Thế nào là tốc độ phản ứng hoá học? Bài tập tốc độ phản ứng Hoá 10

1. Khái niệm tốc độ phản ứng hoá học

Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10 sẽ được trình bày dưới đây bắt đầu từ khái niệm.

Tốc độ phản ứng hóa học được biết đến là một đại lượng để đại diện đặc trưng cho độ chậm hay nhanh của tốc độ phản ứng và được xác định bởi sự biến thiên nồng độ của chất đó trong một đơn vị của thời gian nhất định.

Nồng độ tính bằng mol/l và đơn vị đo chính là thời gian: giây (s), phút (ph), giờ (h),…

Minh hoạ cho tốc độ phản ứng hoá học

2. Công thức tốc độ phản ứng hoá học

Công thức tốc độ phản ứng được biểu thị như sau:

Δv =|ΔC|/Δt

Trong đó:

ΔC: được hiểu là sự biến thiên nồng độ của chất

Δt: được hiểu là thời gian xảy ra biến thiên của nồng độ.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học

3.1. Yếu tố nồng độ

Tốc độ phản ứng sẽ tăng khi nồng độ chất phản ứng tăng

3.2. yếu tố nhiệt độ

– Tốc độ phản ứng sẽ tăng khi nhiệt độ tăng

– Giải thích: khi tăng nhiệt độ phản ứng dẫn đến 2 hệ quả như sau:

+ Các phân tử có tốc độ chuyển động tăng → tần số va chạm của các chất phản ứng cũng tăng.

+ Tần số va chạm đem lại hiệu quả giữa các chất tham gia phản ứng tăng nhanh → yếu tố chủ yếu làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi nhiệt độ tăng.

3.3. Yếu tố áp suất

– Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi tăng áp suất (tăng nồng độ chất khí) → tăng tốc độ phản ứng.

– Khi áp suất tăng, khoảng cách giữa các phân tử càng được thu hẹp → sự va chạm càng nhiều → phản ứng diễn ra nhanh hơn.

3.4. Yếu tố diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có sự tham gia của chất rắn, khi tăng diện tích bề mặt → tăng tốc độ phản ứng.

3.5. Yếu tố các chất xúc tác

– Chất xúc tác là những chất có tác dụng làm giúp biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng mà không bị giảm đi trong phản ứng.

– Những chất xúc tác giúp xúc tiến cho quá trình diễn ra nhanh hơn được gọi là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại thì xúc tác dương được sử dụng rất phổ biến.

Ví dụ: Khi tổng hợp NH3, sản xuất H2SO4 hay HNO3, chất dẻo, cao su nhân tạo,…

– Những chất xúc tác làm quá trình diễn ra chậm lại là chất xúc tác âm.

Ví dụ: Sự oxi hóa Na2SO3 trong dung dịch hình thành Na2SO4 xảy ra chậm lại khi cho được thêm glixerin.

4. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng hoá học trong thực tế

  • Người ta thường sử dụng chất xúc tác nhằm sản xuất ra nhiều amoniac, thực hiện các phản ứng ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ tăng.

  • Ở áp suất bình thường thì thực phẩm chín lâu hơn khi nấu trong nồi áp suất.

  • Muốn than cháy nhanh thì phải có các lỗ tròn nhằm tăng diện tích tiếp xúc với oxi.

5. Giải bài tập về tốc độ phản ứng hoá học

5.1. Phương pháp giải bài tập

Mỗi dạng toán về tốc độ phản ứng hoá học đều có phương pháp giải riêng. Dưới đây là một số dạng bài và phương pháp giải.

Tham Khảo Thêm:  Phân biệt On time và In time trong tiếng Anh

Dạng 1: Lý thuyết

  • Các em cần phải thuộc kĩ lý thuyết tốc độ phản ứng hoá học, nắm bắt và hiểu sâu bản chất của nó.

  • Nắm rõ những yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và từng công thức về tốc độ phản ứng.

Dạng 2: Một số bài toán khi muốn tính tốc độ phản ứng hóa học

* Một số lưu ý cần nhớ:

Xét phản ứng như sau: a A + b B → c C + d D

Tại thời điểm t1 CA CB CC CD

Tại thời điểm t2 C’A C’B C’C C’D

Nồng độ phản ứng của chất A : ΔCA = CA – C’A

Nồng độ tạo thành của chất C là: ΔCC = C’C – CC

Tốc độ TB khi tham gia phản ứng của chất A là:

overline{v_{A}} = frac{|C_{A} - C_{A}'|}{t_{2} - t_{1}} = frac{|Delta C_{A}|}{Delta t}

Ví dụ: Trong thí nghiệm OXH axit fomic có xảy ra phản ứng như sau:

Br2+ HCOOH → 2HBr + CO2

Lúc đầu Br2 có nồng độ là 0,0120 mol/l, sau 50s thì nồng độ là 0,0101 mol/l. Hãy xác định tốc độ TB tham gia phản ứng của Br2 và HCOOH.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ta có phản ứng:

Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

t1 = 0 có nồng độ là 0,0120 (M)

t2 = 50s có nồng độ là 0,0101 (M)

– Tốc độ TB khi tham gia phản ứng của Br2

Tốc độ phản ứng hoá học TB khi tham gia phản ứng của Br2

Từ phương trình trên ta thấy, tốc độ phản ứng của cả 2 chất khi tham gia phản ứng là như nhau:

tốc độ phản ứng hoá học khi so sánh 2 chất

Dạng 3: Một số bài toán khi muốn tìm nồng độ chất ban đầu hoặc nồng độ của sản phẩm

* Một số lưu ý cần nhớ:

Ta có phương trình sau:

a A + b B → c C + d D

Ta có biểu thức về vận tốc như sau: v = k[A]a[B]b

Với k được biết là hằng số vận tốc

[A], [B] chính là nồng độ mol của chất A và chất B.

Ví dụ: Trong công nghiệp khi người ta điều chế NH3 dựa trên phương trình hoá học:

N2(k) + 3H2(k) leftrightharpoons 2NH3(k)

Khi tăng nồng độ của H2 lên 2 lần (vẫn giữ nồng độ của N2 và nhiệt độ của phản ứng) thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên mấy lần?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Tốc độ phản ứng ban đầu được tính theo công thức là:

v1 = k [N2] . [H2]3

Sau khi tăng nồng độ của H2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng lúc sau được tính là:

v2 = k [N2] . 23 . [H2]3 = 8 v1

=> Sau khi phản ứng, tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 8 lần.

5.2. Luyện tập giải bài tập tốc độ phản ứng hoá học

Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ cho các loại phản ứng chậm và nhanh khi em quan sát chúng trong cuộc sống cũng như trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:

Một số ví dụ về các phản ứng:

– Phản ứng nhanh: Phản ứng cháy nổ, quá trình đốt cháy các nhiên liệu (dầu, than, khí đốt), phản ứng giữa 2 dung dịch BaCl2 và H2SO4…

– Phản ứng chậm: Quá trình lên men rượu, quá trình gỉ sắt.

Câu 2: Nồng độ, diện tích bề mặt, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác gây ảnh hưởng thế nào đối với tốc độ phản ứng?

Lời giải:

Các yếu tố gây ảnh hưởng đối với tốc độ phản ứng:

a) Tác dụng của nồng độ

Tốc độ phản ứng sẽ tăng khi nồng độ chất phản ứng tăng

b) Tác dụng của nhiệt độ

– Tốc độ phản ứng sẽ tăng khi nhiệt độ tăng

– Giải thích: khi tăng nhiệt độ phản ứng dẫn đến 2 hệ quả như sau:

+ Các phân tử có tốc độ chuyển động tăng → tần số va chạm của các chất phản ứng cũng tăng.

+ Tần số va chạm đem lại hiệu quả giữa các chất tham gia phản ứng tăng nhanh → yếu tố chủ yếu làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi nhiệt độ tăng.

c) Tác dụng của áp suất

– Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi tăng áp suất (tăng nồng độ chất khí) → tăng tốc độ phản ứng.

Tham Khảo Thêm:  Phân biệt cách dùng cấu trúc ngữ pháp A lot of, Lots of, A lot chi tiết nhất

– Khi áp suất tăng, khoảng cách giữa các phân tử càng được thu hẹp → sự va chạm càng nhiều → phản ứng diễn ra nhanh hơn.

d) Tác dụng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có sự tham gia của chất rắn, khi tăng diện tích bề mặt → tăng tốc độ phản ứng.

e) Tác dụng của chất xúc tác

– Chất xúc tác là những chất có tác dụng làm giúp biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng mà không bị giảm đi trong phản ứng.

– Những chất xúc tác giúp xúc tiến cho quá trình diễn ra nhanh hơn được gọi là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại thì xúc tác dương được sử dụng rất phổ biến.

– Những chất xúc tác làm quá trình diễn ra chậm lại là chất xúc tác âm.

Câu 3: Hãy chỉ ra người ta lợi dụng những yếu tố nào nhằm tăng tốc độ phản ứng ở những trường hợp sau:

a) Dùng không khí nóng, nén thổi vào lò cao nhằm đốt cháy than cốc (trong quá trình sản xuất gang).

b) Nung đá vôi trong nhiệt độ cao nhằm sản xuất vôi sống.

c) Nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trìnhsản xuất ximăng)

Lời giải:

a) Dùng không khí nén với nồng độ O2 cao và không khí đã nóng thổi vào lò nên làm tăng tốc độ phản ứng.

b) Lợi dụng tác dụng nhiệt độ (làm tăng nhiệt độ)

c) Lợi dụng tác dụng diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc giữa các nguyên liệu)

Câu 4: Cho 6g hạt kẽm vào một cốc chứa dung dịch H2SO4 4M (dư) khi ở nhiệt độ thường.

Nếu vẫn giữ các điều kiện khác, chỉ thay đổi một trong những điều kiện dưới đây thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào (giảm xuống, tăng lên hay không đổi)?

a) Thay 6g hạt kẽm bằng 6g bột kẽm.

b) Thay dd H2SO4 4M bằng dd H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng khi nhiệt độ phản ứng là 50oC.

d) Dùng thể tích dd H2SO4 4M lên gấp 2 lần ban đầu.

Lời giải:

a) Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên (vì làm tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng sẽ giảm xuống (vì làm giảm nồng độ chất phản ứng). 

c) Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên.

d) Tốc độ phản ứng không biến đổi.

Câu 5: Giải thích vì sao trong quá trình sản xuất người ta thường thực hiện các bước như sau:

a) Dùng không khí nóng, nén để thổi vào lò nhằm đốt cháy than cốc (trong quá trình sản xuất gang).

b) Nung đá vôi khi nhiệt độ ở ≈ 900 – 950oC nhằm sản xuất vôi sống miệng lò hở.

c) Nghiền các nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng).

Lời giải:

a) Với quá trình sử dụng không khí nén, nóng nhằm thổi vào phản ứng trong lò cao: C + O2(k) → CO2(k) ↑

C+O2(k) → CO (k) ↑

FeO + CO (k) → Fe + CO2(k) ↑

Hiện tượng sử dụng không khí nén và nóng thổi vào lò cao nhằm đốt cháy than cốc (trong quá trình sản xuất gang) để gia tăng nồng độ khí O2 và tăng nhiệt độ, đây chính là nguyên nhân giúp gây ra sự gia tăng tốc độ của phản ứng thuận.

b) Nung đá vôi khi nhiệt độ ở ≈ 900 đến 950 độ C nhằm sản xuất vôi sống miệng lò hở.

Nguyên nhân người ta dùng quá trình này bắt đầu từ yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình này người ta để miệng lò hở để làm giảm áp suất của khí CO2 giúp chuyển dịch cân bằng.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) giúp làm gia tăng diện tích tiếp xúc của các nguyên liệu và nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

Tham Khảo Thêm:  Danh Sách 8+ Phần Mềm Dịch Tiếng Trung Sang Tiếng Việt Cực Chuẩn

Câu 6: Cho phản ứng như sau: A+2B→C

Nồng độ các chất ban đầu: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ là k = 0,4

Hãy cho biết tốc độ phản ứng ban đầu.

Hãy cho biết tốc độ phản ứng ở thời điểm t khi nồng độ chất A giảm 0,1 mol/l.

Lời giải:

  • Tốc độ ban đầu được tính như sau:

Vbd=k.[A].[B]2=0,4.[0,3].[0,5]2=0,3mol/ls

  • Tốc độ ở thời điểm t

Khi nồng độ chất A giảm 0,1 mol/l thì chất B giảm 0,2 mol/l theo tỉ lệ phản ứng là 1 : 2

Nồng độ ở thời điểm t:

[A′]=0,3-0,1=0,2(mol/l)

[B′]=0,5−0,2=0,3(mol/l)

V=k.[A′].[B′]2=0,4.[0,2].[0,3]2=0,0072mol/ls

Câu 7: Hoà tan 1 tấm Zn trong dd HCl ở 200C thì cần thời gian là 27 phút, cũng tấm Zn đó sẽ tan hết trong dd HCl trên ở 400C trong thời gian là 3 phút. Hỏi muốn hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở nhiệt độ 550c thì cần bao nhiêu thời gian?

Lời giải:

Khi nhiệt độ tăng lên: 40 – 20 = 200C thì thời gian phản ứng sẽ giảm xuống là:

27 : 3 = 9 (lần).

Vậy tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 9 lần. => khi tăng 100c thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên 3 lần.

Khi tăng thêm 550C thì tốc độ của phản ứng cũng sẽ tăng lên: 9 . 55-2020 = 46,77 (lần)

Vậy muốn hoà tan tấm Zn đó ở 550c thì cần thời gian là: 27 : 46,77 = 0,577 phút = 34,64s

Câu 8: Tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 200 – 240 độ C, biết khi tăng 10 độ C thì tốc độ phản ứng tương ứng sẽ tăng lên 2 lần.

Lời giải:

Gọi V200 là tốc độ phản ứng khi ở nhiệt độ 200 độ C

Ta có:

V210= 2.V200

V220= 2V210=4V200

V230=2V220=8V200

V240=2V230=16V200

Kết luận: Vậy tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên 16 lần khi nhiệt độ tăng lên từ 200 – 240 độ C.

Câu 9: Cho phản ứng sau: 2X(k) + Y(k) → Z(k) + T(k)

Nếu áp suất của hệ tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng sẽ tăng hay giảm và tăng (giảm) bao nhiêu lần?

Lời giải:

Vbđ = k.[X]2.[Y] = kx2y (với x và y lần lượt là nồng độ của chất X và Y)

Khi áp suất của hệ tăng lên 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng lên gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X]2.[3Y]= k(3x)2 .(3y)=27kx2y

Kết luận: Vậy tốc độ của phản ứng tăng lên gấp 27 lần khi áp suất tăng lên gấp 3 lần.

Câu 10: Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại thiết kế các lỗ rỗng (than đó là than tổ ong), hay khi đun bếp cho lửa cháy lớn thì phải chẻ củi ra nhỏ, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại sử dụng củi lớn?

Lời giải:

Phản ứng cháy xảy ra giữa than và củi là những phản ứng diễn ra giữa các chất rắn (than, củi) và chất khí (khí O2 trong không khí) là phản ứng dị thể. Vì vậy với mục đích làm tăng tốc độ phản ứng, người ta phải làm tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy giữa than và củi người ta sẽ làm tăng diện tích bề mặt giữa than và củi, khi muốn củi cháy chậm lại người ta sử dụng thanh củi to nhằm giảm diện tích bề mặt và ngọn lửa sẽ nhỏ lại.

Biết cách áp dụng kiến thức về tốc độ phản ứng hoá học vào các sẽ giúp các em giải quyết chúng một cách dễ dàng hơn. Bởi vậy, VUIHOC đã viết bài viết này nhằm củng cố lý thuyết kèm bộ bài tập rất hay về tốc độ phản ứng hoá học để giúp các em ôn tập dễ dàng hơn. Để học thêm được nhiều các kiến thức hay và thú vị về Hoá học 10 cũng như Hoá học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP