Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi sẽ giúp đảm bảo được dinh dưỡng cần thiết cho con và giúp các mẹ không cần phải suy nghĩ mà con vẫn có đủ chất, món ăn đa dạng.
Thời điểm cho bé ăn dặm theo Viện dinh dưỡng quốc gia
– Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì một đứa trẻ tăng trưởng bình thường, cân nặng tăng từ 500 – 600g/ tháng thì sữa mẹ hoàn toàn đủ cho bé trong 6 tháng đầu.
– Từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm. Từ tháng thứ 7 trở đi cho bé ăn dặm. Do thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu nên cần phải bổ sung dưỡng chất cho trẻ.
– Những dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ từ sau 6 tháng trở đi đó là sắt, protein, canxi, DHA, folate và choline…mà những dưỡng chất này sau giai đoạn sơ sinh cần phải bổ sung qua chế độ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, thời điểm trẻ từ 5,5 tháng trở đi chúng hoạt động nhiều hơn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn nên lượng dưỡng chất cần bổ sung sẽ nhiều hơn và sữa mẹ lúc này là không đủ.
Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cho ăn dặm bởi hệ tiêu hóa của chúng còn rất non, rất dễ dẫn tới đau dạ dày, dễ bị còi xương, chậm lớn. Mọi vấn đề ăn dặm trước 6 tháng tuổi trong những trường hợp bất khả kháng phải được chỉ dẫn bởi bác sĩ.
Liều lượng và các thực phẩm nên cho trẻ ăn dặm
– Đối với trẻ trước 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ là đủ.
– Giai đoạn từ 5,5 – 6 tháng: Tập ăn dặm.
+ Mẹ vẫn cho bé bú bình thường
+ Bắt đầu cho bé ăn lượng nhỏ từ 5 – 10 ml (1-2 muỗng cafe) rồi từ từ tăng lượng lên theo cơn đói của trẻ. Những ngày đầu bé có thể ăn 30 – 45ml cho cả ngày.
+ Các loại thực phẩm nên ăn giai đoạn này: rau, ngũ cốc, thịt hoặc thịt thay thế, trái cây mềm 45-75ml, 60-125ml (¼ – cốc) ngũ cốc nóng hoặc lạnh, 30 ml (2 muỗng canh) phô mai hoặc sữa chua…
+ Hãy để bé quyết định lượng thức ăn mà bé sẽ tiêu thụ, không ép bé ăn.
+ Bé 6 tháng tuổi đang tập ăn dặm chỉ nên ăn 2 bữa 1 ngày, các bữa cách xa nhau để bé kịp tiêu hóa hết.
– Giai đoạn 7 – 8 tháng và từ 9 – 12 tháng : Ăn dặm chính thức.
– Về lượng: Mỗi bé sẽ có một sức ăn khác nhau, có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé nhưng cũng không nên chia quá nhỏ. Nếu bé ăn ít thì cứ sau mỗi cữ bột mẹ cho bé bú thêm.
– Dù mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống hay kiểu BLW thì các bữa ăn của bé vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.
Lên thực đơn cho bé ăn dặm cần chú ý 5 điều
Khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ mỗi giai đoạn sẽ có những lưu ý riêng mà các mẹ nên biết.
1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn
– Bổ sung kết hợp bột với các loại rau củ, quả.
– Bé 6 – 8 tháng phải nghiền nhỏ thức ăn nếu không bé rất dễ hóc.
– Đối với bé 10 – 12 tháng tuổi thức ăn không cần nghiền nhỏ, có thể ăn các thức ăn mềm, thức ăn nấu nhuyễn, cháo, bột có thêm chút “cái” để kích thích nướu giúp mọc răng, phát triển răng.
2. Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau
4 dưỡng chất cần thiết là tinh bột, đạm, vitamin và chất béo cần kết hợp với nhau. Cân đối các nhóm tinh bột như khoai, gạo, mì…bổ sung thêm đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua…vitamin và khoáng chất có trong cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…và cuối cùng là chất béo của dầu hoặc mỡ…
3. Tuân thủ an toàn thực phẩm
– Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”
– Thịt, cá, rau củ đều phải là sản phẩm sạch, tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
– Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây.
4. Cho bé ăn đúng giờ
Tập cho bé ăn đúng giờ là cần thiết cho quá trình ăn dặm cũng như giúp cho dạ dày của bé làm quen với thức ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn.
– Tập ăn dặm có thể ăn 2 bữa/ ngày
– Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ ngày với lượng ít, sau đó giảm dần còn 5 bữa rồi 3 bữa.
Chú ý: Các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ.
5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn
– Lựa chọn các loại bán, chén, thìa ngộ nghĩnh, đáng yêu và nhiều màu sắc kích thích bé.
– Không gian ăn uống phải thoáng, nhà đông vui, tránh ồn ào quá mức.
5 Điều nên tránh khi cho trẻ ăn dặm
– Mẹ quá nóng vội: Quá trình ăn dặm của con phải từ từ từng chút một. Mẹ không nên nóng vội.
– Cho bé ăn thức ăn dễ gây dị ứng: Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, trứng chưa chín hẳn, lạc…Tôm, cua phải làm kỹ trước khi nấu cho bé.
– Thức ăn quá nóng: Nếu cho bé ăn thức ăn quá nóng dễ khiến lưỡi của bé bị phỏng, gây sợ ăn, chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác với thức ăn.
– Nêm thức ăn của bé bằng khẩu vị người lớn: Trẻ ăn dặm thường không nêm gia vị hoặc nếu có thì chỉ nêm 1 xíu muối iot hay nước mắm là đủ.
– Dừng cho con bú sữa mẹ: Mẹ không nên dừng cho con bú. Từ 6 – 9 tháng bé bú sữa mẹ và ăn 2 – 3 bữa ăn dặm/ ngày. 10 – 12 tháng bú mẹ và ăn 3 – 4 bữa/ ngày.
Bảng thực đơn cho bé ăn dặm theo từng tháng
Theo gợi ý của Viện dinh dưỡng Quốc gia, mỗi tháng tuổi của bé sẽ có lượng ăn khác nhau, các mẹ có thể tham khảo:
Tháng tuổi
Loại thức ăn
Lượng thức ăn
Bé 6 tháng tuổi
– Bột loãng hoặc thức ăn nghiền, xay nhỏ.
– 1 bữa bú mẹ, 1 bữa ăn
100 – 200ml (Có thể ít hơn hoặc nhiều hơn)
Bé 7 tháng tuổi
– Bột đặc hoặc thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ
– 1 bữa bú mẹ, 2 bữa ăn
200ml
Bé 8 tháng tuổi
– Trái cây, rau xanh, thịt xay nhuyễn
– Bột ngũ cốc
230ml
Bé 9 tháng tuổi
– Bột đặc
– Thức ăn thái nhỏ, trẻ có thể cầm nắm được
– 1 bữa bú, 3 bữa ăn
200 – 250ml
Bé 11 tháng tuổi
– Cháo, thức ăn thái khúc
– 1 bữa bú, 3 bữa ăn
250 – 300ml
Bé 12 tháng tuổi
– Cháo trắng ăn cùng thịt, cá, tôm, trứng,.. rau xanh, dầu, mỡ
200ml cháo + các loại khác
Gợi ý bảng thực đơn ăn dặm cho bé theo giờ trong 7 ngày của Viện dinh dưỡng TW các bố mẹ có thể tham khảo dành cho bé ăn dặm 2 bữa một ngày. Các khung thời gian và loại thức ăn, trái cây có thể thay đổi theo sở thích hoặc điều kiện tài chính.
Giờ
Thứ 2, 4
Thứ 3, 5
Thứ 6, CN
Thứ 7
6h
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
9h
– Bột thịt lợn
– 10g Thịt lợn nạc
– 10g Bột gạo
– 5g Dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột thịt gà
– 10g Thịt gà
– 10g Bột gạo
– 5g Dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột sữa
– 3 thìa sữa bột
– 10g bột gạo
– 5g dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột trứng
– ½ quả trứng (lòng đỏ)
– 10g bột gạo
– 5g dầu ăn
– Lá rau xanh
10h
⅓ quả chuối
50g đu đủ chín
⅓ quả hồng xiêm
50g xoài
11h
Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài
14h
– Bột sữa
– 3 thìa sữa bột
– 10g bột gạo
– 5g dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột thịt lợn
– 10g Thịt lợn nạc
– 10g Bột gạo
– 5g Dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột thịt gà
– 10g Thịt gà
– 10g Bột gạo
– 5g Dầu ăn
– Lá rau xanh
– Bột sữa
– 3 thìa sữa bột
– 10g bột gạo
– 5g dầu ăn
– Lá rau xanh
16h
Nước cam ép
Nước cam ép
Nước cam ép
Nước cam ép
18h
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Bú mẹ hoặc sữa ngoài
Thực đơn ăn dặm cho bé hơn 30 món cho bé
Để giúp các mẹ không phải “nặng đầu” suy nghĩ nên cho bé ăn dặm món gì, những món ăn sau đây các mẹ có thể tham khảo và áp dụng vào bảng thực đơn ăn dặm hàng ngày cho các bé nhé!
– Thực đơn giai đoạn tập ăn dặm cho bé (5,5 – 6 tháng tuổi):
1. Bí đỏ nghiền trộn sữa công thức hoặc bột
2. Cà rốt nghiền với sữa công thức hoặc bột
3. Bơ nghiền với sữa công thức hoặc bột
4. Khoai lang trộn sữa công thức hoặc bột
Món cháo bí đỏ nghiền trộn với sữa công thức
5. Cải bó xôi và khoai lang nghiền
6. Cháo đỗ xanh và su su (Tất cả xay nhuyễn, nấu không để cái)
7. Cháo cà rốt và khoai tây nghiền
8. Chuối nghiền và sữa công thức
Món khoai tây nghiền nấu với sữa công thức
9. Cháo khoai sọ, phô mai, cải bó xôi nghiền và dầu olive
10. Đu đủ nghiền và sữa chua làm từ sữa công thức
11. Cháo bí đỏ, phô mai, cải bó xôi nghiền và dầu óc chó. Bổ sung nước cam ép cho bé
12. Hạt sen nấu với khoai lang nghiền, phô mai, sữa công thức và bí xanh nghiền cùng dầu óc chó.
13. Yến mạch, bơ nghiền và sữa công thức.
14. Sinh tố xoài và sữa chua làm từ sữa công thức
15. Cháo trứng, cà chua, phô mai cùng bí xanh nghiền và dầu óc chó.
16. Bơ + chuối nghiền với sữa công thức
17. Súp sữa chua dâu tây: 2 quả dâu tây xay nhuyễn trộn với 2 thìa sữa chua xay.
18. Sữa đậu nành trộn chuối: nghiền nhỏ ⅛ quả chuối chín nhục với 1 thìa súp sữa đậu nành.
19. Táo nghiền: Nghiền nhuyễn ¼ quả táo.
Súp dâu tây cho bé
– Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi:
Giai đoạn này bé đã bắt đầu ăn được thịt, cá thịt đỏ. Khi bắt đầu cho bé ăn 1 món mới các mẹ cần cho bé ăn từ từ, làm quen từ 2 – 3 ngày trước sau đó mới cho bé ăn chính thức.
Với giai đoạn 7 – 8 tháng bé ăn dặm 2 bữa 1 ngày, lượng sữa bắt đầu giảm. Tỷ lệ thô của cháo 1 gạo: 7 nước. Trong thực đơn hàng ngày cần đảm bảo lượng đạm từ 10 – 15g, Cháo từ 40 – 80g, rau xanh từ 25g. Sau đây là một số thực đơn các mẹ có thể tham khảo:
20. Cháo tim gà, rau cải, bí xanh nghiền
21. Cháo cá thịt trắng và cà rốt
– Nguyên liệu: 50g cà rốt, 30g cá thịt trắng, ½ thìa cafe rong biển tươi hoặc khô, ½ thìa cafe bột gạo.
– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, cắt nhỏ khoảng 1mm rồi luộc chín kỹ, nghiền nhuyễn. Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa vừa 1 – 2 phút cho mềm. Cá làm sạch, bỏ da hấp chín, bỏ xương và nghiền nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu cá, cà rốt, rong biển vào nồi đun khoảng 3 phút. Cho bột gạo hòa tan với chút nước vào khuấy đều, chờ sôi trở lại là được.
Món cháo cá trắng với cà rốt và rong biển thơm ngon bổ dưỡng
22. Cháo thịt gà bí đỏ
– Nguyên liệu: gạo tẻ, thịt gà cắt miếng, bí đỏ cắt miếng, phô mai
– Cách làm: Gạo tẻ bỏ nấu cháo. Thịt gà luộc hoặc hấp chín, xé nhỏ và nghiền nhuyễn. Bí đỏ làm sạch, luộc chín rồi nghiền nhuyễn. Cuối cùng cho thịt gà, bí đỏ và 1 viên phô mai vào nồi cháo đun nóng lên là được.
Món cháo bí đỏ thịt gà hấp dẫn từ màu sắc tới dưỡng chất
23. Súp khoai tây, cà rốt và táo
– Nguyên liệu: ½ chén táo xắt nhỏ, cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu, khoai tây xắt nhỏ, 1 thìa dầu ăn, nước và hành thái nhỏ
– Cách làm: Táo, cà rốt và khoai tây xào qua, cho nước vào nấu chín nhừ. Nghiền nhuyễn sau đó cho bé ăn.
Súp khoai tây, cà rốt và táo bổ dưỡng cho bé
24. Yến mạch rau củ
– Nguyên liệu: 200ml nước lọc, 20g cà rốt luộc chín mềm thái hạt lựu, 20g khoai lang luộc chín thái nhỏ, 30g yến mạch
– Cách làm: Ngâm hạt yến mạch 15 – 20 phút cho nở rồi hòa với 200ml nước. Cho hỗn hợp yến mạch lên bếp đun 10 phút thành cháo chín, cho khoai lang, cà rốt đã nghiền nhuyễn vào nồi, đun nhỏ lửa vài phút là được.
Cháo yến mạch rau củ cho bé ăn dặm
– Thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi
Giai đoạn này đa số các loại thực phẩm bé đều đã có thể ăn được. Bé cũng đã mọc 2 – 4 răng sữa và đã có thể nhai, gặm được những loại thực phẩm mềm. Những thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này các mẹ có thể tham khảo như sau:
25. Cháo trứng gà khoai lang
– Nguyên liệu: Khoai lang hấp hoặc luộc chín, băm nhỏ. Lòng đỏ trứng gà
– Cách làm: Hấp chín khoai lang hoặc nấu cùng với cháo. Cháo và khoai lang chín mềm thì cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều, đun từ 4 – 6 phút nữa rồi tắt bếp.
Cháo trứng gà khoai lang bổ dưỡng dành cho bé giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi
26. Cháo tôm mướp
– Nguyên liệu: Tôm và Mướp.
– Cách làm: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, sống lưng và chỉ bụng rồi băm nhỏ. Mướp băm nhỏ. Phi thơm tôm, sau đó cho mướp đã băm nhỏ vào xào cùng. Xào chín thì cho vào nồi cháo, đảo đều là bé có thể ăn được.
27. Cháo thịt bò cải thảo
– Nguyên liệu: Thịt bò, cải thảo
– Cách làm: Thịt bò băm nhuyễn, xào thơm, sau đó cho rau cải thảo băm nhuyễn vào xào cùng. Chín thì cho vào nồi cháo, nấu thêm 5 phút nữa là được.
28. Cháo đậu xanh, gạo, thịt heo, cải thìa
– Nguyên liệu: Đậu xanh, thịt lợn nạc, cải thìa, gạo nấu cháo
– Cách làm: Ngâm đậu xanh cho mềm rồi nấu cháo với gạo trắng. Thịt heo băm nhuyễn, cải thìa băm nhuyễn. Cháo chín cho thịt heo đã băm nhuyễn vào sau đó cho cải thìa vào nấu thêm 5 phút nữa là được.
29. Cháo thịt gà bí đỏ đậu hà lan
– Nguyên liệu: Thịt gà (thịt đùi), bí đỏ, đậu hà lan
– Cách làm: Đậu hà lan ngâm, bóp lớp vỏ đi. Cho thịt gà, đậu hà lan và bí đỏ vào nấu cháo cho đến khi chín nhừ. Lấy thịt gà ra thái nhỏ rồi cho lại vào nồi cháo, đun thêm 3 phút nữa là được.
– Thực đơn ăn dặm cho bé 11 – 12 tháng tuổi:
Giai đoạn này bé đã có thể nhai được, các loại thức ăn đều có thể không nhất định phải nghiền nhuyễn nữa. Đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé bổ sung dưỡng chất tốt hơn. Những thực đơn mẹ tham khảo:
30. Bánh ăn dặm (tự làm)
– Nguyên liệu: 150g bột làm bánh, 2 quả trứng gà, 20g đường trắng, 10g dầu bắp.
– Cách làm: Trứng cho lượng đường vừa đủ và thêm chút dầu bắp đánh đều. Bột mì nhào với nước, ủ bột trong 15 phút sau đó cán bột thành miếng nhỏ, cắt thành sợi. Cuối cùng đặt sợi bánh lên vỉ, phết lớp trứng trước đó đều lên mặt bánh rồi nướng.
31. Gan gà nghiền rau củ
– Nguyên liệu: Gan gà, cà rốt nghiền, hành, gừng
– Cách làm: Gan gà rửa sạch, ngâm nước 1 tiếng. Cho gan gà vào nồi cùng hành, gừng luộc chín rồi vớt để ráo nước. Cắt nhỏ gan gà, dùng thìa nghiền nát. Gan gà nghiền khô có thể ăn với cơm hoặc nghiền nát cà rốt ăn cùng rất ngon và bổ dưỡng.
32. Cháo tôm
– Nguyên liệu: gạo tẻ, 20g tôm khô, 2 quả trứng gà
– Cách làm: Gạo bỏ nấu cháo. Tôm khô ngâm nước cho nở sau đó cho lên bếp đảo cho đến khi có mùi thơm thì cho vào nồi cháo, vặn nhỏ lửa. Nấu tới khi cháo và tôm chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà vào đảo đều, nấu chín là được.
Món cháo tôm hấp dẫn cho bé
Trong quá trình cho bé ăn dặm, đặc biệt là những tháng đầu tiên khi ăn dặm cần chú ý tới lượng ăn của bé và các bữa ăn. Các loại dinh dưỡng nhất định cần bổ sung để trẻ tăng trưởng tốt hơn.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thuc-don-an-dam-cho-be-6-12-thang-hon-30-mo…