Trong nền kinh tế thì tiền là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các bên với nhau để thỏa mãn các nhu cầu của con người. Có nhiều loại tiền dùng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó có loại tiền dùng để chi trả cho một nhu cầu nào đó gọi chung là tiền chi trả.
1. Tiền chi trả là gì?
Như chúng ta đã biết thì tiền là một phạm trù kinh tế nhưng cũng lại là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người trong lĩnh vực kinh tế, nó có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội. Tiền ở đây có thể biết nó là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Theo đó tiền chi trả ở đây là tiền để thực hiện các hoạt động giao dịch với bên còn lại để chi trả trị giá hàng hóa và dịch vụ mình đang sử dụng hoawch chi trả theo thỏa thuận theo hợp đồng giao dịch mua bán hay dịch vụ cụ thể nào đó. Ví dụ như khi chúng ta mua hàng hóa cần thanh toán cho người bán số tiền trị giá tài sản đó được gọi là tiền chi trả.
2. Đặc điểm và chức năng của tiền chi trả:
Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiền nói chún và tiền chi trả nói riêng thì các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi và bảo toàn giá trị. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy răng, cũng có một số nhà kinh tế học thêm vào chức năng thứ tư đó là chức năng biểu thị các đặc điểm về phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Theo Mác, khi giả định vàng làm hàng hóa tiền, ông đã cho rằng tiền có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Trãi qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có nghĩa nhất định. Vậy cụ thể chức năng và đặc điểm của tiền chi trả được cụ thể hóa như thế nào, sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài chức năng như sau:
2.1. Tiền chi trả là thước đo giá trị:
Tiền chi trả thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomet. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này.
Hiện nay như chúng ta đã biết thì nền kinh tế thị trường mở cửa không chỉ giao thương hàng hóa với người dân trong nước mà còn cả với thị trường các nước trên thế giới, theo đó chúng ta có thể thấy rằng đồng tiền chi trả cho giá trị hàng hóa quy đổi tại các nước cũng sẽ có sự chênh lệch đáng kể và cũng có thẻ tạo ra nhưng giá trị kinh tế cho người sản xuất mua bán hiện nay.
2.2. Tiền chi trả là phương tiện trao đổi:
Tiền chi trả thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền chi trả môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, điều này có nghĩa là khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức độ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
2.3. Tiền chi trả là phương tiện thanh toán:
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa — tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, Tiền chi trả không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa.
Ví dụ: Khi chúng ta mua của người sản xuất 50 kg gạo chúng ta phải thanh toán giá trị của 50kg gạo là 500 nghìn đồng.
2.4. Tiền chi trả là phương tiện tích lũy:
Tiền chi trả chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai. Khi tiền chi trả chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và ít sinh lời.
2.5. Chức năng tiền tệ thế giới:
Tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.
3. Vai trò của tiền chi trả:
Vai trò của tiền nói chung và tiền chi trả nói riêng trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tiền là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.
Vai trò của tiền tệ khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiếu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu và vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, vai trò của tiền tệ phát huy để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.
Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế.
Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.