Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại?

Cụm từ “cán cân thương mại” thường được xuất hiện ở rất nhiều trong những diễn đàn kinh tế, khoa học hay là trong những bài báo, thời sự. Dựa vào việc sử dụng các đồ thị cán cân thương mại mà Chính phủ có thể nắm được về tình trạng cung cầu chung của thị trường cũng như là bức tranh kinh tế chung của Quốc Gia. Vậy cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại?

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

1. Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại chính là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại đã ghi lại những thay đổi trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia ở trong một khoảng thời gian nhất định (như là một quý hoặc một năm) cũng như là mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mà mức chênh lệch là lớn hơn 0, tức cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mà mức chênh lệch nhỏ hơn 0, tức cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mà mức chênh lệch đúng bằng 0, tức cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Cán cân thương mại hay còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi mà cán cân thương mại có thặng dư, thì xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại sẽ mang giá trị dương. Khi mà cán cân thương mại có thâm hụt, thì xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại sẽ mang giá trị âm. Lúc này sẽ gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, sẽ cần lưu ý là những khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại ở trong lý luận thương mại quốc tế sẽ rộng hơn trong cách xây dựng các bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả những hàng hóa lẫn dịch vụ.

Hệ thống tài khoản sẽ ghi lại toàn bộ những nghiệp vụ thanh toán hay là bảng đối chiếu giữa tổng số những khoản thu với những khoản chỉ về thương mại của một nước với những nước khác trong một thời kì nhất định (một tháng, quý hay một năm,…), thể hiện những khoản thu từ nước ngoài và các khoản chỉ trả cho nước ngoài trên cơ sở là các hoạt động thương mại và sẽ được tính bằng ngoại tệ chuyển đổi. Nói cách khác, thì cán cân thương mại chính là bảng cân đối giữa thu xuất khẩu và chỉ nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Cán cân thương mại có một vai trò rất quan trọng, nó giúp một nước đánh giá được khả năng cạnh tranh về thương mại ở trên thị trường quốc tế, nó cho phép đánh giá và phân tích về mối liên hệ giữa khả năng sản xuất và về nhu cầu tiêu dùng của xã hội (bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ). Cán cân thương mại cũng chính là một bộ phận của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại còn gọi là bảng cân đối thương mại hay cán cân thương mại quốc tế.

Tham Khảo Thêm:  Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Tại Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam có quy định cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) chính là báo cáo thống kê tổng hợp những giao dịch giữa những người cư trú và những người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Hiểu một cách đơn giản thì ta hiểu cán cân thương mại chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu với tổng giá trị nhập khẩu, khi mà tổng giá trị nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu thì có thể nói đó chính là sự thâm hụt của cán cân thương mại của một quốc gia.

2. Công thức tính cán cân thương mại:

Cán cân thương mại = giá trị hàng hoá xuất khẩu – giá trị hàng hoá nhập khẩu.

Trong đó:

– Giá trị hàng hóa xuất khẩu chính là giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà được bán cho người mua ở các nước khác;

– Giá trị hàng nhập khẩu chính là giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà được mua từ người bán ở các quốc gia khác.

Khi tính cán cân thương mại sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu

Nếu như trong trường hợp tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu thì theo công thức cán cân thương mại đã nêu trên thì cán cân thương mại sẽ cho ra kết quả lớn hơn 0, khi này quốc gia đó có thặng dư thương mại và có thể cho các quốc gia khác vay tiền.

Tham Khảo Thêm: 

– Trường hợp 2: Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu nhỏ hơn tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu

Nếu như trong trường hợp tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu nhỏ hơn tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu thì theo công thức cán cân thương mại đã nêu trên thì cán cân thương mại sẽ cho ra kết quả nhỏ hơn 0 (âm), khi này quốc gia đó bị thâm hụt thương mại. Lúc này, quốc gia bị thâm hụt thương mại cần phải đi vay tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của mình

– Trường hợp 3: Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu bằng tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu

Nếu như trong trường hợp tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu bằng tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu thì theo công thức cán cân thương mại đã nêu trên thì cán cân thương mại sẽ cho ra kết quả bằng 0, lúc này, cán cân thương mại sẽ ở vị trí cân bằng.

3. Cán cân thương mại có những vai trò như thế nào đối với các quốc gia:

– Cán cân thương mại được xem như là một công cụ phản ánh về quá trình thay đổi và sự tương quan giữa các yếu tố xuất nhập khẩu trong mỗi khoảng thời gian.

– Cán cân thương mại đã thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một quốc gia, sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Cán cân thương mại cũng đã thể hiện tương quan với sự ổn định kinh tế và chính trị của một nước vì nó đã phản ánh lượng đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó.

– Cán cân thương mại tác động tới tỷ giá hối đoái: khi mà lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn lượng hàng hoá nhập khẩu đồng nghĩa với việc là gia tăng lượng ngoại tệ chảy vào quốc gia, tăng về nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Trao đổi giao thương khiến cho đồng nội tệ được sử dụng nhiều hơn, làm gia tăng giá trị của đồng nội tệ. Có nghĩa là một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Trong trường hợp ngược lại, nếu như cán cân thương mại bị thâm hụt tức là nhu cầu mua hàng từ các quốc gia khác lớn, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đồng tiền từ quốc gia đó, từ đó nhu cầu về đồng ngoại tệ sẽ tăng khiến cho đồng ngoại tệ tăng giá.

– Cán cân thương mại là một nguồn thu chính của một địa phương, một đất nước và nó cũng phần nào thúc đẩy được sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước.

Tham Khảo Thêm:  Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chức năng của từng bộ phận

– Cán cân thương mại còn thể hiện về mức đầu tư, mức thu nhập và tiết kiệm của một đất nước trên cán cân thanh toán quốc tế. Nếu như khi cán cân thương mại bị có thâm thụt thì có nghĩa là đất nước đó đã chi nhiều hơn là thu. Cũng nhờ đó mà mỗi quốc gia có thể sẽ đưa ra được những chính sách nhằm mụuc đích cải thiện tốt hơn và đảm bảo được nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.

4. Cán cân thương mại chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi những yếu tố nào:

Cán cân thương mại chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi những yếu tố sau:

– Tỷ giá hối đoái: Đây chính là yếu tố rất quan trọng đối với cán cân thương mại, nó có tác động lớn đến cán cân thương mại. Giá trị đồng nội tệ mà tăng đồng nghĩa với việc là các hàng hóa nhập khẩu với mức giá sẽ rẻ hơn nhưng các hàng hóa xuất khẩu lại trở nên đắt hơn. Điều đó đã khiến cho các sản phẩm nội địa đã trở nên kém cạnh tranh hơn ở trên thị trường thế giới, từ đó mà tổng giá trị xuất khẩu ròng cũng sẽ giảm xuống.

– Các chính sách thương mại: Các chính sách của Nhà nước cũng đã quyết định rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Những mặt hàng được quy định hạn chế hoặc là hỗ trợ sẽ có sự thay đổi về giá cả khác nhau. Ví dụ như, Chính phủ tiến hành thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp bằng cách là giảm chi phí canh tác và khuyến khích về sản xuất nhiều hơn. Từ đó đã giúp hạ giá bán và có thể khiến cho tăng sản lượng xuất khẩu. Cách thức kiểm soát cán cân thương mại sẽ thường thấy ở những quốc gia là sử dụng thuế. Việc áp dụng về mức thuế nhập khẩu quá cao sẽ có thể tạo ra các rào cản đối với việc giao thương giữa những quốc gia với nhau và gây thâm hụt thương mại nghiêm trọng.

– Lạm phát: gây tác động lớn đến cả nền kinh tế và lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Lạm phát đã làm thay đổi về giá thành sản xuất dẫn đến các biến động trong giá trị xuất khẩu. Ví dụ như là khi lạm phát đã làm giá gạo tăng cao thế nên gạo và các sản phẩm làm từ gạo đều tăng giá. Từ đó đã mất đi lợi thế cạnh tranh và khó được những quốc gia khác lựa chọn.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP