Tẩy tóc là gì? Tại sao phải tẩy tóc trước khi nhuộm
Tẩy tóc [1] là quá trình loại bỏ melanin có trong tóc bằng các hóa chất chuyên dụng nhằm làm mất đi màu tóc nguyên thủy. Melanin là hắc tố tạo nên màu sắc cho da, tóc và mắt. Khi bị mất melanin, tóc sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xám, “lợi dụng” điều này để lên những gam màu nhuộm sáng như bạch kim, khói hay các màu sáng khác cho tóc.
Tùy cơ địa mỗi người, nếu tóc càng tối màu thì càng phải áp dụng phương pháp tẩy nhiều lần với chất tẩy có nồng độ đậm đặc hơn mới có thể giúp mất hẳn màu tóc. Thông thường với mái tóc người Việt phải trải qua trung bình 2 lần tẩy mới đủ điều kiện để nhuộm tóc lên màu sáng.
Tóc sau khi tẩy sẽ mềm hơn và có khả năng lên màu chuẩn hơn so với tóc đen nguyên thủy. Tuy nhiên, bạn phải đánh đổi ít nhiều “sức khỏe” của tóc, tóc dần trở nên yếu hơn, xốp và giòn hơn, tóc dễ rụng, chẻ ngọn, thậm chí có trường hợp còn gây bỏng rát và thay đổi màu da nếu thường xuyên tẩy tóc và chất tẩy có nồng độ đậm đặc.
Tác hại của việc tẩy tóc
Có thể nói, tẩy tóc là quá trình “tra tấn” tóc, tóc phải “ngâm mình” trong bồn hóa chất hàng giờ để lên được màu tóc như bạn mong muốn. Do đó, tẩy tóc nhiều lần sẽ để lại những tác hại có thể bạn chưa biết hết:
1. Tóc yếu, dễ gãy rụng
Thông thường trong thuốc tẩy tóc thường có chứa hydrogen peroxide – một loại hóa chất có tính oxy hóa cao với khả năng tẩy mạnh. Khi chất này kết hợp với amoniac và các chất tạo màu khác sẽ phá vỡ tế bào biểu bì của tóc. Khi hợp chất peroxide xâm nhập vào lớp biểu bì của tóc sẽ giải phóng oxy để làm mất màu của tóc. Điều này nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô, xơ và hư tổn tóc.
Ngoài ra, trong quá trình tẩy và nhuộm dưới tác động mạnh của nhiệt sẽ khiến cho lớp màng bọc tự nhiên ở ngoài tóc bị phá vỡ, từ đó tóc dần yếu đi sau mỗi lần tẩy và lâu ngày tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn. Đặc biệt, tóc cực kỳ nhạy cảm với môi trường bên ngoài, tóc dễ hư tổn hơn trước sự tấn công của ánh nắng mặt trời, khói, bụi…
2. Da đầu hư hại
Tẩy tóc là một kỹ thuật khó và không phải salon nào cũng làm được, ngoài việc pha trộn thuốc đúng tỷ lệ còn cần phải cẩn thận trong quá trình bôi thuốc để thuốc không chạm vào da đầu. Nếu thuốc tẩy chạm vào da đầu với nồng độ thuốc tẩy lớn hoặc thuốc tẩy kém chất lượng sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát tại chỗ, kèm cảm giác đau đầu, buồn nôn, người mệt mỏi. Một thời gian sau có thể gây viêm chân tóc, tróc vảy, phù nề chân tóc, dị ứng da đầu gây ngứa ngáy, lỡ loét và nhiễm trùng. Nếu tẩy tóc nhiều lần còn có thể gây rụng tóc từng mảng, biến đổi màu da, nguy cơ bị ung thư da, rối loạn nội tiết tố….
Dấu hiệu nhận biết tóc tẩy hư tổn
Mái tóc bị hư tổn do tẩy tóc không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến bạn mất đi sự tự tin vốn có, nếu không tìm cách khắc phục thì mái tóc hư tổn rất khó phục hồi. Cùng điểm qua những dấu hiệu cảnh báo mái tóc đang “cầu cứu” dưới đây:
1. Tóc chẻ ngọn
Chẻ ngọn là dấu hiệu dễ dàng nhất của tóc bị hư tổn. Nếu thấy tóc xuất hiện nhiều sợi tóc bị chẻ ngọn sau khi mới cắt, tỉa tóc được 2-3 tuần thì chứng tỏ tóc đang bị hư tổn. Tình trạng tóc chẻ ngọn xảy ra khi lớp biểu bì của tóc bị tổn thương và phân tách thành nhiều sợi nhỏ và lộ ra phần lõi tóc bên trong.
Tóc chẻ ngọn là triệu chứng dễ nhận thấy khi tóc bị hư tổn sau khi tẩy
2. Tóc dễ rụng khi chải
Nếu mỗi lần chải tóc, bạn phát hiện số lượng tóc rụng ngày càng nhiều (trên 100 sợi mỗi ngày), đặc biệt là khi chải đầu, gội đầu, sau khi ngủ dậy chứng tỏ mái tóc đang bị hư tổn.
3. Tóc thường xuyên rối và khó gỡ
Nếu bạn đang sở hữu mái tóc nhuộm nhưng tóc thường xuyên rối và khó gỡ đây là dấu hiệu mái tóc hư tổn. Nguyên nhân là do việc dùng thuốc tẩy, thuốc nhuộm nhiều khiến cho lớp biểu bì của tóc bị nhô lên tạo lên ma sát nhiều và bám với các sợi xung quanh mạnh hơn, đồng thời, tóc cũng mất đi độ bóng mượt khiến tóc dễ bị rối hơn. Sau khi gỡ rối, sợi tóc cũng mất một khoảng thời gian mới trở lại độ thẳng như bình thường
4. Tóc không còn độ đàn hồi
Mức độ đàn hồi của tóc cũng phản ảnh được “sức khỏe” của tóc. Bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi của mái tóc bằng cách dùng tay nhẹ nhàng kéo giãn sợi tóc khi còn ướt. Nếu tóc khỏe sẽ có khả năng co giãn tốt và sau khi giãn ra có thể co lại như kích thước ban đầu. Nếu tóc hư tổn tóc chỉ giãn ra mà không co lại hoặc bị đứt gãy.
5. Tóc khô xơ
Tẩy tóc thường xuyên khiến tóc mất đi lượng dầu, protein và độ ẩm bao phủ lớp biểu bì bên ngoài khiến tóc khô và xơ mất dần độ bóng.
6. Sợi tóc xốp và dễ thấm nước
Một mái tóc xốp thường là hậu quả của việc tẩy tóc và tạo kiểu tóc nhiều. Chỉ cần để ý mỗi lần gội đầu, nếu thấy tóc nhanh chóng hòa vào nước và có cảm giá nặng hơn chứng tỏ tóc đang hư tổn.
Mách bạn cách phục hồi tóc khô xơ sau khi tẩy
Nếu bạn là tín đồ tóc nhuộm và mái tóc bạn đang phát ra những dấu hiệu tóc bị hư tổn, đừng bỏ lỡ cách phục hồi tóc khô xơ sau khi tẩy dưới đây:
1. Dùng dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc tẩy nhuộm màu
So với mái tóc bình thường, tóc tẩy cần có phương pháp chăm sóc chuyên biệt hơn. Đặc biệt là những kiểu tóc đã tẩy và nhuộm màu nổi bậc như tóc bạch kim, tóc màu khói, tóc hồng…. Cụ thể, thay vì dùng những loại dầu gội, dầu xả thông thường, bạn nên chọn những loại dầu gội và dầu xả chuyên dụng dành riêng cho tóc tẩy và tóc nhuộm. Những sản phẩm này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khô, xơ, chẻ ngọn, giúp ổn định lại cấu trúc tóc từ đó giúp tóc lên màu chuẩn hơn.
2. Gội đầu đúng cách
Gội đầu đúng cách không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn bám trên tóc mà còn tránh được tình trạng tóc hư tổn. Để cải thiện tóc hư tổn, giúp tóc suôn mượt hơn bạn nên áp dụng cách gội đầu đúng cách sau:
- Bước 1: Bạn dùng 1 lượng dầu gội vừa phải và nên kèm với nước để đánh bọt. Bạn nên gội đầu từ phần gáy trước vì đây là nơi có nhiều chất nhờn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ. Trong quá trình gội, không được cào xát quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương mái tóc. Massage nhẹ nhàng mái tóc và da đầu để giúp tăng tuần hoàn máu, giúp các nang tóc phát triển hơn. Bạn nên massage khoảng 3 phút và sau đó xả lại với nước.
- Bước 2: Gội xong bạn không nên xả ngay mà nên để 5-7 phút giúp tóc có thời gian nghỉ ngơi và hấp thu các dưỡng chất. Nên chọn dầu xả có chứa nhiều dưỡng chất. Dùng dầu xả bôi lên tóc theo chiều từ thân tóc đến ngọn tóc và massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Giữ tình trạng này khoảng 10 phút sau đó xả lại với nước mát. Sử dụng dầu xả hoặc ủ tóc có chứa nhiều dưỡng chất. Sau khi xả sạch tóc, dùng dầu xả hoặc ủ cho mái tóc. Nhẹ nhàng massage để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Giữ tình trạng này khoảng 15 phút. Sau đó bạn xả sạch tóc với nước mát.
- Bước 3: Dùng khăn khô thấm nước nhẹ nhàng cho mái tóc, tránh tình trạng chà xát hoặc vò mạnh tóc vì tóc đang ướt sẽ dễ hư tổn và gãy rụng hơn.
Lưu ý: chỉ nên gội 2-3 lần mỗi tuần, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên để tóc không bị tiếp xúc quá nhiều với hóa chất và luôn giữ được độ ẩm tự nhiên.
Chỉ nên gội đầu 2-3 lần/ tuần để giữ độ ẩm cho tóc
3. Dưỡng mặt nạ ủ tóc giúp dưỡng ẩm tóc
Tẩy và nhuộm tóc khiến tóc mất đi khả năng đàn hồi. Các loại mặt nạ ủ tóc là một liệu pháp tuyệt vời cho mái tóc. Chỉ bằng nguyên liệu có sẵn tại nhà (dầu dừa, bơ, chuối, dầu oliu, mật ong, trứng gà…) và một ít thời gian là bạn đã có mặt nạ dưỡng tóc như ý. Mặt nạ ủ tóc không chỉ hỗ trợ khắc phục được những hư tổn mà các loại mặt nạ tóc còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng để giúp tóc mềm mại và chắc khỏe hơn.
► Xem thêm: HƯỚNG DẪN 13 CÁCH Ủ TÓC NGAY TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN MÀ CHUYÊN NGHIỆP
4. Hạn chế dùng nhiệt/ hóa chất tác động lên tóc
Để hạn chế hư tổn cho mái tóc tẩy tốt nhất bạn nên tránh xa các động nhiệt lên mái tóc như: sấy tóc, dùng các máy tạo kiểu tóc và đặc biệt hạn chế uốn tóc hay nhuộm tóc. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với nhiệt, bạn nên dùng một lớn gel hoặc dầu dưỡng để tạo cho tóc một lớp màng bảo vệ và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt lên tóc.
5. Thường xuyên tỉa đuôi tóc
Khi tẩy tóc, phần đuôi tóc là vị trí “hứng chịu” hư tổn đầu tiên và rất dễ nhận biết như đuôi tóc khô rối, chẻ ngọn. Do đó, để ngăn chặn hư tổn lây lan ra toàn bộ mái tóc bạn nên cắt tỉa phần đuôi tóc thường xuyên và nên chọn kiểu cắt úp vào trong sẽ làm tóc thêm phần dày dặn. Với thao tác đơn giản này không chỉ giúp loại bỏ phần đuôi tóc bị khô, xơ, chẻ ngọn mà còn kích thích sự phát triển của tóc.
6. Thói quen ăn uống lành mạnh đầy đủ chất
Một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tế bào mầm tóc (nằm sâu bên trong nâng tóc) đòi hỏi được cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên. Do đó, để có một mái tóc khỏe mạnh cần bổ sung cho tóc đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất.
- Protein, tóc được cấu tạo từ các protein, một chế độ nghèo nàn protein có thể dẫn đến tóc khô, dễ gãy và rụng. Bổ sung ngay các loại thực phẩm dồi dào protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
- Omega-3 giúp nuôi dưỡng và tăng độ ẩm cho tóc. Nguồn thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân…
- Sắt là khoáng chất đặc biệt đối với tóc, thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân chính gây rụng tóc. Thịt bò, thịt gà cà cá là nguồn cung cấp sắt dễ hấp thụ cho cơ thể. Đậu lăng, cải bó xôi và các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, xà lách cũng chứa nhiều sắt.
- Vitamin hỗn hợp nhóm B: Những loại vitamin nhóm B, đặc biệt là acid folic, vitamin H, vitamin B6 và B12 cần thiết cho sự phát triển của máu tóc. Nguồn cung cấp vitamin B dồi dào như bơ, măng tây, atiso, củ cải đường, cam, bông cải xanh, bắp cải Brussels, rau bina, đậu tươi, đậu nành, đậu lăng….
7. Thay khăn lau thường xuyên
Tưởng chừng như thay khăn lau tóc thường xuyên là việc làm đơn giản, tuy nhiên nó đem lại nhiều lợi ích cho mái tóc, vừa giúp tóc sạch sẽ vừa hạn chế tóc bị chà sát mạnh gây nên những tổn thương cho tóc do khăn cũ chất lông bị khô và xơ. Trong khi đó, khăn mới mềm mượt vừa giúp tóc nhanh khô vừa hạn chế những tổn thương cho tóc như gãy rụng, xơ rối.
► Xem thêm:
- Cách dưỡng tóc bị khô xơ sau khi uốn đơn giản tại nhà
- Mẹo hay dưỡng tóc khô xơ cho phụ nữ sau sinh
Giải pháp khoa học giúp phục hồi tóc khô xơ sau khi tẩy hiệu quả, an toàn
Các chuyên gia nhấn mạnh, việc tẩy tóc sẽ tác động trực tiếp đến “sức khỏe” của tóc khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Do đó, việc chăm sóc tóc từ bên ngoài là cần thiết, nhưng chưa đủ, các biện pháp kể trên chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể giải quyết tình trạng tóc hư tổn từ gốc.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) kết luận: Nhân tố quan trọng trong việc hình thành và quyết định sức sống, vẻ đẹp của máu tóc chính là tế bào mầm tóc. Thế nhưng, tế bào mầm tóc lại bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết và các yếu tố tác động từ bên ngoài như (môi trường, dinh dưỡng, hóa chất, nhiệt độ làm tóc…).
Vì thế, muốn những “hạt mầm” này phát triển cần có liệu pháp nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc từ bên trong theo cơ chế riêng biệt dành cho nam và nữ giúp cân bằng thần kinh nội tiết, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại (trong đó có hóa chất và nhiệt độ khi tẩy tóc), giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc tăng trưởng phát triển thành sợi tóc khỏe mạnh, bóng mượt.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công tinh chất Cynatine® độc quyền với các tinh chất quý từ thiên nhiên để tạo ra sản phẩm Qik Hair với 2 công thức chuyên biệt: công thức CLI Beta (Qik Hair cho nữ) và công thức CLI Alpha (Qik Hair cho nam) có tác dụng ổn định thần kinh nội tiết, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình biệt hóa của tế bào mầm tóc, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại… Từ đó giúp giảm rụng, kích thích tóc mọc lên khỏe đẹp, cải thiện tình trạng tóc khô xơ, chẻ ngọn hiệu quả sau khi tẩy tóc.
Các thành phần trong công thức trên đều đã được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tính an toàn, được xem là giải pháp phục hồi tóc khô xơ và giảm rụng tóc sau khi tẩy tóc hoàn hảo. Như vậy, để có được mái tóc khỏe mạnh, suôn mượt không chỉ tập trung vào việc chăm sóc tóc bên ngoài mà còn phải chú trọng “nâng niu” từng tế bào mầm tóc bên trong bằng các sản phẩm chuyên biệt dành cho nam và nữ như Qik Hair.