Chúng ta chắc hẳn ai cũng hiểu và từng nghe qua thuật ngữ tiền thế chân. Thế nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu chi tiết về tiền cọc là gì và được thực hiện, sử dụng khi nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu Tiền thế chân là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC và những vấn đề liên quan nhé!
Tiền thế chân là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC
1. Tiền thế chân là gì?
Tiền thế chân hay tiền đặt cọc là khoản tiền phải trả như lần đầu tiên khi mua một thứ gì đó hoặc như một khoản cam kết cho một hợp đồng, số còn lại sẽ được thanh toán sau đó.
Tiền thế chân tiếng anh có nghĩa là bail, security deposit
A security deposit is an amount that must be paid on the initial purchase of something or as a commitment to a contract, with the remainder being paid later.
2. Đặc điểm của tiền thế chân
Chức năng của tiền thế chân mang tính bảo đảm các bên thực hiện đúng cam kết phải giao kết trong hợp đồng và có chức năng thanh toán.
Ví dụ: A mua một chiếc xe của B, bên phải đặt cọc trước 30 % số tiền của chiếc xe, nếu B thực hiện trả hết số tiền của chiếc xe thì số tiền cọc sẽ được trừ vào tổng số tiền mà B phải trả cho A. Nếu B không trả hết tiền cho A thì B vi phạm nghĩa vụ trả tiền, và số tiền cọc sẽ bị A giữ lại do B vi phạm hợp đồng.
3. Chủ thể của tiền thế chân
Khi giao tiền thế chân, các bên sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc, do vậy chủ thể của hợp đồng đặt cọc sẽ gồm hai bên, bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
Xem thêm Mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất mới nhất
Tùy vào sự thoả thuận giữa các chủ thể, một bên có thể đặt cọc hoặc cả hai phía chủ thể có thể đều đặt cọc. Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường bên nắm giữ tài sản sẽ là bên nhận đặt cọc, ví dụ như người bán nhà, người bán ô tô, cho thuê,…
Khi thực hiện chuyển tiền công, các bên sẽ ký hợp đồng đặt cọc, và hợp đồng đặt cọc sẽ phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể đã thực hiện việc chuyển giao tiền đặt cọc.
Đối tượng của tiền thế chân là tài sản có tính thanh khoản cao. Các đối tượng của tiền thế chân có thể là những tài sản cầm cố, thế chấp hoặc một số tài sản có giá trị khác … theo quy định pháp luật quy định rõ, vô cùng chi tiết và rõ ràng những trường hợp được thực hiện việc đặt cọc. Những quyền tài sản như quyền bất động sản, quyền tài sản không phải là đối tượng của tiền cọc định của pháp luật hiện hành.
4. Các lưu ý để không bị lừa khi đặt cọc?
Việc đặt cọc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng chứa lắm rủi ro.
– Lừa bán đất của người khác để lấy tiền cọc: Nếu bạn giao dịch với đối tượng không phải chính chủ của nhà đất thì có thể rơi vào bẫy rập lừa cọc này. Đối tượng lừa đảo sau khi nhận tiền cọc thì cao bay xa chạy, người mua tìm đủ mọi cách cũng không thể liên lạc được.
Vì thế, để tránh rủi ro, bạn cần yêu cầu kiểm tra đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu để xác định chính xác đối tượng giao dịch có phảu chính chủ hay không.
– Một tài sản bán cho nhiều người: Trường hợp này bạn cần ghi rõ cam kết tài sản bán cho một người trong hợp đồng cọc và cam kết trách nhiệm của chủ nhà;
– Ký cọc qua môi giới: Nhiều trường hợp sau khi nhận cọc, phía công ty môi giới “biến mất” không rõ lý do, còn chủ nhà phủ nhận mối quan hệ giữa hai bên. Nếu căn cứ trên hợp đồng đặt cọc đã ký kết, chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua. Vì thế, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc. Bạn cần nhớ, không kí cọc qua bên trung gian.
– Cần kí hợp đồng cọc với tất cả đồng sở hữu: Để tránh người này đồng ý bán mà người kia thì không.
5. Câu hỏi thường gặp
Xử lí tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ?
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì sao?
Khi hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc?
Trên đây là nội dung chi tiết Tiền thế chân là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.