ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Là một xu thế không thể đảo ngược liên quan đến hầu hết các quốc gia trên thế giới nên vấn đề toàn cầu hóa hiện luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà chính trị, kinh tế, học giả và báo chí thế giới.

Các nhà kinh tế nhìn chung coi toàn cầu hóa là tích cực do bị chi phối bởi các hình mẫu toàn cầu hóa đã lỗi thời, trong khi đã bỏ qua các vấn đề thực tại bởi họ có xu hướng nhìn vào kết quả kinh doanh hơn là xem xét sự phát triển một cách toàn diện.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và người lao động có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.

Chuyên gia Gail Tverberg thuộc Học viện Kế toán Mỹ (the American Academy of Actuaries) trong bài viết với tiêu đề “12 lý do khiến toàn cầu hóa là thách thức nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới,” đăng trên Tạp chí Thế giới hữu hạn (Our Finite World), đã đề cập tới những mặt trái của toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhanh hơn. Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 12/2001 thì một năm sau đó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh. Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn.

Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới. Nếu thế giới đốt than một cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa đến môi trường sống con người.

Thêm vào đó, toàn cầu hóa khiến lãnh đạo các quốc gia gần như không thể dự đoán được những tác động trên phạm vi toàn cầu từ các quyết định chính sách của họ. Chẳng hạn, nếu một quốc gia đưa ra quyết định cắt giảm khí thải nhưng lại có thể gián tiếp khuyến khích hoạt động sản xuất, khai thác than ở nước khác.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn 10 cách tính phần trăm (%) đơn giản nhất cho bạn

Một vấn đề khác là toàn cầu hóa khiến giá dầu thế giới bị đẩy lên cao. Trong lịch sử, thế giới đã trải qua hai thời kỳ giá dầu đạt đỉnh. Giai đoạn đầu từ năm 1973-1983, xảy ra sau khi nguồn cung dầu của Mỹ bắt đầu giảm vào năm 1970.

Sau năm 1983, giá dầu trở lại mức từ 30-40 USD/thùng so với giá 20 USD/thùng trước năm 1970 nhờ sản lượng khai thác dầu tại Biển Bắc, Alaska và Mexico tăng và nhu cầu tiêu thụ dầu giảm.

Giai đoạn thứ hai từ năm 2005 đến nay, trong đó giá dầu tăng cao trở lại và đưa đến nhiều hệ luỵ hơn, do nguồn cung tăng không đáng kể trong khi nhu cầu sử dụng dầu bùng nổ vì toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa còn chuyển nhu cầu tiêu thụ dầu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nguồn cung dầu thế giới không tăng trong khi cầu ngày càng tăng khiến giá dầu tăng vọt, trở thành môt thác thức nghiêm trọng đối với các nền kinh tế lớn tiêu thụ nhiều năng lượng như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Do giá dầu liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ lương thực thực phẩm đến giao thông, nên giá dầu tăng dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu, một trong những nguy cơ khiến kinh tế suy thoái.

Ngoài ra, toàn cầu hóa sẽ chuyển việc làm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do quá trình toàn cầu hóa, các nước phát triển rất khó khăn để cạnh tranh với các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn như tiền lương, phúc lợi cho người lao động, chi phí môi trường thấp… Tỷ lệ người lao động mất việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc gia nhập WTO là một ví dụ điển hình.

Tiếp đó, toàn cầu hóa khiến dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đây là một xu thế tất yếu vì các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Tham Khảo Thêm:  Cho ví dụ về một số ứng dụng của dao động tắt dần trong thực tiễn

Tại Mỹ, hoạt động đầu tư trong nước khá ổn định cho đến giữa những năm 1980 nhưng nó đang giảm dần. Chính quyền liên bang ngay cả khi đưa ra mức lãi suất rất thấp để khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh cũng không thể phục hồi được hoạt động đầu tư như trước đó.

Một thách thức khác đặt ra là toàn cầu hóa biến đồng USD thành đồng dự trữ ngoại tệ của thế giới khiến Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ. Trong giai đoạn 1980-2011, thâm hụt thương mại của Mỹ là 8.600 tỷ USD và tính đến cuối năm 2012 đã vượt qua mức 9.000 tỷ USD.

Mỹ đối mặt với thâm hụt thương mại năm này qua năm khác, trong khi phần còn lại của thế giới lại thặng dư trong quan hệ kinh tế với Mỹ và sử dụng sự thặng dư này để mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Chính phần còn lại của thế giới đang góp phần vào tình trạng bội chi ngân sách của nước Mỹ.

Trong khi đó, giá dầu tăng cao cùng với toàn cầu hóa và các gói kích thích kinh tế đã dẫn đến thâm hụt ngân sách, buộc người Mỹ sử dụng tiền huy động từ trái phiếu, thậm chí là in tiền. Đây là một giải pháp không bền vững, dẫn đến sự mất cân bằng lớn đối với kinh tế thế giới.

Toàn cầu hóa có xu hướng chuyển các khoản thuế phải nộp từ các tập đoàn sang các cá nhân. Do toàn cầu hóa, các công ty có nhiều cơ hội để chuyển hoạt động kinh doanh đến các địa điểm có mức thuế suất thấp nhất. Trong khi đó, người lao động hầu như không thể làm như vậy với tình trạng thiếu việc làm hiện nay, khi mà họ phải cạnh tranh để tìm kiếm việc làm và luôn phải trưng ra các giấy tờ liên quan đến việc tuân thủ các quy định nộp thuế cho các ông chủ trong tương lai.

Cùng với đó, toàn cầu hóa dẫn đến cuộc đua giành lợi thế xuất khẩu giữa các quốc gia bằng việc định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị của nó.

Do tính chất cạnh tranh của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia cần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của mình ở mức giá thấp nhất có thể. Điều này có thể thực hiện bằng nhiều cách như trả tiền lương công nhân thấp; không tuân thủ các quy định về môi trường… Trong đó, hạ thấp giá trị đồng nội tệ tương đối so với các đồng tiền khác cũng là một sự lựa chọn.

Tham Khảo Thêm:  Lý thuyết Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 7

Tuy nhiên, giá cả các mặt hàng nhập khẩu bị đẩy lên do đồng nội tệ được định giá thấp sẽ dẫn đến mất cân bằng hàng hóa và dịch vụ trên thực tế.

Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Do toàn cầu hóa, hàng hóa giá rẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước khiến các nước sẽ không quan tâm sản xuất các mặt hàng đó và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Trong trường hợp hệ thống thương mại thế giới biến động đột ngột thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Ngay cả khi sự phụ thuộc không liên quan đến an ninh lương thực thì sự phụ thuộc vào các thiết bị, linh kiện sản xuất công nghiệp cũng gây ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế khi hoạt động nhập khẩu bị gián đoạn.

Cuối cùng, toàn cầu hóa liên kết các nước với nhau, do đó sự sụp đổ của một quốc gia có khả năng gây ra hiệu ứng đôminô lan truyền sang các quốc gia khác. Lịch sử đã chứng nhiều nền văn minh khởi đầu từ sơ khai, phát triển rực rỡ và sau đó lụi tàn.

Thế giới hiện nay không quá khác xa với chu kỳ trên là mấy. Sự khác biệt quan trọng chỉ có thể là số lượng và mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày nay chặt chẽ hơn. Thất bại của một quốc gia có nguy cơ kéo theo sự sụp đổ của nhiều quốc gia khác và thậm chí là cả hệ thống.

Ngược lại, các nền văn minh trong quá khứ, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau không nhiều, sự sụp đổ của một nước lại là mảnh đất màu mỡ cho phần còn lại phát triển. Nhưng mô hình này là không thể trong trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay./.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP