàn bộ hệ thống từ vựng và ngữ pháp đã học trong Unit.

Bài tập ví dụ:

bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I

3. Bài tập vận dụng ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I

4. Tổng kết

Thông qua bài viết này, FLYER đã tổng hợp toàn bộ hệ thống kiến thức ngữ pháp có trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I theo bộ sách giáo khoa mới Global Success, đồng thời gợi ý một số dạng bài tập thường gặp trong đề kiểm tra để các bạn học sinh, bố mẹ và cả thầy cô có thể tham khảo. Hi vọng những chia sẻ của FLYER sẽ hữu ích cho quá trình học tiếng Anh của bạn! Chúc bạn học tốt!

Xem thêm:

  • So sánh hơn & so sánh hơn nhất: Công thức chi tiết + BÀI TẬP (có đáp án)
  • Các kiểu so sánh trong tiếng Anh: Tổng hợp đầy đủ nhất, kèm bài tập!
  • Thành thạo cách so sánh kép với 4 cấu trúc “the more” cơ bản nhất trong tiếng Anh

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP