Mụn nhọt thường xuất hiện ở vùng da dầu, da dưới nách, mông… Hay bất kì vùng da nào trên cơ thể, mụn nhọt ở nách không chỉ gây đau nhức mà còn dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu mà bạn không nên xem thường. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh và cách trị mụn nhọt ở nách ra sao. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mụn nhọt ở nách là gì?
Nhọt là tình trạng viêm ở nang lông do tụ cầu, tổn thương là sẩn, mảng đỏ, bên trong chứa đầy mủ. nhọt thường xuất hiện một cách đột ngột. mụn nhọt ban đầu đỏ, cứng đau nhức nhiều
Nổi mụn nhọt ở nách là tình trạng viêm nhiễm do nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc do da chết tích tụ ở nách. Đến khi tình trạng trở thành nhiễm trùng, vùng da ở nách sẽ sưng tấy đỏ, mụn nhọt nhỏ hoặc mụn viêm cục sẽ mưng mủ gây nhức nhối và đau rát .
Nếu tình trạng nhọt ở nách sưng tấy và kéo dài hơn 2 tuần thì bệnh nhân không nên tự nặn ở nhà mà cần phải tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn khám và điều trị.
Khi đó, nhọt cần được tiểu phẫu bằng cách rạch một đường cắt nhỏ trên bề mặt da) để dẫn lưu mủ, dịch ra bên ngoài.
Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở nách
Mụn nhọt xuất hiện ở nách chủ yếu là do tụ cầu khuẩn gây ra. Nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng đến các nang lông và mô tế bào xung quanh. Ban đầu, bệnh nhân sẽ thấy hình thành nốt mẩn đỏ, cứng, đau và có kích thước khoảng 0,5 ~ 1 cm. Trong vài ngày, mụn nhọt sẽ dần to lên, cứng và bắt đầu đau và sau đó là hình thành mủ, dịch ở bên trong.
Các dấu hiệu nổi mụn nhọt ở nách cần lưu ý:
- Vùng da ở nách chuyển sang màu đỏ, đau, nóng rát và sưng to.
- Xuất hiện nhiều nhọt nhỏ li ti
- Nếu bị nặng, người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
- Các hạch bạch huyết sưng lên.
- Ngứa xung quanh nhọt.
- Đau nhức khiến vận động cánh tay khó
Với trường hợp sưng to nghiêm trọng, mụn nhọt ở nách có thể thành ổ viêm nhiễm trùng lớn. Khi đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Nguyên nhân gây mụn nhọt ở nách
Mụn, nhọt xảy ra do nhiễm trùng tại các nang lông do tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây mụn nhọt:
- Mắc chứng viêm da cơ địa hoặc viêm da tiết bã.
- Gãi, cậy mụn ở nách gây nhiễm trùng, sưng viêm.
- Cạo, nhổ, wax lông nách làm lông mọc ngược vào trong gây viêm lỗ chân lông.
- Da nách nhạy cảm bị dị ứng với hóa chất trong nước hoa hoặc lăn khử mùi.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, sức đề kháng yếu, cũng là nguyên nhân khiến nổi mụn nhọt ở nách.
Mụn nhọt ở nách có mùi hôi là do đâu?
Ở một số trường hợp, mụn nhọt ở nách sưng thành những u cục lớn, kéo dài dai dẳng, đau nhức, cơ thể có mùi hôi khó chịu, khi mụn mủ vỡ có mùi hôi. Đó là dấu hiệu của viêm tuyến mồ hôi mủ. Đây là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc chỉ 0,05% trường hợp.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân cao tuổi ít gặp bệnh này do tuyến bã teo bớt. Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh mạn tính ở vùng có tuyến mồ hôi. Ban đầu, bệnh nhân có thể chỉ thấy những nốt mụn viêm nhỏ, sau dần thành những thương tổn viêm nằm sâu bao quanh, gây đau đớn. Hậu quả là chảy mủ nhầy và để lại sẹo xơ dính.
Cách trị mụn nhọt ở nách
Hiện nay, rất nhiều người tự tìm cách trị mụn nhọt ở nách tại nhà như: Tự chích, nặn mủ hay áp dụng các mẹo dân gian. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những biện pháp này có thể khiến da bị tổn thương sâu, nhiễm trùng lan rộng và để lại thâm sẹo khó lành. thậm chí, không ít trường hợp phải vào viện cấp cứu vì những biến chứng do tự chích mụn nhọt tại nhà không đảm bảo.
Thông thường, mụn nhọt có khả năng tự lặn sau 7 đến 15 ngày, nhưng rõ ràng khi chúng xuất hiện ở nách, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên gấp bội do quần áo hay khi vận động, ngủ,… Chưa kể đến khả năng bị lan phát hay trầm trọng hơn do bị chà sát, chèn ép dưới lớp áo bó sát hay những chiếc váy tạo kiểu body.
Để trị mụn nhọt ở nách hiệu quả, bác sĩ da liễu khuyên bạn nên:
- Không tự ý sờ, xoa hay tự ý trích nhọt.
- Giảm thiểu hoạt động thể chất cho đến khi vùng bị nhiễm trùng lành lặn hẳn. tránh để ra mồ hôi và các môn thể thao trong khi đang bị nhọt.
- Rửa tay sạch sẽ, vệ sinh tổn thương bằng cồn betadin sát khuẩn.
- Mặc áo rộng, vải thoáng và mềm.
- Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để sát trùng và điều trị. Thông thường, để trị mụn nhọt ở nách, bác sĩ có thể chích và hút mủ khi vùng da bị tổn thương trở nên mỏng và phần dưới da đã mềm. bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh: cefixim, spiramycin… liên tục trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày cho các trường hợp nhiễm trùng nặng hay tái phát.
Chú ý: Liên lạc lại với bác sĩ điều trị ngay nếu bạn bị sốt hay các triệu chứng không thuyên giảm sau 3-4 ngày điều trị.
Điều trị mụn nhọt ở nách tại nhà như nào cho hiệu quả
Trong các trường hợp nổi nhọt ở nách ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng một số biện pháp sau để khắc phục, bao gồm các cách:
- Chườm nóng:
Chườm nóng có thể tăng lưu lượng máu và tế bào đến khu vực viêm nhiễm làm giảm bớt cơn đau nhức. Người bệnh có thể chườm nóng khoảng 20 phút. Áp dụng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn.
Khi chườm nóng, người bệnh nên chú ý đến nhiệt độ để tránh làm bỏng hoặc tổn thương da bởi da khi đó đã rất yếu.
- Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà trong y học có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng rất mạnh. Trong trường hợp mụn nhọt ở thể nhẹ, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tràm để trị nhiễm khuẩn nhưng cũng nên chú ý liều lượng để tránh bị kích ứng da, hoặc bỏng rộp.
Liều lượng sử dụng như sau: trộn 5 giọt tinh dầu tràm trà với một muỗng cà phê dầu ô liu hoặc dầu dừa. Sau đó, thấm dung dịch đó lên vùng da mụn nhọt, áp dụng thực hiện 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Bột nghệ
Nghệ vẫn thường được sử dụng nhiều trong làm đẹp bởi tính kháng viêm cao. Khi bị mụn nhọt ở nách, bệnh nhân có thể trộn bột nghệ với nước thoa lên da ít nhất 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả. Nghệ cũng có tác dụng làm sáng da và mờ vết thâm.
- Dầu thầu dầu:
Trong dầu thầu dầu có chứa hợp chất gọi là Axit Ricinoleic có tác dụng chống viêm hiệu quả. Vì thế, khi bị mụn nhọt ở nách có thể sử dụng loại nguyên liệu này để điều trị tại nhà.
Người bệnh chấm dung dịch dầu thoa trực tiếp vào mụn nhọt ở nách ít nhất 2 lần mỗi ngày để điều trị. Thực hiện cho đến khi các dấu hiệu nhọt khỏi hẳn.
Điều trị mụn nhọt ở nách bằng cách sử dụng thuốc
Nhiều loại thuốc kháng sinh không kê đơn được dùng để làm dịu cơn đau nhức và kháng viêm. Loại phổ biến thường được dùng là Neosporin. Thuốc có tác dụng làm tăng tốc độ lành của tổn thương và ngăn nhiễm trùng lây lan.
Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh thoa 2 lần mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý trước khi sử dụng với những trường hợp có tiền sử bệnh dị ứng.
Trong một số trường hợp, nhọt ở nách sưng to cần phải được can thiệp bởi bác sĩ để làm tiểu phẫu thì không nên áp dụng các biện pháp tự chữa trị tại nhà để tránh tổn thương nặng thêm.
Một số loại thuốc dùng để điều trị mụn nhọt ở nách:
- Kháng sinh Tetracycline hoặc Erythromycin hoặc kem Clindamycin để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.
- Thuốc Retinoid được sử dụng để giảm viêm và làm tan mủ trong nhọt. Tuy nhiên, thuốc không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thuốc chống viêm Infliximab thường được kê cho tình trạng mụn nhọt nghiêm trọng dùng để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch chỉ được thực hiện ở bệnh viện.
Cách hút mủ mụn nhọt ở nách
Với trường hợp mụn nhọt ở nách ở tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ phải dùng đến biện pháp hút mủ hoặc tiểu phẫu. Bác sĩ sẽ loại bỏ một vùng nang lông để hút mủ ra khỏi nhọt nên việc để lại sẹo có thể xảy ra.
Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng da viêm nhiễm. Sau đó rách một đường nhỏ ở mụn nhọt và dùng khăn sạch đè lên nhọt, chặn việc tiết dịch mủ viêm nhiễm sang vùng da xung quanh.
Bác sĩ sẽ sát trùng và thoa kem đặc trị, băng vết thương lại ngay sau đó. Sau 24 giờ, người bệnh có thể tự tháo băng gạc để mụn nhọt thông thoáng và mau lành.
Việc hút mủ ở nhọt cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình y khoa và thực hiện bởi bác sĩ.
Phòng bệnh mọc mụn nhọt ở nách
Để ngăn ngừa nổi mụn bọc ở nách, bạn nên duy trì những thói quen tốt sau đây:
- Hạn chế nhổ, cạo lông, wax lông… vùng nách hoặc sử dụng hóa chất có mùi thơm cho vùng nách.
- Không mặc áo bó sát, vải áo dễ cọ xát gây ngứa hoặc viêm nhiễm.
- Vệ sinh nách thường xuyên, khi nách ra nhiều mồ hôi nên sử dụng khăn riêng để lau nách.
Như vậy với những cách trị mụn nhọt ở nách mà VietSkin chúng tôi giới thiệu ở trên. Hi vọng bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.
Một số hình ảnh về mụn nhọt ở nách
Mụn nhọt ở nách là bệnh lý da liễu phổ biến nhưng nhiều người thờ ơ vì nghĩ đó là mụn thông thường. Tuy nhiên, nếu sưng to quá đa nhức, thì đó là triệu chứng bất thường và viêm nhiễm nguy hiểm. Bạn nên đến khám bác sĩ để có cách xử lý đúng cách. VietSkin đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh lý, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị.