Mách bạn nên tỉa chân nhang (hương) vào ngày nào thì tốt nhất?

Tỉa chân hương vào ngày nào tốt là câu hỏi được đại đa số gia chủ quan tâm. Vì theo quan niệm tâm linh thì bát hương thể hiện sự thiêng liêng, mang đến tài lộc. Cho nên vào những dịp cuối năm mọi nhà dọn dẹp bàn thờ, bát hương để đón Tết Nguyên Đán chào mừng một năm mới mạnh khỏe, phát tài phát lộc. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ ngày đẹp – giờ đẹp để tiến hành tỉa chân nhang giúp gia chủ yên tâm làm ăn.

1. Tại sao cần phải tỉa chân hương?

Hàng năm khi đến dịp Tết đến xuân về, những ngày lễ, giỗ chạp đều sửa soạn lễ cúng. Đồng thời, tiến hàng luôn việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, và gia chủ tiện thể hóa luôn chân hương để bày tỏ lòng thành kính trọng đối với các bậc tổ tiên, chư thần. Và đây cũng là cách để loại trừ những điều không may, vận hạn năm cũ qua đi để đón chào một năm mới, tháng mới bình an, hòa thuận, sum họp ông bà, bố mẹ, con cháu,…

Trải qua các tuần dằm, giỗ chụp, lễ hội bát hương cũng đầy lên. Vì thế ảnh hưởng đến việc thắp hương xin lộc cầu tài và làm cho việc lau dọn bàn thờ trở nên khó khăn.

Theo quan niệm phong thủy thì bàn thờ là nơi hội tụ linh khí trời đất mà tất cả mọi sự việc, hiện tượng đều liên quan đến linh khí này. Cho nên, để bát hương đầy sẽ làm cản trở quá trình chuyên lưu khí, ảnh hưởng trực tiếp đến vận hạn gia chủ. Do đó, theo quan niệm của người Việt thì bát hương là vật bất khả xâm phạm, bất di bất dịch. Nếu chẳng may bị động sẽ làm ảnh hướng đến công việc, sự nghiệp cuộc sống trong gia đình. Bởi vậy, ít ai dám động vào bát hương, mà chỉ rút hay tỉa chân hoặc lau dọn các phía xung quanh bát hương.

Nhìn ở góc độ thực tế, bát hương quá đầy, tàn nhang sẽ rơi xuống có thể làm cháy nổ. Chân nhang không thể rụng cắm xuống bát hương nên làm mất đi sự linh ứng khi thắp hương cầu khẩn. Chính vì thế, việc dọn dẹp, tỉa chân nhang bát hương là điều cần làm.

2. Mục đích của nghi thức tỉa chân nhang bát hương

Bạn biết đó, bàn thờ chính là không gian tâm linh quan trọng, với ý nghĩa là “cầu nối tâm linh” mà chúng ta hướng đến Chư vị Thần linh, Tổ tiên để thể hiện sự tôn trọng, thời kính, biết ơn. Nó gắn liền với quan niệm mà cha ông để lại đó là “âm phù, dương trợ”.

Tham Khảo Thêm:  Sinh Năm 2004 Mệnh Gì? Tuổi Giáp Thân Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?

Vào những ngày lễ Tết, ngày Vọng, ngày Sóc, ngày Giỗ, Tuần Dằm,… trong thời gian dài và liên tục nên lượng chân hương nhanh chóng đầy và rụng lả tả xung quanh bát hương. Nên việc tỉa chân nhang là điều cần thiết phải làm.

Đồng thời, việc tỉa chân nhang trên bàn thờ Gia tiên ngoài mang lại sự thuận tiện khi thờ cúng, mà còn thể hiện tấm lòng thành tôn kính đế Chư vị Thần linh và Chư vị Tổ tiên của gia chủ.

*** Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cách đặt lư hương trên bàn thờ gia tiên cực linh nghiệm

3. Có cần thiết phải tỉa chân nhang vào ngày nào tốt?

Lý giải câu hỏi: “tỉa chân nhang vào ngày nào tốt nhất ?” chúng ta cùng đi xét về mặt lý luận và dân gian.

– Đầu tiên, xét theo quan niệm Âm Dương truyền thống, ban thờ lơ nơi thờ tự (thuộc âm) nên không gian luôn cần sự an yên tĩnh. Rất chú trọng không để ánh sáng chiếu rọi sáng quá hay yếu tố “động” lấn át (ánh sáng quá mức và “động” thuộc hành Dương, và gây tương phản với Âm).

Điều kiêng kỵ lớn nhất khi lau dọn bàn thờ là bát nhang “bị động” bị xê dịch hoặc thậm chí đế bị cập kênh. Với tác động của con người làm bát hương bị động rất không tốt. Thế nên, việc tỉa chân nhang và bao sái bàn thờ không thể tùy tiện được, cần cẩn trọng lựa chọn ngày tốt đế thuận lẽ.

Thực hiện tỉa chân nhang theo đúng nghi thức và cách thức giúp nâng cao thẩm mỹ tâm linh và thể hiện sự tôn trọng đối với các đức thế tôn.

– Thứ hai, theo quan niệm dân gian thì các bậc cụ kỵ cha ông chúng ta sẽ lựa chọn ngày 23 âm lịch, ngày Ông Công Ông Táo để tỉa chân nhang. Vì sao? vì đó là thời điểm cuối năm, nhà nhà đều thực hiện nghi lễ cúng cá vàng để đốt mã cho Ông Công Ông Táo lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm của con người trong một năm, để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

4. Nên rút tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?

Theo quan niệm của các cụ thời xưa: Lễ quan soái thực hiện trước ngày làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nghi lễ làm sạch bát hương và chỉ để lại 3 chân hương cắm trong bát. Lễ quan sát 1 năm chỉ có 1 lần đó là ngày 23 tháng Chạp, nên không phải lúc nào muốn cũng có thể thực hiện được. Sau khi thực hiện xong lễ Quan soái thì gia đình bắt đầu tiến hành chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công ông Táo.

=> Nghi lễ tỉa chân hương được thực hiện trước lễ cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, cũng tùy theo quan niệm của từng vùng miền mà nghi lễ tỉa rút chân nhang, lau dọn bàn thờ cũng vào các thời điểm khác nhau. Các cụ ngày xưa thường làm lễ bao sái rút tỉa chân nhang vào vào ngày ông Công ông Táo. Còn ngày nay khi cuộc sống trăm ngàn bộn bề, đa phần mọi người thực hiện nghi lễ sau thời khắc cúng ông Công ông Táo hoặc có thể làm vào các ngày từ 24 – 30 tháng Chạp.

Tham Khảo Thêm:  Tự xem số phận qua bàn tay: 9 gò trong lòng bàn tay

=> Lựa chọn thời điểm sẽ phụ thuộc vào phong tục vùng miền, không thể xem đó là đúng hay sai và cũng không có tiêu chuẩn cụ thể.

*** Tìm hiểu thêm: Cốc chén trên bàn thờ bị vỡ là điềm báo gì?

5. Lựa chọn ngày đẹp và giờ đẹp để tỉa chân hương

Trước khi cúng thì xin phép các ngài được thực hiện lau chùi, dọn dẹp bàn thờ. Nghi lễ cúng đã xong, chờ khoảng 30 phút là gia chủ có thể hóa vàng mã và tiến hành bao sái bàn thờ.

  • Chọn ngày đẹp tỉa chân nhang

Ngoài ngày 23 là ngày tốt để tỉa chân nhang thì gia chủ có thể tham khảo một số ngày đẹp như: 13, 15, 20, 21, 22, 25, 27 tháng Chạp. Những ngày này đều là ngày tốt có thể tiến hành bốc bát hương được.

  • Chọn giờ đẹp dọn bàn thờ cuối năm

Nếu gia chủ có ý đi bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang ngay sau khi cúng lễ ông Công ông Táo, thì gia chủ có thể cúng từ tối 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Nhiều ý kiến quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời thì lúc này mới dọn dẹp để bàn thờ để không mạo phạm thần linh. Nên thường sẽ lựa chọn thời điểm sau khi cúng xong để dọn dẹp.

6. Cách rút tỉa chân nhang trên bàn thờ gia tiên như thế nào là đúng?

Người thực hiện nghi lễ rút chân nhang phải có đôi tay sạch sẽ, thực hiện lễ nghi với sự thành tâm nhất định. Cần thắp 1 nén nhang để xin phép để rút chân nhang trên bàn thờ. Lúc này sẽ rút từng nén 1 cho đến khi còn số nén lẻ 3, 5, 7, 9 thì để lại.

Sau đây, để gia chủ biết cách thực hiện rút chân nhang chuẩn nhất thì hãy ghi nhớ các bước để tránh gặp phải đại kỵ:

Bước 1: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và chuẩn bị đồ lễ cúng. Gia chủ lấy 1 củ gừng giã nhỏ và ngâm khăn với rượu khoảng 30 phút sau đó dùng khăn để lau dọn bàn thờ sạch sẽ, và nước lau có mùi thơm dễ chịu.

Bước 2: Gia chủ thắp nén hương khấn xin tổ tiên, thần linh về việc lau dọn và rút chân nhang. Nếu không xin phép sẽ làm động tới thần linh gia tiên.

Bước 3: Hạ đồ cúng trên ban thờ xuống, bắt đầu lau dọn, vệ sinh bằng nước gừng sạch sẽ. Đồ vật trên ban thờ để ra bên cạnh và đặt ngay ngắn tránh sứt mẻ.

Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân hương, trước tiên cần rửa tay thật sạch bằng rượu gừng. 1 tay giữ chặt bát hương, 1 tay rút từng chân hương ra đến khi còn lại số lẻ. Thường sẽ để 3,5,7,9 nén còn lại.

Tham Khảo Thêm:  Cách đặt tên cho con gái sinh năm Ất Mùi 2015 hay nhất

Bước 5: Đặt lại các đồ cúng vào đúng vị trí và thay hoa. Thắp nén nhang báo cáo thần linh, tổ tiên công việc đã xong, mời chư vị … an vị bát hương để con cháu được tiếp tục thành tâm thờ cúng.

Lưu ý với nghi thức tỉa chân hương cần biết!

Chúng ta luôn ghi nhớ rằng, những việc liên quan đến thần linh cần chú ý, để hạn chế những sai sót, vận hạn xảy ra không đáng có. Nên trước và sau quá trình thực hiện nghi lễ tỉa chân nhang ta cần lưu ý như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh bàn thờ và tỉa chân nhang.
  • Dọn theo thứ tự tịnh sái trên bàn thờ: Nếu ban thờ có bài vị nên lau sạch trước, sau đó mới lau dọn bát hương và cuối cùng là các đồ thờ khác.
  • Sử dụng khăn và chổi mới để lau dọn, tránh dùng chung đồ bẩn. Nhà đã có khăn hay chổi quá cũ thì đổi đồ mới.
  • Luôn dùng nước tinh khiết để tịnh sái ban thờ. Dùng rượu gừng để tịnh hóa ban thờ.
  • Nếu chân nhang và trọ quá đầy thì có thể bỏ bớt 1 phần chân hương và tro đi. Tro được xem là tài lộc của gia chủ vì vậy gia chủ nên tránh không đổ đi quá nhiều.
  • Trong quá trình thực hiện tính sái ban thờ, tỉa chân nhang tránh kẹp đồ cúng vào ních, chân hay háng. Bộ ngũ sự hay các đồ thờ cúng khác cần đặt cẩn thận tránh đổ vỡ.
  • Hết sức chú ý tránh bát hương không bị cập kênh, xê lệch.
  • Nếu thờ cúng tượng bằng đồng thì không nên rửa bằng rượu, cồn, hay hóa chất tránh bị oxy hóa, làm hoen rỉ xỉn màu.
  • Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng, theo quan niệm dân gian thì việc làm vỡ rất đại kỵ – tượng trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với chư vị Tổ Tiên.
  • Không bỏ cát vào bát hương, nên sử dụng tro sạch được đốt bằng rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, loại bỏ các tạp chất đảm bảo tính nghiêm trang và thanh tịnh.
  • Tùy tiện di chuyển bát hương sẽ không tốt cho việc làm ăn, sức khỏe của mọi người trong gia đình

*** Tìm hiểu thêm: Mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa gồm những gì? Quay hướng nào tốt ?

Hi vọng, với các chia sẻ trên của nguyentandich.com, các bạn không chỉ lý giải được tỉa chân nhang ngày nào tốt nhất mà còn lựa được thời giờ phù hợp, giữ gìn được sự thiêng liêng và nét tâm linh trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

Để hiểu rõ hơn về các đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0376.566.755 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc tận tình nhất.

BluXanh

https://jun88.black/

789bet

sunwin

link vào hi88

Kênh Xoilac98.TV tructiepbongda full HD

OKVIP